intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh điên bắt đầu từ khi nào?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh điên bắt đầu từ khi nào? Người ta thường dùng những từ như: điên điên, khùng khùng, hâm, mát, chập điện... để nói về những thói tật kỳ quặc hay những hành vi kỳ dị. Bạn có thể bị coi là mắc bệnh điên với những hành vi kỳ quặc đó. Làm sao để biết được điều gì đang xảy ra trong tâm trí bạn và bạn phải làm gì để được yên tâm? Bất cứ ai trong chúng ta cũng có những lúc “tưng tửng”, “điên điên”, “bấn loạn tâm thần” hay có một hành động “điên rồ” vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh điên bắt đầu từ khi nào?

  1. Bệnh điên bắt đầu từ khi nào? Người ta thường dùng những từ như: điên điên, khùng khùng, hâm, mát, chập điện... để nói về những thói tật kỳ quặc hay những hành vi kỳ dị. Bạn có thể bị coi là mắc bệnh điên với những hành vi kỳ quặc đó. Làm sao để biết được điều gì đang xảy ra trong tâm trí bạn và bạn phải làm gì để được yên tâm? Bất cứ ai trong chúng ta cũng có những lúc “tưng tửng”, “điên điên”, “bấn loạn tâm thần” hay có một hành động “điên rồ” vào một khoảnh khắc nào đó. Những hành vi bị xem là dưới chuẩn mực giờ đây lại được coi là bình thường và mỗi người được tự do thể hiện cá tính của mình. Có một điều nghịch lý là những từ để chỉ bệnh tâm thần đã được mở rộng và người ta không còn gọi những bệnh nhân tâm thần là “người điên” nữa và “bệnh điên” được gọi là “rối loạn tâm thần” hoặc “căn bệnh tâm thần”. Bác sĩ tâm thần học Serge Tribolet sẽ nói rõ về bệnh điên, mảng tối đang tiềm ẩn trong chúng ta. Phải chăng tất cả những ai bị rối loạn tâm thần đều là người điên? Một người chỉ bị xem là điên khi ra khỏi chuẩn mực và lìa bỏ cuộc sống thực tế gây ra nhiều rối loạn. Do đó, những căn bệnh như tâm thần phân liệt, chứng cuồng loạn, chứng tâm thần hoang tưởng...đều được xem là bệnh điên. Ngược lại, những ai bị trầm uất, sợ hãi, lo âu, bị ám ảnh đều không phải là người điên. Tất cả chúng ta đều không điên chút nào hay sao? Mỗi người trong chúng ta đều có thể có những thói tật kỳ quặc hay những cách cư xử kỳ dị. Chúng ta cũng thường có những cơn điên thoáng qua. Nhưng những trạng thái này khác xa với bệnh điên và điểm khác biệt giữa một người lành mạnh và một bệnh nhân
  2. tâm thần không chỉ đơn giản là số lượng hành vi kỳ quặc. Chúng ta có thể có những hành vi khi tốt khi xấu không thể giải thích được, những tình huống đó chỉ thoáng qua và mọi việc trở lại bình thường. Người ta chỉ xem là “rối loạn tâm thần” khi những hành vi đó diễn ra nhiều lần, vượt mức bình thường hoặc khi những triệu chứng đó có hại cho đời sống xã hội. Đến khi mức độ biểu hiện đó cao hơn nữa, người ta sẽ gọi là “bệnh tâm thần”. Có dễ dàng nhận ra tình trạng của mình không? Những người điên loạn thường sống trong thế giới riêng của họ nên không thể nhận ra những gì xảy đến với họ. Đối với những người bị rối loạn tâm thần, mọi chuyện lại khác. Khi triệu chứng có vẻ mãnh liệt hoặc dễ thấy, chẳng hạn như bị rối loạn ám ảnh hoặc bị chứng sợ đám đông, ta cũng khó nhận ra bệnh tâm thần. Vấn đề càng phức tạp hơn khi triệu chứng thoáng qua, làm chúng ta lưỡng lự giữa một phương diện của cá tính và một sự rối loạn thật sự. Khi có nghi ngờ, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia tâm lý vì họ có thể giúp bạn chế ngự triệu chứng. Bạn cũng nên biết rằng càng can thiệp sớm thì giải quyết tình trạng càng dễ hơn. Ta có thể giúp người khác ý