intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh đậu mùa – Phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

128
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào tháng năm 1980,Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã được thanh toán. Tuyên bố này được đưa ra sau trường hợp cuối cùng mắc bệnh đậu mùa tự nhiên được ghi nhận tại Somalia, châu Phi vào tháng 10 năm 1977. WHO đã khép lại trang sách về bệnh đậu mùa sau khi triển khai các chiến dịch tiêm chủng rộng rãi và kiểm soát dịch tễ học tích cực từ 1967 đến 1977. Do bệnh đậu mùa không còn được coi là một mối đe dọa cho nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh đậu mùa – Phần 1

  1. Bệnh đậu mùa – Phần 1 Vào tháng năm 1980,Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã được thanh toán. Tuyên bố này được đưa ra sau trường hợp cuối cùng mắc bệnh đậu mùa tự nhiên được ghi nhận tại Somalia, châu Phi vào tháng 10 năm 1977. WHO đã khép lại trang sách về bệnh đậu mùa sau khi triển khai các chiến dịch tiêm chủng rộng rãi và kiểm soát dịch tễ học tích cực từ 1967 đến 1977. Do bệnh đậu mùa không còn được coi là một mối đe dọa cho nhân loại, cho nên việc tiêm chủng chống lại bệnh này cũng ngừng theo. Vào năm 1966, vùng Tây Á là nơi chủ yếu tập trung những khu vực chính có bệnh lưu hành cuối cùng. Các quốc gia nằm trong diện này là Bangladesh, Ấn độ, Nepal, Pakistan và Afghanistan. Các ổ lưu hành khác tồn tại tại nhiều nơi ở châu Phi và Indonesia. Vào năm 1976, chỉ còn sót một số vùng nông thôn tại Ethiopia và Somalia là những nơi cuối cùng phải thanh toán bệnh đậu mùa. Trận dịch chính cuối cùng tại châu Âu xảy ra tại vùng Balkan vào năm 1972, vốn do khách hành hương Hồi giáo mang về từ Mecca (. Bệnh đậu mùa đã không còn
  2. ở nước Mỹ từ năm 1949, và ca bệnh cuối cùng biết được tại châu Mỹ xảy ra vào năm 1971 tại Brazil. Virus gây bệnh
  3. Tác nhân gây bệnh đậu mùa là virus variola, một trong nhiều virus đậu (pox virus) đã từng gây nhiễm cho nhiều loài động vật khác nhau hàng ngàn năm qua trên thế giới. Đây là nhóm virus gây bệnh lớn nhất và phức tạp nhất, có hình dạng như 1 viên gạch hoặc hình elip cổ điển với 2 chuỗi DNA. Khác với đa số các virus DNA
  4. là tăng sinh bên trong nhân của tế bào ký chủ, virus đậu tìm cách sao chép bên ngoài nhân tức là bên trong tế bào chất của tế bào bị nhiễm. Virus cởi bỏ lớp vỏ bọc kép khi chui vào tế bào ký chủ, và sau đó từ tốn bắt đầu hấp thu các chất dinh dưỡng chọn lọc cần thiết cho sự sao chép từ tế bào chất bên ngoài. Các hình th ể sao chép của virus xuất hiện dưới dạng các khối tí teo hoặc thành các dải nhỏ như sợi chỉ rải rác trong tế bào chất của tế bào bị nhiễm. Các cụm virus đậu mùa khi đang sao chép thường tóm bắt bất cứ vật chất nào kế cận, kể cả những virus khác như Herpes simplex, kéo vào bên trong cấu trúc của mình. Các cụm virus lúc nào cũng di chuyển bên trong tế bào chất khi chúng tăng sinh và sao chép.
