NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ<br />
<br />
n Nguyễn Tuấn Lộc<br />
Trung tâm BVTV vùng Khu 4<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Việt Nam được coi là một trong những nơi phát<br />
sinh cây lúa, lúa được thuần hóa và trồng cấy từ 4000<br />
năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, lượng mưa<br />
hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng<br />
và phát triển. Cùng với việc áp dụng giống mới, đầu<br />
tư phân bón cao thì cũng không tránh khỏi các đối<br />
tượng dịch hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là<br />
bệnh đạo ôn.<br />
Các tỉnh vùng Khu 4 hàng năm gieo trồng 670.000680.000ha lúa. Việc mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa<br />
hàng hóa chất lượng đang gặp phải một trở ngại lớn<br />
là mức độ và quy luật phát sinh của một số đối tượng<br />
sâu bệnh chủ yếu ngày càng phức tạp. Trong đó bệnh<br />
đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae Cav.) là một trong<br />
những bệnh hại lúa nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng<br />
cả trên lá và cổ bông. Mức độ và tác hại của bệnh thay<br />
đổi liên quan đến nhiều yếu tố như: giống lúa, thời kỳ<br />
sinh trưởng, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, khí<br />
hậu, thời tiết… Vụ xuân 2017, bệnh đạo ôn cổ bông<br />
đã phát sinh gây hại trên 22.636,1ha, trong đó nặng<br />
SỐ 3/2018<br />
<br />
7.825,8ha, (mất trắng 13.238,5ha), tỷ lệ bệnh<br />
phổ biến 5-10%, nơi cao 15-70%. Bài viết<br />
này cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa<br />
học về bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp<br />
phòng trừ.<br />
2. Triệu chứng bệnh đạo ôn Pyricularia<br />
oryzae Cav<br />
Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại cả trên mạ<br />
và trên lúa cấy ở các thời kỳ sinh trưởng,<br />
phát triển ngoài đồng ruộng. Cây lúa có thể<br />
bị bệnh ở các bộ phận khác nhau như cổ lá,<br />
phiến lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié, hạt. Dựa<br />
vào vị trí bị bệnh, người ta phân chia các<br />
dạng hình bệnh: đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân,<br />
đạo ôn cổ bông…<br />
- Vết bệnh trên lá mạ, lá lúa: Lúc đầu là<br />
những chấm nhỏ màu hơi vàng mờ. Vài<br />
ngày sau, vết bệnh kéo dài về hai phía, phình<br />
to ở giữa tạo thành vết bệnh có dạng hình<br />
thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, có một<br />
viền nâu, xung quanh vết bệnh có thể có<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[16]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
quầng vàng (tùy theo loại giống). Đây là vết<br />
bệnh đặc trưng. Trong điều kiện thời tiết phù<br />
hợp cho bệnh phát triển, điều kiện dinh<br />
dưỡng đạm quá nhiều thì triệu chứng vết<br />
bệnh ban đầu là một chấm nhỏ, sau lan rộng<br />
ra có màu xanh tái, kéo dài nhiều ngày. Đó<br />
là vết bệnh cấp tính, sau mới chuyển thành<br />
vết bệnh đạo ôn đặc trưng (dạng vết bệnh<br />
mãn tính). Kích thước vết bệnh hình thoi<br />
dao động trong khoảng 0,5 - 4 x 1 - 25mm.<br />
Trong trường hợp bệnh phát triển mạnh,<br />
nhiều vết bệnh nhỏ liên kết nối liền với<br />
nhau tạo thành một dải vết bệnh, lá cháy<br />
khô lụi đi nhanh chóng.<br />
- Vết bệnh trên cổ lá: Lúc đầu là chấm<br />