thức về vấn đề của họ không? Càng thân với một người, ta càng thương và khó thừa nhận người đó bị bệnh tâm thần. Ta sẽ tự huyết phục mình là mọi sự đều ổn, nhưng một ngày nào đó phải nhìn nhận sự thật. Nếu người đó không nhận ra chính mình bị lệch lạc thì ta phải giúp đỡ bằng cách đặt người đó đối diện với một vài sự kiện hay cho một lời khuyên. Nếu ta không làm như thế, người đó có nguy cơ bị bệnh nặng hơn và chính chúng ta cũng bị vạ lây, chẳng hạn như người ta đã thấy sự kiện thường được gọi là “điên cả cặp”. Chữa bệnh điên như thế nào? Người ta chữa bệnh điên bằng cách kết hợp phương pháp tâm lý với thuốc men. Thuốc men có thể xoa dịu cơ thể và tinh thần, nhưng người ta không muốn bệnh nhân mất liên lạc với người khác trong một thời gian dài. Liệu pháp tâm lý có thể gây sợ hãi, nhưng đừng vì thế mà tưởng tượng rằng mình sẽ nằm liệt giường suốt 20 năm. Hiện nay có những phương pháp điều trị ngắn ngày để chuẩn bị cho liệu pháp phân tâm học. Cuối cùng, các liệu pháp tâm thần như tắm nước lạnh hay phẫu thuật cắt bỏ vài sợi thần kinh ở thùy não không còn được áp dụng nữa. Có cần phải sợ các loại thuốc? Ngày nay, thuốc men được định lượng và cho toa kỹ hơn. Tuy nhiên, đừng uống thuốc
  3. như ăn kẹo hoặc xem thuốc như một loại thần dược vì thuốc luôn có những tác dụng phụ, chẳng hạn như các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazépine là các loại thuốc an thần tiêu thụ nhiều chất tại Pháp có thể gây nghiện. Các loại thuốc chống trầm cảm hoặc chống rối loạn tâm thần thường gây phấn khích hoặc gây mệt được mỏi. Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể hạn chế các hiệu ứng tiêu cực bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ cho đến khi cuộc điều trị kết thúc. Có thể chữa lành mọi căn bệnh tâm thần? Việc điều trị bao giờ cũng mang lại kết quả nhất định: kết quả rất rõ ràng với những trạng thái lo âu, trầm cảm và các rối loạn lưỡng cực. Tất cả mọi sự tùy thuộc vào loại bệnh, sự cộng tác tích cực của bệnh nhân hoặc tiền sử bệnh của họ. Theo nguyên tắc, người ta thích dùng thuật ngữ “ổn định” hơn là dùng từ “lành bệnh”. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhân không bao giờ khỏi bệnh. Người ta có thể điều trị các triệu chứng nhưng không thể làm gì được để chống lại một nét cá tính, dù nét cá tính đó gây khó chịu. Đôi khi ranh giới giữa cá tính và bệnh tật rất mong manh. Cuối cùng, việc điều trị tâm thần không thể thay đổi tâm tính của bệnh nhân và chỉ giúp họ trở lại là chính mình. Một vài dấu hiệu của bệnh tâm thần. 1. Bệnh trầm cảm là một căn bệnh tâm lý biểu hiện qua sự buồn bã, mặc cảm tội lỗi, sự giảm ham muốn hoặc muốn chết. 2. Bệnh lưỡng cực hoặc bệnh trầm cảm ám ảnh biểu lộ qua sự luân phiên của các giai đoạn trầm cảm (thấp) và ám ảnh xen kẽ với những giai đoạn ổn định hơn. Một vài dạng bệnh do các cơn trầm cảm tái phát gây ra. 3. Các rối loạn ám ảnh không kiềm chế được gây rối loạn nhân cách bằng những ý tưởng và những hành động ám ảnh. Bệnh nhân thường mắc thêm chứng ham muốn không kiềm chế được. 4. Chứng cuồng loạn biểu hiện qua những câu nói xem ra có lý nhưng chẳng ăn nhập gì với thực tế. Bệnh nhân thường mắc tật đa nghi và quấy rối. Có những bệnh nhân cuồng loạn vì ghen, vì quyền lực, vì mất mát hay vì ám ảnh tình dục. 5. Bệnh bịa chuyện: Bệnh nhân phần nào có ý thức về những chuyện bịa đặt, những lời dối trá và tìm cách nghĩ ra những câu chuyện mạch lạc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2