BỆNH CÚM Ở NGƯỜI LỚN
lượt xem 18
download
Mở đầu: Chúng ta thường gọi là cảm cúm khi có một bênh nhân có những bênh cảnh viêm long đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho, viêm họng..Thật ra, viêm long hô hấp trên do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau , từ các virút hay gặp như adenovirus, cosxackie cho đến vi khuẩn như Hemophillus influenza, liên cầu,đều có thể gây một bệnh cảnh ít nhiều ảnh hưởng đường hô hấp trên.Cúm cũng có những biểu hiện tương tự, nhưng do virút influenza gây nên. Chúng có thể lan truyền rất mạnh và rất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH CÚM Ở NGƯỜI LỚN
- BỆNH CÚM Ở NGƯỜI LỚN Mở đầu: Chúng ta thường gọi là cảm cúm khi có một bênh nhân có những bênh cảnh viêm long đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho, viêm họng..Thật ra, viêm long hô hấp trên do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau , từ các virút hay gặp như adenovirus, cosxackie cho đến vi khuẩn như Hemophillus influenza, liên cầu,đều có thể gây một bệnh cảnh ít nhiều ảnh hưởng đường hô hấp trên.Cúm cũng có những biểu hiện tương tự, nhưng do virút influenza gây nên. Chúng có thể lan
- truyền rất mạnh và rất nhanh, gây nhiều biến chứng quan trọng ở một số người có nguy cơ cao. Vì vậy, cần phải lưu ý và phân biệt giữa cúm và các bệnh cảnh tương tự khác, ít ra trên phương diện lý thuyết. I. Định nghĩa: Cúm là một bệnh nhiễm virut ,lây truyền mạnh, có thể thành dịch, biểu hiện bởi sốt, viêm đường hô hấp trên, các biến chứng về phế quản và phổi, nặng hay nhẹ tùy theo từng vụ dịch và tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân. II.Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là virut Orthomyxovirus influenzae, gồm có 3 type A,B,C phân biệt nhờ các phản ứng huyết thanh. Mỗi type thường có nhiều phân type, và những kháng nguyên khác nhau. Các kháng nguyên nầy, nhất là của type A, thường biến đổi. Do đó, đối với virut cúm type A, người ta thường ký hiệu theo thứ tự sau: nơi phát hiện ra virut, năm phát hiện,chỉ số kháng nguyên H (hémagglutinine) và kháng nguyên N (neuramidase). Virut cúm lây trực tiếp,qua những giọt nhỏ nước bọt bắn ra khi bệnh nhân hay người lành mang trùng ho, hắt hơi, hay nói chuyện .Cúm ở động vật (ngựa, bò, chim) không lây sang cho người, nhưng có lẽ là nguồn gốc của các chủng mới gây bệnh ở người.