nâu, sau phát triển thành vết nâu hình khum<br />
theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Khi<br />
cổ lá bị bệnh toàn lá tái xanh, xám, khô lụi,<br />
gẫy gục xuống.<br />
- Vết bệnh trên đốt thân: Lúc đầu là một<br />
đốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một<br />
vành tròn bao quanh đốt thân làm cho thân<br />
lõm tóp lại, màu nâu đen. Khi trời mưa ẩm,<br />
đốt thân bị bệnh mềm nhũn, dễ bị gãy gập<br />
khi gặp giông, gió.<br />
- Vết bệnh trên cổ bông: Trên cổ bông,<br />
cổ gié có vết bệnh lúc đầu là đốm nhỏ, sau<br />
lan ra theo chiều dài làm cả đoạn cổ bông<br />
có màu nâu xám, khô tóp lại, cả bông lép<br />
trắng nếu nhiễm bệnh sớm ngay thời gian<br />
trỗ. Trong trường hợp nhiễm bệnh muộn<br />
vào thời kỳ làm hạt - chín thì gây ra hiện<br />
tượng nhiều hạt lép lửng, bông lúa nhỏ, dễ<br />
gãy cổ bông, rụng gié, dẫn đến làm giảm<br />
năng suất lúa.<br />
- Vết bệnh trên hạt: Vết bệnh gây hại trên<br />
hạt không đồng nhất về hình dạng như trên<br />
lá lúa mà có dạng đốm tròn hoặc không định<br />
hình, có màu nâu đen hoặc xám. Nấm ký<br />
sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt<br />
giống bị nhiễm bệnh là nguồn bệnh truyền<br />
từ vụ này qua vụ khác.<br />
Trên bề mặt vết bệnh ở các bộ phận: lá,<br />
đốt thân, cổ bông đều có thể hình thành bào<br />
tử trông như một lớp mốc xám.<br />
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh<br />
gây hại của bệnh đạo ôn<br />
SỐ 3/2018<br />
<br />
3.1. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu<br />
đến bệnh đạo ôn<br />
Bệnh đạo ôn có thể phát sinh gây hại với các mức<br />
độ khác nhau, trên các mùa vụ khác nhau. Riêng ở các<br />
tỉnh miền Bắc, bệnh phát sinh gây hại ở vụ lúa chiêm<br />
xuân thường lớn hơn vụ lúa mùa.<br />
Ở vụ chiêm xuân, bệnh thường xuất hiện vào tháng<br />
1, 2 trên mạ chiêm, đầu tháng 3 bệnh xuất hiện cục bộ<br />
trên lúa xuân đẻ nhánh. Từ giữa tháng 3 đến giữa<br />
tháng 5, bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trên diện<br />
rộng. Trên các trà lúa mùa bệnh phát sinh vào thời kỳ<br />
lúa trỗ trở đi từ tháng 10-11. Điều đó chứng tỏ bệnh<br />
đạo ôn phát sinh theo quy luật chung trong những<br />
tháng có nhiều ngày liên tiếp đảm bảo nhiệt độ 18250C, ẩm độ cao trên 90%, mưa lai rai, số giờ nắng ít<br />
(nhỏ hơn 2 giờ/ngày).<br />
Những kết quả nghiên cứu ở Viện Lúa đồng bằng<br />
sông Cửu Long cũng cho thấy các tác động ảnh hưởng<br />
của điều kiện khí hậu tới bệnh đạo ôn. Mật độ bào tử<br />
bắt được trong bẫy tỷ lệ thuận với ẩm độ không khí.<br />
Sự phát tán của bào tử nấm Pyricularia oryzae Cav<br />
mạnh nhất trong các tháng 8, 9 và tháng 11 trong năm.<br />
Lượng mưa trong các tháng ở mùa mưa tỷ lệ thuận với<br />
sự nhiễm bệnh của cây ký chủ.<br />
3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng, chế độ bón phân<br />
đến bệnh đạo ôn<br />
Nhiều kết quả nghiên cứu và cho rằng, đạm, kali<br />
bón nhiều không hợp lý đều làm cho bệnh đạo ôn phát<br />
triển mạnh.<br />
Đạm là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến bệnh<br />
đạo ôn, làm giảm tính chống chịu bệnh, hạn chế quá<br />
<br />
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Pirycularia oryzae Cav. gây ra<br />
<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[17]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