  5. Có nhiều khả năng là virus variola phát xuất từ 1 quần thể động vật, và khi có cơ hội thuận tiện chúng nhảy sang loài khác để thích ứng với con người. Họ hàng gần gũi nhất đối với virus ở người, có khả năng gây nhiễm cho người là 1 pox virus tương tự được phát hiện trong tự nhiên trên loài khỉ tại vùng Tây Phi. Virus đậu khỉ (monkey pox) có thể gây nhiễm rải rác cho người. Bệnh đậu khỉ có triệu chứng tương tự như đậu mùa thể nhẹ. Đôi khi bệnh có thể lây truyền từ người sang người, nhưng đúng ra bệnh ở người chủ yếu là do tiếp xúc gần gũi với khỉ bị nhiễm. Các nghiên cứu về virus bệnh đậu khỉ trong tự nhiên cho thấy rằng loài sóc sống thành từng bầy trong các vườn cọ lấy dầu quanh các làng mạc vùng Tây Phi cũng mang virus, cho thấy rằng loài này cũng có thể là ổ chứa chính. Do virus bệnh đậu mùa và bệnh đậu khỉ quá giống nhau khiến cho người ta nghĩ rằng virus variola nguyên thủy có thể phát xuất từ 1 biến thể của virus đậu khỉ. Virus variola là 1 tác nhân gây bệnh chớp nhoáng truyền bệnh từ người sang người. Virus này không những chỉ phát triển mạnh trong các quần thể dân cư lớn, đông đúc, mà còn có thể tồn tại trong những nhóm dân cư nhỏ chen chúc tại nông thôn. Không có tình trạng người mang virus nhưng không có triệu chứng. Khi virus gây nhiễm cho người nào, hoặc là chúng sẽ khống chế hệ thống miễn dịch để tạo ra bệnh, hoặc là bị hệ thống miễn dịch tấn công và tiêu diệt. Virus chỉ có thể lây truyền sang người khác khi triệu chứng xuất hiện. Đám virus lúc nhúc đ ược phóng thích thông qua các hạt ẩm nhỏ từ đường hô hấp trên, từ các mụn mủ ngoài da, hoặc từ các vẩy da khô tróc ra khi mụn mủ lành miệng. Khi bệnh hồi phục, tình
  6. trạng miễn dịch sẽ tồn tại suốt đời. Khi không còn nạn nhân nào để tấn công, virus sẽ tàn lụi vì số người trong quần thể đều đã nhiễm hết. Virus gây nhiễm cho ký chủ bằng đường hô hấp đi vào phổi. Phần lớn các trường hợp nhiễm là do tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Virus được lây truyền qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi tống virus từ họng và miệng ra ngoài. Các mụn vảy khô và mụn mủ ngoài da làm cho khăn trải giường và quần áo vấy nhiễm virus. Đập giũ đồ vải có thể làm cho virus phát tán vào không khí. Virus có thể tồn tại trong các chất sống lơ lửng trong hạt bụi của các vẩy mủ khô trong nhiều năm, có khi hàng thế kỷ, trong điều kiện không tiếp xúc ánh nắng và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Người ta ngờ rằng trong một số trường hợp ruồi có thể là tác nhân mang virus từ các mụn chảy mủ ngoài da đến mô mũi. Tuy nhiên do virus phát tán, cho nên nhiễm trùng chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc thân cận với virus. Vì lẽ virus nhạy cảm với ánh nắng và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, cho nên virus chỉ quanh quẩn nơi ký chủ mà thôi. Cũng như các tác nhân gây bệnh khác, trên thế giới virus variola có nhiều chủng khác nhau, tùy theo độc lực mà gây ra các thể bệnh từ nhẹ đến nặng. Trong cùng một quần thể dân cư thường hiện diện bệnh đậu mùa cả thể nhẹ nặng lẫn thể nhẹ. Bệnh đậu mùa Khi virus xâm nhập vào phổi, chúng chui vào các hạch lymphô kề cận, tại đây chúng lặng lẽ tăng sinh trong các tế bào bạch huyết trước khi phát tán vào máu.
  7. Đây là thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Bắt đầu có triệu chứng khi virus theo dòng máu đến tấn công các tế b ào biểu mô. Đó là tế bào da, tế bào niêm mạc miệng, mũi, họng, thanh mạc lót các nội tạng. Người bị nhiễm vô ý mang virus đi khắp nơi trong giai đoạn ủ bệnh, nhưng họ chỉ trở thành nguồn truyền nhiễm khi các thương tổn đậu mùa phát triển trong các mô nội mạc. Đáp ứng miễn dịch gây viêm của ký chủ, cũng như thương tổn trực tiếp do virus gây cho các tế bào bị tấn công mới làm cho xuất hiện các triệu chứng. Các tế bào bị nhiễm phồng lên và sau đó chết đi do tiến trình sao chép của virus tàn phá. Từ đó hình thành 1 thương tổn thoái hóa sau viêm khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tu sửa các tổn thương và ngăn chặn tình trạng nhiễm. Các tế bào viêm cô lập thương tổn khỏi lớp mô nằm bên dưới và tiến trình sửa chữa nơi bị hủy hoại kéo dài khoảng 2 tuần. Thương tổn chứa các virus còn sống lẫn chết cùng với các tế bào miễn dịch tham gia tiêu diệt virus cọng với thanh dịch rỉ ra tại chỗ. Khi các mô bên trong thương tổn chết đi, thương tổn tróc ra, để trơ ra lớp mô tái tạo nằm bên dưới. Các thương tổn ngoài da ra khi bị khô, tạo nên lớp vẩy đen có chứa virus, rồi sau đó lớp vảy đen cũng tróc đi. Các th ương tổn trên niêm mạc miệng luôn bị ẩm ướt, làm cho nước bọt và dịch tiết màng niêm đều bị vấy nhiễm virus còn sống. Có người hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt virus trước khi chúng có thể phát tán theo dòng máu. Những bệnh nhân này chỉ có sốt, ngoài ra không có triệu chứng
  8. nào khác. Trong phần lớn các trường hợp nhiễm, virus tìm cách lan tràn ra khắp cơ thể trước khi hệ miễn dịch phản ứng. Các phản ứng miễn dịch cầm cự với bệnh trong nhiều ngày. Một số người bệnh kém may mắn không thể huy động đủ đáp ứng miễn dịch cho nên bị tử vong vì virus khống chế toàn bộ cơ thể. Khi virus phát tán theo dòng máu, nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu dữ dội vùng trán, đau nhức cơ khớp, đau lưng dữ dội,và đôi khi kèm theo nôn ói.Giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 6 ngày, đôi khi bị nhầm với sốt Dengue.
  9. Người bệnh nào không có đủ đáp ứng miễn dịch sẽ chết trong vòng từ 24 đến 36 giờ sau khi virus phát tán theo máu. Nếu sau 48 giờ đầu vẫn c òn sống, thì toàn bộ phần da ở mặt, cánh tay, thân mình và 2 đùi đều chuyển sang đỏ khi virus khống chế cơ thể. Sau 3 ngày, da mặt chuyển sang màu đỏ như mang mặt nạ. Người bệnh vật vã, thất thần, kêu khóc từng hồi vì các cơn đau ở ngực, lưng và bụng. Đau là do xuất huyết nội khi các th ương tổn mọc lên rồi gộp lại bên trong lớp thanh mạc bao bọc các nội tạng. Nhiều vùng da bên ngoài và niêm mạc miệng chuyển sang
  10. màu đen đậm phía trên nhưng ở dưới lại chảy máu. Tử vong xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi có xuất huyết. Những thể bệnh nặng cũng xảy ra khi đáp ứng miễn dịch kém, không đủ sức kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Xuất huyết dạng chấm, gồ lên có thể hiện ra trên mặt, cổ, ngực, lưng và cánh tay trong vòng vài ngày sau khi triệu chứng xuất hiện, kèm theo các thương tổn trên niêm mạc miệng và họng. Người bệnh bị bức rứt nhiều và thao láo. Các thương tổn trên mặt dồn gộp lại tạo thành những mảng đỏ sáng giống như bị dộp nắng nặng hoặc bỏng da. Cũng có thể bị chảy máu ở mũi và ở 2 bên mép bị sưng. Khoảng ngày thứ 7 hoặc 8 các thương tổn trong miệng và họng mọc nhiều thêm khiến cho việc ăn uống và nói năng trở nên khó khăn. Ban ngày người bệnh ngủ gà, còn ban đêm lại thao thức. Vào khoảng ngày thứ 10 toàn thân đều phủ các thương tổn dạng bóng nước, một số có máu bên trong. Xuất huyết vào các cơ quan nội tạng, và dần dần người bệnh tỏa ra một thứ mùi bệnh hoạn đặc trưng cho bệnh đậu mùa. Các thương tổn ngoài da gộp lại thành từng mảng lớn như bị dộp gây sướt rất đau khi chạm phải gi ường chiếu. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 8 đến ngày 15. Chỉ có 20-30 % bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch kém sống sót mà thôi, và để lại trên da những vết sẹo xấu như bỏng điển hình của bệnh đậu mùa. Phần lớn các đáp ứng miễn dịch chậm đối với virus đi theo một diễn biến chung gồm các giai đoạn của bệnh có thể dự đoán, và đa số các trường hợp đều hồi phục. Theo sau giai đoạn khởi đầu khi virus theo dòng máu lan tràn kh ắp cơ thể, người
  11. bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và muốn quay trở lại làm công việc thường ngày. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu của bệnh. Sau thời gian lui bệnh khoảng 3 ngày, lại xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cẳng tay và lưng những đốm ban màu đỏ nhạt, tròn kích thước đầu mũi kim, sau đó ban lan lên da đầu, lòng bàn tay, bàn chân, chân. Những tổn thương loét trong miệng và họng hình thành tạo nên một thứ mùi đạc trưng của bệnh đậu mùa. Lớp thanh mạc của các nội tạng cũng bị th ương tổn. Loét cũng có thể xuất hiện trên lớp niêm mạc ở mũi, mắt, âm đạo và lỗ sáo niệu quản. Trong vòng 24 giờ, ban rộ lên dày hơn và to hơn, chuyển sang dạng sẩn đỏ.Sau khi ban nỗi lên 3 đến 5 ngày, phần lớn những chỗ sẩn đều có mủ hoặc dịch, rồi chuyển thành túi mủ nhỏ (pustules) có cái lớn đến 2cm đường kính, bên trong chứa đầy virus. Túi mủ lúc đầu có màu xám trong sau đó chuyển sang màu vàng. Mặt của người bệnh lúc này sưng dày lên, nhiều thương tổn gộp liền với nhau. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 sau khi ban xuất hiện, các bóng mủ bắt đầu xẹp đi và vỡ ra trong vòng 2 đến 3 ngày. Chất mủ bên trong các tổn thương trên da khô dần tạo thành lớp vảy cứng khô đen. Các tổn thương trên niêm mạc trong miệng, họng và các thanh mạc cũng lành miệng dần. Vào khoảng ngày thứ 14, vảy mủ trên mặt, sau đó là từng mảng trên thân bong đi trong vòng 6 ngày,ngoại trừ những tổn thương ăn sâu trong các vết chai ở lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng tróc đi nhưng chậm hơn nhiều. Cứ 4 đến 6 ngày một lần trong vòng 1 tháng,lớp da bên dưới vảy trồi lên rồi tróc đi, dần dà để lại một vết sẹo lõm. Người bệnh thường bị rụng tóc vĩnh viễn, vì các hành lông (hair follicles) bị sẹo. Lông mày và lông mi cũng có thể bị mất.
  12. Những thể bệnh đậu mùa nhẹ hơn là do những chủng virus variola có độc lực yếu hơn gây ra, các chủng này có thể cùng lưu hành với các chủng có độc lực mạnh hơn. Các thể bệnh nhẹ được gọi là đậu mùa nhẹ (variola minor), alastrim, kaffir pox hoặc amaas. Tổn thương ngoài da của những thể nhẹ này thường ít về số lương, kích thước nhỏ hơn, vảy tróc sớm, và tử vong cũng ít hơn. Phụ nữ có thai mắc bệnh đậu mùa thường bị dạng lâm sàng nặng hơn, dạng xuất huyết. Virus ưa lớp thanh mạc bao bọc nhau thai.Sẩy thai tự nhiên xảy ra nếu bị nhiễm vào đầu thai kỳ, và khoảng 50 % trường hợp chết thai nếu phụ nữ nhiễm vào những tháng cuối thai kỳ. Dinh dưỡng kém và bội nhiễm nhất là với tụ cầu và liên cầu làm cho bệnh trở nên nặng hơn nhất là tại các vùng nông thôn nghèo khó.Bội nhiễm ở mắt trong những thể đậu mùa nhẹ thường làm cho bệnh nhân bị mù. Trẻ em ở các vùng nghèo khó dễ bị bội nhiễm, và trong đó có một phần nhỏ bị nhiễm trùng xương, nhất là những vùng ở gần cổ tay, khủy, đầu gối và mắt cá. Người ta thường nhầm bệnh đậu mùa với những thể nặng của bệnh trái rạ và bệnh sởi, bệnh này cũng thường bị chẩn đoán sai cho đến lúc cần phải cô lập những người nhiễm thì đã quá muộn. Tỉ suất tử vong chung trong 1 vụ dịch bệnh đậu mùa thể nặng thường giao động từ 30 đến 50%, còn đối với các thể nhẹ chỉ có từ 1 đến 10% tùy theo chủng virus gây bệnh. Còn đối với thể nặng có xuất huyết tử vong có thể đến 100%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2