- III.Dịch tễ học: Các vụ dịch cúm thường xẩy ra có chu kỳ, và thường gây ra do các virut type A và type B. Các virut cúm type C hiếm khi gây nên dịch thật sự,chúng chỉ gây nên những ca nhiễm trùng tiềm ẩn hay những vụ dịch nhỏ ở trẻ em.Khảo sát huyết thanh cho thấy, từ 15 tuổi trở lên, 100% các quần thể được nghiên cứu ở nhiều nước đều có kháng thể chống vrut cúm C.Người ta cũng có nhận xét rằng, mặc dầu không hòan tòan tuyệt đối, các vụ dịch cúm do virut type A thường có chu kỳ 2-3 năm, trong khi dịch do virut type B thường từ 4 đến 6 năm.Tuy nhiên cả hai type virut A và B đều có thể xẩy ra trong cùng một mùa dịch cúm. Tất cả các đại dịch cúm tòan cầu cho đến nay đều do virut cúm type A gây ra, do sự thay đổi kháng nguyên.Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay, lịch sử y học đã ghi nhận ít nhất 3 vụ đại dịch tòan cầu. Dịch cúm thường xẩy ra vào mùa lạnh, từ cuối thu cho đến đầu xuân.Trong một quần thể dân cư, dịch đạt đến cao điểm trong vòng hai tuần kể từ lúc khởi đầu, và dịch thường kéo dài chừng hơn 1 tháng.Tỷ số tấn công (attack rate) có thể lên đến 40%, với số bệnh mới (incidence) cao nhất ở độ tuổi 5-15 tuổi.Trong nhóm từ 40 tuổi trở đi, tần số mới mắc giảm dần.Từ sau đại dịch 1919 đến nay , tỷ lệ tử vong trong những vụ dịch cúm giảm dần, chỉ dao động trong khỏang 1% và thường xẩy ra ở trong những nhóm hoặc rất trẻ, hoặc rất già,có thai,, những người có bệnh tim phổi mạn tính,bệnh về chuyển hóa như đái đường, suy thận mạn,…
- Hình như virut cúm là lọai virut gây bệnh chỉ riêng cho lòai người, mặc dầu người ta đã phân lập được một số chủng từ lợn và ngựa, có kháng nguyên liên hệ đến virut cúm gây bệnh ở người.Đến nay chúng ta vẫn chưa biết virut cúm tồn tại ở đâu trong thời gian không có dịch cúm.Ngay cả hiện tượng dịch cúm xẩy ra theo mùa cũng chưa được giải thích tường tận.Sự xuất hiện đồng thời những vụ dịch cúm nhỏ ở những địa phương rất xa cách nhau cũng rất khó lý giải, dù hiện nay phương tiện giao thông rất nhanh chóng.Có thể trong các quần thể nầy, mầm virut đã có sẵn qua những ca mắc bệnh rải rác xẩy ra hàng tuần trước khi dịch bùng nổ. Các đại dịch thường do sự đột biến kháng nguyên của virut A gây nên, chủ yếu với hai kháng nguyên H và N. Đến nay chúng ta đã biết các lọai virut có kháng nguyên H1N1, H2N2,H3N2 và các biến chủng của chúng. Ở nước ta,do không đủ phương tiện để chẩn đóan về mặt virut, nên không thể phân biệt được một cách rõ ràng cúm với các loại virut khác gây một bệnh cảnh tương tự. Do đó số liệu về cúm ở nước ta không có được chính xác. Tuy nhiên chúng ta thường dựa vào tính chất lan truyền nhanh thành dịch, tình trạng suy nhược kéo dài sau khi đã mất các triệu chứng lâm sàng, để lọai suy rằng đó là cúm. IV.Giải phẫu bệnh: Ở đường hô hấp trên, có họai tử các tế bào biểu bì có tiêm mao, xuất hiện các chất xuất tiết gồm các tế bào lympho, chất nhầy, và các mảnh vụn của các tế
- bào bị bong ra do nhiễm virut.Trong những trường hợp không có biến chứng, các tế bào biểu bì sẽ tái sinh trong vài ba ngày từ lớp tế bào nền.Trong những trường hợp có biến chứng hay bội nhiễm, sẽ có hình ảnh viêm phế quản hay phế quản phế viêm.các phế bào bị phù, phổi thường đen và xung huyết. V.Lâm sàng: Ủ bệnh: 2-3 ngày ( có thể đến 5 ngày). Khởi bệnh: đột ngột, với sốt, nhức đầu, đau lưng, mệt mỏi. Thể đơn giản: (95%) nhiệt độ thường cao đến 39-40 độ, nhịp tim nhanh tỷ lệ với nhiệt độ, thở khá nhanh , chảy mũi nước, ho.Xung huyết kết mạc, niêm mạc mũi hầu,viêm khí quản, đôi khi chảy máu cam và rối lọan tiêu hóa( đặc biệt rất chán ăn ) Bệnh tiến triển nhanh, sốt biến mất trong vòng 4-5 ngày; ở những người trẻ hồi phục rất nhanh, nhưng ở những người già, mệt mỏi và suy nhược sẽ kéo dài. Thể viêm phế quản: Viêm phế quản bắt đầu từ ngày thứ 5, ngày đáng lẽ cúm bắt đầu thuyên giảm, sốt vẫn tiếp tục kéo dài, kèm theo ho; nghe phổi có những rale ẩm và những rale nhỏ hạt. Đàm nhầy và chứa nhiều vi khuẩn gây bội nhiễm. Ở trẻ con, có thể có viêm tai giữa, và hiếm hoi có thể có dãn phế quản. Thể tiêu hóa: ỉa chảy, đau bụng.