trình silic hóa của tế bào làm tăng hàm lượng<br />
axit amin tự do trong cây.<br />
3.3. Ảnh hưởng của chế độ nước, mật<br />
độ, thời vụ đến bệnh đạo ôn<br />
Chế độ nước và mật độ có ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến chế độ dinh dưỡng của cây. Nước là<br />
môi trường hòa tan các chất dễ tiêu cho cây<br />
hấp thu. Nhờ nước, các hợp chất silic có thể<br />
hòa tan để cây hấp thụ đẩy nhanh quá trình<br />
silic hóa vách tế bào, biểu bì, tăng sức chống<br />
chịu bệnh đạo ôn, hạn chế ảnh hưởng của đạm<br />
đối với bệnh.<br />
Bệnh đạo ôn phát triển mạnh hơn ở<br />
những ruộng có mật độ cấy quá cao, các trà<br />
lúa xuân cấy sớm và mùa muộn thường bị<br />
đạo ôn phá hại sớm và kéo dài.<br />
4. Tổng hợp những nghiên cứu về<br />
chủng nấm sinh lý gây bệnh và tính chống<br />
chịu bệnh đạo ôn của các giống lúa<br />
Nấm bệnh đạo ôn là loại nấm ký sinh<br />
chuyên tính, quần thể loại nấm đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. không đồng nhất về tính<br />
độc, tính gây bệnh. Trong tự nhiên, tính gây<br />
bệnh của nấm đạo ôn luôn biến đổi do đột<br />
biến và do sự biến động của các yếu tố sinh<br />
thái địa lý và sự xuất hiện của các giống lúa<br />
khác nhau. Từ đó hình thành nên các nòi<br />
sinh lý (race) của nấm đạo ôn.<br />
Ở Việt Nam, từ 1976, những khảo sát về<br />
sự phổ biến các nhóm nòi đạo ôn bước đầu<br />
được tiến hành ở Viện Bảo vệ thực vật và<br />
Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.<br />
Kết quả cho thấy, toàn bộ 8 giống lúa trong<br />
bộ giống lúa quốc tế chỉ thị nòi nhiễm bệnh<br />
khác nhau trong một số vùng miền Bắc và<br />
miền Nam. Ở vùng Bắc Hà, toàn bộ giống<br />
chỉ thị nhóm nòi A, B, C, D, IE, IF, H đều bị<br />
nhiễm bệnh đạo ôn nặng từ cấp 5-9. Nhưng<br />
ở vùng Điện Biên, 3 trong 8 giống quốc tế<br />
chỉ thị nòi lại nhiễm đạo ôn rất nhẹ ở cấp<br />
bệnh từ cấp 1-2. Đó là giống Raminad St- 3<br />
chỉ thị nhóm nòi A, giống Zenith chỉ thị nòi<br />
B, giống Usen chỉ thị nhóm nòi D. Ở vùng<br />
Tiền Giang chỉ có giống Usen chỉ thị nhóm<br />
nòi D nhiễm đạo ôn nặng ở cấp 6, còn các<br />
giống Zenith chỉ thị nòi B và giống Kunto 51 chỉ thị nhóm nòi IF chống bệnh cao chỉ<br />
nhiễm ở cấp 1. Các giống khác còn lại nhiễm<br />
SỐ 3/2018<br />
<br />
Các vết bệnh đạo ôn kế tiếp nhau gây héo lá mạ<br />
<br />
Vết bệnh đạo ôn trên lá lúa<br />
<br />
Vết chấm dạng hình thoi đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng<br />
<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[18]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
đạo ôn trung bình ở cấp 3- 4 như giống NP 125 chỉ thị nhóm nòi C, giống Dular chỉ thị<br />
nhóm nòi IE và giống Caloro chỉ thị nhóm<br />
nòi H…<br />
Cho đến năm 1985-1987, những kết quả<br />
nghiên cứu bổ sung đã bắt đầu khẳng định<br />
rõ hơn ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng chủ<br />
yếu có 3 nhóm nòi đạo ôn trong 5 là nhóm<br />
nòi IB, IC, IF. Trong đó, nhóm nòi IB phổ<br />
biến hơn chiếm ưu thế trong vụ đông xuân<br />
còn nhóm nòi IC và IF chiếm ưu thế trong<br />
vụ lúa xuân hè, nhóm nòi IC chiếm ưu thế<br />
trong vụ lúa hè thu.<br />
Trong thí nghiệm với 12 nguồn mẫu nấm<br />
phân lập từ 12 tỉnh ở các vùng địa lý khác<br />
