intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Cúm – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán a. Chẩn đoán cúm thường dựa vào : + Lâm sàng - Các triệu chứng nhiễm virus nói chung: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn.. - Hội chứng đau - Dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên. + Yếu tố dịch tễ : Có nhiều người cùng mắc bệnh trong vùng bệnh nhân đang sống. + Chẩn đoán xác định - Phân lập virus : có thể phân lập virus trong dịch xuất tiết mũi họng hay khí quản, cấy trên tổ chức phôi gà. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Cúm – Phần 2

  1. Bệnh Cúm – Phần 2 5. Chẩn đoán a. Chẩn đoán cúm thường dựa vào : + Lâm sàng - Các triệu chứng nhiễm virus nói chung: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn.. - Hội chứng đau - Dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên. + Yếu tố dịch tễ : Có nhiều người cùng mắc bệnh trong vùng bệnh nhân đang sống. + Chẩn đoán xác định - Phân lập virus : có thể phân lập virus trong dịch xuất tiết mũi họng hay khí quản, cấy trên tổ chức phôi gà.
  2. - Chẩn đoán huyết thanh: . Phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu (Hemagglutination inhibition) hoặc cố định bổ thể (Complement fixation). Cần lấy máu 2 lần, cách nhau 7-10 ngày. Kết quả (+) khi hiệu giá đạt 1/1280 hoặc kháng thể lần 2 tăng gấp 4 lần so với lần đầu. (Các phương tiện chẩn đoán xác định bằng phương pháp huyết thanh học hay phân lập virus rất đắt và không thực tế. Chúng thường chỉ dành cho các nghiên cứu dịch tễ học, phục vụ công tác dự báo và làm vaccine). b. Chẩn đoán biến chứng Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm liên quan. c. Chẩn đoán phân biệt - Trên lâm sàng, rất khó phân biệt với các bệnh do các loại virus khác như virus parainfluenza, rhinovirus, adenovirus.. gây ra. - Chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ. - Phân biệt với viêm phổi do Mycoplasma, Chlamydia, viêm họng do các vi khuẩn..Các bệnh này thường không tự giới hạn và đáp ứng với kháng sinh thích hợp. 6. Điều trị
  3. a. Nguyên tắc - Không có điều trị đặc hiệu. - Chủ yếu điều trị triệu chứng và các biến chứng. - Nâng cao thể trạng bệnh nhân . b. Điều trị cụ thể - Nghỉ ngơi, ăn uống và bù nước đủ cho bệnh nhân. - Chỉ hoạt động trở lại dần dần khi hồi phục, nhất là những trường hợp nặng. - Nếu bệnh nhân sốt cao : hạ nhiệt bằng Paracetamol 500 mg x 3-4 lần/ ngày. - Không dùng Aspirin hay các dẫn xuất có Salicylate khác, nhất là cho trẻ em. - Vitamin C, 1 -2 g/ ngày. - Các thuốc điều trị triệu chứng (kháng histamin, long đàm, giảm ho..): chỉ dùng khi cần thiết. - Nếu có ho khan và đau sau xương ức có thể dùng Codeine, 16 - 64 mg mỗi 4 -6 giờ. - Đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao ( trẻ sơ sinh, người già, người có suy hô hấp mạn tính, suy tim.. ) có thể cho kháng sinh phòng bội nhiễm.
  4. - Thuốc chống virus đặc hiệu : Ribavirin, Amantadine và Rimantadine chỉ có hiệu lực nhưng không cao lắm với virus cúm typ A và phải dùng rất sớm ngay sau khi nhiễm virus . - Điều trị các biến chứng : Kháng sinh thích hợp nếu có bội nhiễm vi khuẩn ( chủ yếu để kháng lại Tụ cầu, Phế cầu và H. influenza ). Bảo đảm hô hấp. Trường hợp hội chứng Reye’s: truyền Glucose, chống phù não. - Điều trị cúm ác tính : Theo dõi và điều trị tại phòng Hồi sức cấp cứu. Hồi sức hô hấp và các biện pháp khác : thở Oxy, thở máy, cân bằng nước- điện giải, kháng sinh. 7. Phòng bệnh - Tuyên truyền rộng rãi kiến thức về cúm cho nhân dân. - Cách ly bệnh nhân nghi cúm. - Không cho những người có bệnh tim mạch mạn tính, già yếu..tiếp xúc với bệnh nhân cúm. - Nếu có tiếp xúc, có thể dự phòng bằng Amantadine ( hay Rimantadine ) 200 mg/kg/ngày x 3-7 ngày.
  5. - Khả năng bảo vệ khoảng 70% đô ïi với virus cúm A, nhưng không có hiệu quả đối với virus B. - Thuốc kháng virus mới Ribavirin, dùng đường uống hoặc khí dung, tỏ ra có hiệu quả tốt trong dự phòng và điều trị bệnh cúm. - Trên thế giới, người ta thường chủng ngừa vaccine vào đầu mùa thu (trước mùa dịch hàng năm). - Vaccine thường được sản xuất dựa trên các virus cúm gây dịch những năm trước, thường có hiệu quả bảo vệ tốt (khoảng 65 - 70%). Thời gian bảo vệ 3 - 6 tháng. - Vì bệnh cúm thường tự giới hạn và tỷ lệ tử vong không cao nên vaccine cúm không được đưa vào chương trình tiêm chủng đại trà. - Tuy nhiên khi có đột biến của virus thì người đã chủng ngừa vẫn có thể mắc cúm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2