- Thể viêm phổi: thường gặp ở người già, do nhiễm trùng thứ phát do phế cầu, tụ cầu, bội nhiễm cổ điển do Hemophillus influenza hay trực khuẩn Pfeiffer ngày nay rất hiếm.Viêm phổi thùy ít gặp hơn phế quản phế viêm . Thể nầy thường rất nặng ở những người già, và hồi phục rất chậm. Nặng hơn là những trường hợp viêm phổi do chính virut cúm hoặc phối hợp cả virut và vi khuẩn. Thường chỉ gặp ở những người mắc bệnh mạn tính có rối lợn nội môi sẵn hay suy giảm miễn dịch. Thể ác tính: Ngay từ lúc khởi đầu, bệnh nhân tím tái, khó thở,thường có phù phổi cấp và sốc. Bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm độc cơ tim trong vài ngày. Hội chứng Rye có thể kết hợp, nhất là ở trẻ con có dùng Aspirine . Thể thần kinh: Viêm não, viêm ngang tủy,hội chứng Guillian Barré . VI.Cận lâm sàng: Bạch cầu thường giảm, nhưng khi có bội nhiễm, bạch cầu thường tăng.Ở những labo chuyên trách, người ta có thê phân lập được virut cúm từ đàm giải; thực hiện các phản ứng cố định bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu, so sánh hai lần cách nhau ít nhất một tuần. Tuy nhiên chúng chỉ có giá trị hồi cứu trong các vụ dịch. VII.Chẩn đóan: Chẩn đóan sớm dựa vào các yếu tố sau:
- Khởi đầu đột ngột với lạnh run,sốt,mệt mỏi, đau họng, đau cơ và sổ mũi. Dựa vào dịch tễ học: Có nhiều mắc trong vùng, có tiền sử tiếp xúc với người mắc bệnh. Cần lưu ý khi chẩn đóan xác định: Chủ yếu dựa trên lâm sàng và dịch tễ học. Các phản ứng huyết thanh và phân lập virut thường chỉ có giá trị hồi cứu và dành cho các trung tâm nghiên cứu. Cần lưu ý đến hai yếu tố sau , giúp thêm cho chẩn đóan xác định trên lâm sàng: Đôi khi biến chứng viêm phế quản hay viêm phổi. Mệt mỏi kéo dài sau khi hết sốt, bạch cầu giảm. VII.Tiên lượng Với những ca không có biến chứng, tiên lượng rất tốt. Với những ca có biến chứng phổi, tỷ lệ tử vong thường cao hơn ở những người già, những người có bệnh tim phổi mạn tính, những người suy giảm miễn dịch, những người có bệnh chuyển hóa như đái đường, suy thận mạn. Do đó cần chụp X-quang phổi cấp cứu khi có khó thở hoặc tăng nhịp thở. VIII.Điều trị: Không có điều trị đặc hiệu . Nghỉ ngơi tại giường trong thời gian sốt, bù nước và điện giải. Cách ly những điều kiện có thể gây nhiễm trùng thứ phát.