nhau của nước ta, sơ bộ phân định ra 5 nhóm<br />
nòi chủ yếu như sau:<br />
Nhóm nòi IA: Có mặt ở vùng Tiền Giang,<br />
Sơn La.<br />
Nhóm nòi IB: Có mặt ở Quảng Nam - Đà<br />
Nẵng, Nghệ Tĩnh, Hà Nam Ninh, Hà Nội,<br />
Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Bắc.<br />
Nhóm nòi IC: Có mặt ở vùng Quảng Nam<br />
- Đà Nẵng, Vĩnh Phúc.<br />
Nhóm nòi ID: Có mặt ở Thái Bình, Hà<br />
Bắc.<br />
Nhóm nòi IF: Có mặt ở Quảng Nam Đà Nẵng.<br />
Kết quả nghiên cứu phối hợp giữa<br />
Trường Đại học Nông Nghiệp I và Viện<br />
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam<br />
cho thấy, các nòi nấm có tính độc khác nhau.<br />
Mẫu phân lập nấm đạo ôn ở vùng Nghệ Tĩnh<br />
có tính độc cao hơn và đặc tính sinh trưởng<br />
khác nhau so với mẫu nấm đạo ôn ở vùng<br />
Điện Biên.<br />
Theo tác giả Lê Đình Đôn, YuKio Tosa,<br />
Hitoshi Nakayazshiki và Shigeyuki Mayama<br />
(1999), khi nghiên cứu cấu trúc quần thể<br />
nấm Pyricularia oryzae Cav. Ở Việt Nam,<br />
đã thu thập được 78 mẫu phân lập ở Đồng<br />
bằng sông Hồng (Hà Tây, Thái Bình) và<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền<br />
Giang, Hậu Giang). Kết quả cho thấy, có 4<br />
dòng nấm được tìm thấy ở miền Bắc là VL1,<br />
VL2, VL3, VL4. Trong đó, dòng VL2 chiếm<br />
ưu thế và chỉ 1 dòng được tìm thấy ở Đồng<br />
bằng sông Cửu Long là VL5. Trong số các<br />
SỐ 3/2018<br />
<br />
mẫu phân lập tham gia thí nghiệm có 15 nòi được tìm<br />
ra đó là: 000, 002, 200, 122, 232, 102, 103, 105, 106,<br />
107, 112, 132, 502, 505, 507. Sự phân bố các nòi này<br />
cũng khác nhau ở miền Bắc và miền Nam. Nòi 000<br />
chiếm ưu thế ở vùng Đồng bằng sông Hồng còn ở<br />
vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì nòi 102 lại chiếm<br />
ưu thế và không có nòi nào được tìm thấy ở cả 2 vùng<br />
đồng bằng.<br />
Nado Takahito, Nagao Hayashi, Phan Văn Du,<br />
Hoàng Dinh Dinh and Lai Van E, October (1999) khi<br />
nghiên cứu về các chủng sinh lý của nấm Pyricularia<br />
ôryzae Cav. Ở Việt Nam đã thu được 129 mẫu và sắp<br />
xếp vào 12 chủng sinh lý dựa trên cơ sở tính độc của<br />
12 giống lúa khác nhau ở miền Bắc Việt Nam. Trong<br />
đó có chủng 002.4 chiếm 31% của các mẫu phân lập,<br />
chủng 106.4 chiếm 19,4%, chủng 006.4 chiếm 17,1%,<br />
chủng 102.4 chiếm 14,7% và chủng 002.0 chiếm 7%<br />
còn 7 chủng khác là các chủng thứ yếu ở Việt Nam.<br />
Bigimana.J, NT Ninh Thuân (2002) đã xác định<br />
được 114 mẫu phân lập thu thập cuối vụ 2001 tại 11<br />
tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hầu hết các nòi nấm Pyricularia oryzae Cav. đều không lan rộng, tại miền Bắc<br />
87% số mẫu phân lập đã được xác định thuộc 3 nhóm<br />
nòi. Nhóm nòi lớn nhất chiếm 52% tổng số lượng mẫu<br />
phân lập ở miền Bắc, miền Nam và miền Trung nước<br />
ta cho thấy hầu hết các mẫu phân lập đều thuộc Mat<br />
1-2. Mặt khác nghiên cứu trên 9 mẫu phân lập thu thập<br />
ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; 6 mẫu phân lập ở<br />
Brundi và 5 mẫu phân lập từ Ấn Độ đã phân ra được<br />
8 nhóm nòi khác nhau trong đó số mẫu phân lập giống<br />
nhau chiếm tới 80%.<br />
Việc nghiên cứu và sử dụng các giống chống bệnh<br />
đạo ôn ở nước ta được tiến hành rộng rãi, kết quả bước<br />
đầu đã phát hiện được trong tập đoàn giống cổ truyền<br />
Việt Nam có nhiều giống chống chịu bệnh cao như:<br />
Tẻ Tép, Chiêm Chanh Phú Thọ, Chiêm Bầu Thanh<br />
Hóa, Gié, Tép Sài Gòn, Nàng Thơm, Nàng Chét…<br />
Nhiều giống nhập nội được chọn lọc lai tạo có tính<br />
chống bệnh đạo ôn ở nhiều vùng như: NN 75-2, NN3B, NN-3A, IR1820, IR56, IR64…<br />
Chọn tạo giống kháng bệnh đạo ôn theo phương<br />
pháp phả hệ là một phương pháp có khả năng định<br />
hướng trước từ giai đoạn chọn bố mẹ để truyền lại cho<br />
con cháu ở các thế hệ sau trong quá trình tái tổ hợp<br />
các gen kháng. Phương pháp nuôi cấy túi phấn từ cây<br />
F1 cũng có thể có nhiều khả năng cho ta một kết quả<br />
tốt nhờ cố định được tính trội, kháng bệnh đạo ôn ở<br />
thế hệ F1.<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[19]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
Theo tác giả Lê Xuân Cuộc, Vũ Tuyên<br />
Hoàng, Hà Minh Trung, (1993) [8] về di<br />
truyền tính kháng bệnh đạo ôn ở 2 giống<br />
CH3 và CH133 do Viện Cây lương thực và<br />
thực phẩm chọn từ cặp lai DCH1/424 và lúa<br />
khô Nghệ An/Xuân số 2 đã kết luận:<br />
Mỗi giống có ít nhất 1 gen trội riêng<br />
kháng bệnh đạo ôn. Đây là cơ sở cho công<br />
tác lai tạo giống kháng bệnh đạo ôn có hiệu<br />
quả trong sản xuất.<br />
Lê Xuân Cuộc và ctv, (1994) cho thấy,<br />
các nòi nấm Pyricularia oryzae Cav. rất dễ<br />
bị biến dị và tạo ra nòi mới, sinh ra các độc<br />
tính và khả năng xâm nhiễm khác nhau trên<br />
cây lúa.<br />
Theo Hà Minh Trung, Ngô Vĩnh Viễn và<br />
ctv (1991-1995) sau khi nghiên cứu về thời<br />
gian duy trì tính kháng bệnh của một số<br />
giống lúa kháng bệnh đạo ôn ở các vùng sinh<br />
thái khác nhau cho thấy, sự thay đổi khả<br />
năng ký sinh của nấm gây bệnh đạo ôn được<br />
biểu hiện rõ nhất là sự đổ vỡ tính kháng bệnh<br />
của các giống kháng bệnh sau một thời gian<br />
gieo cấy trên đồng ruộng. Ở các vùng sinh<br />
thái khác nhau, tốc độ thay đổi khả năng ký<br />
sinh của nấm gây bệnh đạo ôn cũng khác<br />
nhau, ngoài ra nguyên nhân gây nên sự đổ<br />
vỡ tính kháng còn phụ thuộc vào gen kháng.<br />
Như vậy, tuyển chọn gen kháng bệnh là vấn<br />
đề được quan tâm trong công tác lai tạo và<br />
tuyển chọn giống kháng bệnh.<br />
Theo Hà Minh Trung và ctv, (19961997), kết quả nghiên cứu phản ứng của các<br />
giống lúa với các đơn bào tử nấm gây bệnh<br />
đạo ôn ở các vùng sinh thái khác nhau cho<br />
thấy: Không phải 1 giống lúa bị nhiễm bệnh<br />
đạo ôn trên đồng ruộng là nhiễm tất cả các<br />
nguồn nấm đạo ôn. Chúng chỉ nhiễm một<br />
vài isolate và cũng kháng một vài isolate.<br />
Ngay cả giống Tẻ Tép được coi là kháng<br />
bệnh cao nhưng cũng nhiễm một vài isolate<br />
nấm Pyricularia oryzae Cav. Tuy nhiên,<br />
phải khẳng định giống Tẻ Tép kháng với<br />
hầu hết nguồn nấm gây bệnh đạo ôn ở các<br />
vùng khác nhau.<br />
Trong thí nghiệm tiến hành ở IRRI cuối<br />
năm 1995 đến đầu năm 1996 thử phản ứng<br />
của các giống lúa gieo cấy phổ biến ở nước<br />
SỐ 3/2018<br />
<br />
Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn:<br />
<br />
Sử dụng giống kháng bệnh<br />
<br />
Áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI<br />
<br />
Phun thuốc hóa học khi bệnh gây hại nặng<br />
<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[20]<br />
<br />