- Amantadine chỉ có ích khi xử dụng rất sớm và chỉ có hiệu quả với type A. Điều trị chủ yếu triệu chứng: an thần, giảm đau, hạ sốt khi cần thiết. Trong trường hợp bội nhiễm, kháng sinh liệu pháp. IX.Phòng bệnh: Ở các nước tiên tiến, người ta thường chủng vắc xanh hằng năm cho những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc những biến chứng trầm trọng như những người già, những người có bệnh tim phổi mạn tính, những người suy giảm miễn dịch, có thể trạng kém, và nhân viên y tế.Vắc xanh được sản xuất hằng năm theo tình hình dự báo dịch tễ học; Tuy nhiên vắc xanh chỉ cung cấp miễn dịch một phần. Amantadine (100mg 2lần /ngày trong 10 ngày) cũng có thể phòng bệnh tạm thời chống lại nhiễm virut A. Ở nước ta,vấn đề vắc xanh chưa được phổ biến, vì giá thành khá cao, trong nước chưa sản xuất được, ngành dự báo dịch tễ học chưa có điều kiện phát triển, dự phòng chủ yếu dựa vào cách ly các bệnh nhân nghi ngờ. X.Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã về bệnh cúm: Trong điều kiện tuyến xã nông thôn Việt Nam, chưa có điều kiện về tiêm phòng,dự phòng chủ yếu dựa vào: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức sơ đẳng và mối nguy hiểm của bệnh cúm, nhất là đối với những người có nguy cơ biến chứng cao (ngưòi già >65 tuổi, nguời
- có bệnh tim phổi mạn tính như hen phế quản, tâm phế mạn, hẹp hở hai lá, người có bệnh chuyển hóa như đái đường…).Khuyên những người nầy tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm long hô hấp trên, nhất là về mùa dịch. Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc với những người có biểu hiện cúm. Khuyên bảo những bệnh nhân nghi cúm tránh tiếp xúc với người khác và mang khẩu trang trong thời kỳ mang bệnh. Điều trị những ca nhẹ, không có biến chứng: hạ sốt bằng paracetamol,hoặc bằng các phương pháp dân gian như xông hơi nóng (không dùng cho những người có bệnh tim phổi, suy thận mạn..) Giảm ho bằng cam thảo, bạc hà ( Chú ý cam thảo không dùng cho những người có cao huyết áp, bệnh về thượng thận)Giữ bệnh nhân ở trạm xa cho đến khi hết triệu chứng nếu có điều kiện. Nếu nghi có bội nhiễm, có thể dùng những kháng sinh có ở tuyến xã như penicilline, erythromycine. Phát hiện những trường hợp biến chứng sớm để chuyển lên tuyến trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG LÂY NHIỄM CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
68 p | 137 | 47
-
Viêm phổi do virus
5 p | 201 | 32
-
Vắc-xin phòng bệnh cúm
5 p | 122 | 21
-
Nỗi lo của bà bầu mùa cúm
4 p | 96 | 12
-
Những câu hỏi về cúm lợn
4 p | 134 | 12
-
Viêm mũi trong các bệnh nhiễm khuẩn
13 p | 92 | 8
-
Mùa lạnh - Mối đe dọa từ các bệnh hô hấp
5 p | 115 | 7
-
Phòng bệnh cúm ở trẻ em khi trời trở lạnh
4 p | 95 | 7
-
Bài thuốc chữa ho, cảm cho người lớn tuổi
4 p | 173 | 7
-
Dịch cúm A và thai phụ
6 p | 77 | 6
-
Phòng chống cúm mùa lạnh
5 p | 103 | 5
-
Bệnh cúm ở người lớn và trẻ em
3 p | 87 | 4
-
Bệnh hen và cúm A/H1N1
2 p | 88 | 4
-
7 quan nệm sai lầm về cảm cúm ở trẻ em
6 p | 83 | 4
-
Bệnh và tai biến thường gặp trong dịp Tết
5 p | 100 | 4
-
Cảm cúm hay là viêm xoang?
5 p | 65 | 3
-
Mẹo nhỏ cho trẻ hay bị ho
5 p | 95 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn