BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 2 - BS. BÙI DUY QUỲ - 7
lượt xem 5
download
MO: không có di căn. M1: di căn não, gan, xương Kết hợp khối u, hạch, di căn xếp 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn tiềm tàng: 2. Giai đoạn I: TX, NO, MO Tl. , NO, MO hoặc Tl, Nl, MO hoặc T2, NO, MO 3. Giai đoạn II: 4. Giai đoạn III: T2, Nl, MO T3, với N hoặc M bất kỳ, hoặc N2 với T hoặc M bất kỳ, hoặc M1 với T hoặc N bất kỳ Chỉ định phẫu thuật ở giai đoạn I và II. 6. ĐIỀU TRỊ Nhằm hai mục đích: - Hạn chế...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 2 - BS. BÙI DUY QUỲ - 7
- MO: không có di căn. M1: di căn não, gan, xương Kết hợp khối u, hạch, di căn xếp 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn tiềm tàng: TX, NO, MO 2. Giai đoạn I: Tl. , NO, MO hoặc Tl, Nl, MO hoặc T2, NO, MO 3. Giai đoạn II: T2, Nl, MO 4. Giai đoạn III: T3, với N hoặc M bất kỳ, hoặc N2 với T hoặc M bất kỳ, hoặc M1 với T hoặc N bất kỳ Chỉ định phẫu thuật ở giai đoạn I và II. 6. ĐIỀU TRỊ Nhằm hai mục đích: - Hạn chế khối u phát triển. - Điều trị triệu chứng và biến chứng. 6.1. Hạn chế khối u phát triển - Phẫu thuật: nếu ung thư ở giai đoạn I và II. Nếu ung thư thứ phát (ung thư ở tạng khác di căn đến) thì không có chỉ định phẫu thuật. - Tia xạ: dùng Cobalt 60 - Hóa trị liệu: Dùng thuốc huỷ hoại Nucleoprotein như: Dcgranol, Endoxan, Myleran. Thuốc chống phân bào: Aminopterine, Methotrexate, 6 MP. Kháng sinh chống ung thư: Actinomycin-D, Bleomycine. - Miễn dịch trị liệu: Dùng BCG. Có thể phối hợp các biện pháp điều trị. 6.2. Điều trị triệu chứng và biến chứng - Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh phối hợp. - Giảm ho: các dẫn xuất từ thuốc phiện. - Chống đau: các thuốc giảm đau và an thần. - Chống khó thở: chọc hút dịch màng phổi, thuốc giãn phế quản, corticoid… 7. PHÒNG BỆNH - Phát hiện bệnh sớm, chú ý các đối tượng có nguy cơ ung thư phế quản cao như nam giới trên 45 tuổi, nghiện thuốc lá lâu năm, làm việc ở môi trường ô 121
- nhiễm… bằng cách: Chụp phổi hàng loạt. Tìm tế bào ung thư trong đờm. - Tuyên truyền rộng rãi chống hút thuốc lá, bảo vệ môi trường sống. LEUCÉMIE CẤP 1. ĐỊNH NGHĨA Leucémine cấp là bệnh máu ác tính trong đó chủ yếu là tăng sinh bạch cầu non loại chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít do đó trong tuỷ đồ và huyết đồ có khoảng trống bạch cầu. 2. NGUYÊN NHÂN Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân, bệnh thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi không phân biệt nam và nữ. Tuy nhiên người ta cũng công nhận một số yếu tố thuận lợi. Những người thường xuyên tiếp xúc với tia X hoặc các tia phóng xạ như những người làm việc ở khoa X quang hoặc công nhân mỏ rất hiếm, đặc biệt những nạn nhân của các vụ tai nạn hoặc chiến tranh hạt nhân như vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản hoặc vụ rò rỉ của nhà máy điện nguyên tử Trec- nô-bưn. Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như Toluen, et xăng. Có tác giả còn cho rằng do virus thường, nhất là virus cúm trong cúm ác tính. 3. SINH LÝ BỆNH Theo định nghĩa đây là bệnh sinh ra do tăng sinh bạch cầu non chưa biệt hóa những tế bào này sẽ lấn át sự sản sinh những tế bào khác nên dẫn tới những hậu quả sau: - Lấn át dòng hồng cầu: hồng cầu được sản sinh ra ít, hậu quả là thiếu máu trên lâm sàng và xét nghiệm. - Lấn át dòng tiểu cầu: thiếu tiểu cầu nên lâm sàng có hội chứng xuất huyết với tính chất xuất huyết giảm tiểu cầu - xét nghiệm dòng tiểu cầu cũng giảm. - Bản thân dòng bạch cầu mặc dù tăng về số lượng nhưng thiếu những bạch cầu trưởng thành nên khả năng chống nhiễm trùng bị suy giảm. - Những tế bào non chưa biệt hóa rất dễ thâm nhập vào những tổ chức liên võng như gan, lách, hạch làm cho những tổ chức này to ra. Với cách giải thích này ta dễ dàng hiểu được tại sao thể điển hình biểu hiện bằng những hội chứng lâm sàng tương ứng mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây. 4. TRIỆU CHỨNG 4.1. Thể điển hình 122
- Mặc dù gọi là thể điển hình nhưng triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính chất gợi ý để ta nghĩ đến một bệnh về máu còn quyết định chẩn đoán phải dựa vào huyết đồ và tuỷ đồ. Ở tuyến cơ sở và cộng đồng không thể chẩn đoán được cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở có thể xét nghiệm được để chẩn đoán. - Triệu chứng đầu tiên bao giờ cũng có là sốt. Thường là sốt cao liên tục có thể dao động sốt kéo dài suất quá trình tiến triển của bệnh các thuốc hạ sốt thông thường không hạ được sất chỉ chờ khi điều trị được lui bệnh sốt mới được cải thiện. - Thiếu máu: cũng giống như thiếu máu khác là giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố nhưng thiếu máu ở đây có đặc điểm là thiếu máu rất nhanh và nhiều, có khi chỉ trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày người bệnh đã thiếu máu rất nặng. - Xuất huyết: Cùng với sốt và thiếu máu xuất huyết có thể xuất hiện rất sớm mang đủ tính chất của xuất huyết giảm tiểu cầu nghĩa là xuất huyết tự nhiên, nhiều nơi nếu xuất huyết dưới da đa hình thái và nhiều lứa tuổi, dấu hiệu dây thắt (+) . - Gan, lách, hạch to: thường là to ít chỉ là độ một nhưng thường là to nhanh chỉ trong vài ngày đã sờ thấy lách, người bệnh có thể đau. - Hội chứng loét: thường loét ở miệng, lưỡi, vùng họng hầu. Trên ổ loét có thể phủ một lớp màng trắng bẩn, động vào dễ chảy máu, nếu không để ý rất dễ nhầm với giả mạc trong bệnh bạch hầu. - Triệu chứng cận lâm sàng: với những triệu chứng lâm sàng trên bắt buộc ta phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, tối thiểu phải là tuyến bệnh viện tỉnh có thể làm tuỷ đồ và huyết đồ để chẩn đoán xác định. Huyết đồ: - Số lượng hồng cầu giảm nặng - Số lượng tiểu cầu giảm độ tập trung kém - Số lượng bạch cầu tăng nhưng chủ yếu là những bạch cầu đầu dòng chưa biệt hóa hoặc biệt hóa ít. Trong đó bạch cầu trưởng thành rất ít xuất hiện khoảng trống bạch cầu. - Tuỷ đồ: tuỷ giàu tế bào nhưng chủ yếu là tế bào dòng bạch cầu mà là những bạch cầu non đầu dòng xuất hiện khoảng trống bạch cầu. Trong khi dòng hồng cầu và tiểu cầu bị lấn át nặng. - Thời gian chảy máu kéo dài (>l0phút) 4.2. Thể không điển hình Đây là thể khó chẩn đoán và thường là chẩn đoán được nhờ tình cờ hoặc là sau khi suy xét và làm những xét nghiệm cần thiết. Có nhiều cách phân loại thể bệnh nhưng thường phân chia theo. * Lâm sàng 123
- - Thể đột ngột: bệnh tiến triển rất nhanh người bệnh có thể chết trong vài giờ do xuất huyết nhất là xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa. - Thể chỉ có thiếu máu và sốt: người bệnh chỉ thấy sất kéo dài và thiếu máu dần chỉ chẩn đoán được khi chúng ta nghĩ đến và làm huyết đồ và tuỷ đồ. - Thể chỉ có sốt và xuất huyết: người bệnh sốt kéo dài kèm theo xuất huyết với tính chất xuất huyết giảm tiểu cầu rất dễ nhầm với sất xuất huyết do virus Dengue. Chẩn đoán phân biệt dựa vào dịch tễ, huyết thanh chẩn đoán và huyết đồ, tuỷ đồ. - Thể bắt đầu bằng những khối u ở xương: thường là ở xương sọ, xương hàm trên, xương sườn khi sinh thiết những u này thường có màu xanh (màu của Porphyrin) ' * Thể theo huyết học: - Thể tân: thường gặp ở trẻ em và người trẻ điều trị thường dễ đạt tới lui bệnh và thời gian lui bệnh dài. Hình thái tế bào là những nguyên bào lympho có nhân to tròn lưới nhân mịn, ít hạt nhân. Nhuộm hóa học tế bào: + Peroxydase (-) + P.A.S (+) - Thể tuỷ: thường gặp ở người lớn tuổi, điều trị khó lui bệnh và nếu lui bệnh thường được ngắn ngày hơn thể trên. Hình thái tế bào là những nguyên bào tuỷ nhân to ít nguyên sinh chất, lưới nhân thô và có nhiều hạt nhân. Nhuộm hóa học tế bào: - Peroxydase (+) : - P.A.S (-) 5. CHẨN ĐOÁN 5.1. Chẩn đoán xác định Đây là bệnh dễ chẩn đoán được nhờ vào huyết học. Những đơn vị chưa đủ điều kiện nhất thiết phải gửi bệnh nhân đến tuyến có đủ điều kiện làm huyết đồ và tuỷ đồ. 5.2. Chẩn đoán phân biệt Trên thực tế sau khi đã có kết quả huyết đồ và tuỷ đồ bệnh ít khi cần phân biệt nhưng cần lưu ý với một thể bệnh của lao cấp có thể là lao phổi cấp hoặc lao toàn thể bạch cầu dòng tân cũng có thể tăng làm ta nhầm với bệnh Leucose cấp dòng tân để phân biệt nên làm huyết đồ và tuỷ đồ nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau để phân biệt. 6. TIẾN TRIỂN Trước đây bệnh thường gây tử vong trong vài tuần hoặc vài tháng. Nay với sự tiến bộ của điều trị đời sống người bệnh có thể kéo dài đến vài năm. Bệnh thường tiến triển từng đợt xen kẽ với thời gian lui bệnh nhờ điều trị. Thông thường cuộc sống 124
- người bệnh thường kết thúc bằng: - Xuất huyết ồ ạt ở nhiều nơi nặng nhất là xuất huyết màng não - não. - Nhiễm trùng: thường nhiễm trùng nhiều nơi và nặng nề nhất là nhiễm trùng máu. - Tắc mạch: thường ít xảy ra trừ khi bạch cầu tăng quá cao. 7. ĐIỀU TRỊ 7.1. Chống tăng sinh bạch cầu non - Đa hóa học trị liệu thường áp dụng phương thức tấn công và tái tấn công. - Tấn công thường áp dụng công thức V.A.M.P - Vineriltin leng x 1-2 ống/1m2 da/ tuần - Alexan loomg x 4-6 viên/ngày - 6 M.P 50mg x 1-2 mg/kg/ngày - Prednisolon 5mg x 3mg lkg/ngày - Duy trì: 6M.P x l-2mg lkg/ngày - Tái tấn công: dùng như giai đoạn tấn công thường 2 tháng một lần. Lưu ý: giai đoạn tấn công dùng đến khi nào hết triệu chứng lâm sàng. Xét nghiệm thấy tỷ lệ bạch cầu non ở máu ngoại vi
- LEUCÉMIE KINH DÒNG HẠT 1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ Đây là bệnh máu ác tính có hiện tượng quá sản dòng bạch cầu đã biệt hóa nhiều nhưng chất lượng bạch cầu không bình thường. Số lượng bạch cầu tăng cao trong máu ngoại vi cũng như ở tuỷ xương. Trong công thức bạch cầu gặp đủ mọi lứa tuổi từ non đến già nên không có khoảng trống bạch cầu. Sự thường gặp: - Tuổi thường gặp từ 30 - 50 tuổi. - Rất ít gặp ở trẻ em và người > 70 tuổi. - Không phân biệt nam nữ. - Nguyên nhân gây bệnh không rõ nhưng người ta thấy bệnh có liên quan đến phóng xạ, hóa chất. Đặc biệt là sốt rét, 10% bệnh nhân có tiền sử sốt rét. 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM Các tiêu chuẩn tổng quát để chẩn đoán xác định và sự tiến triển của bệnh Leucose kinh dòng hạt đã được chia ra làm hai giai đoạn rõ rệt. + Giai đoạn mạn tính kéo dài từ 20 - 40 tháng cá biệt còn dài hơn tiếp đó là giai đoạn chuyển dạng cấp với biểu hiện lâm sàng rất ồ ạt giống như Leucose cấp kéo dài 2 - 4 tháng kết thúc giống như Leucose cấp, cá biệt nếu điều trị tích cực có thể đạt được lui bệnh hoàn toàn. Bệnh Leucose kinh dòng hạt có thể biểu thị bằng các tiêu chuẩn để chẩn đoán như sau: 2.1. Lâm sàng - Lách to: thường là lách rất to > độ III, mật độ chắc bờ có răng cưa ít có bệnh nào lách to đến như vậy (95%) . - Da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện thiếu máu nhẹ (75%) . - Sốt thường là sất nhẹ từng đợt không rõ nguyên nhân (74%) . - Gan to thường là to ít độ l-2cm dưới bờ sườn, mật độ mềm bờ sắc (62%) . - Gầy sút thường gầy sút ít nhất là trong thời kỳ có sốt, triệu chứng này không đặc hiệu nhưng hay gập (61%) . - Nghe tim có tiếng thổi tâm thu do thiếu máu (90%) . - Hạch to: thường là những vùng đã có hạch to sẵn như vùng trước cổ, bẹn chỉ to ít, mật độ chắc di động dễ (36%) . - Xuất huyết dưới da: ở giai đoạn mạn thì không có xuất huyết dưới da, chỉ xuất hiện ở giai đoạn chuyển dạng cấp. 126
- - Tắc mạch: do bạch cầu tăng quá cao trong máu có thể tắc mạch chi dưới gây đau và phù tím, tắc mạch dương vật gây dấu hiệu Priapison hoặc tắc mạch não gây liệt nửa người. 2.2. Xét nghiệm - Tăng sinh dòng bạch cầu hạt trong máu ngoại vi thường là trên 80.000 bạch cầu/1mm3 có khi tới vài trăm nghìn bạch cầu, người ta thấy ít có loại bệnh nào gây tăng bạch cầu đến như vậy. - Công thức bạch cầu người ta không thấy khoảng trống bạch cầu ở giai đoạn mạn tính. Khi chuyển dạng cấp mới xuất hiện khoảng trống bạch cầu. - Hàm lượng vitamin B12 trong máu tăng cao (bình thường từ 4.500 - 8.500 lít) - Men Phosphatase kiềm bạch cầu giảm nặng (bình thường từ 30 - 80%) . - Hàm lượng acid ước tăng cao (bình thường từ 4-5 mg%) - Tìm được nhiễm sắc thể Philladelphy trong máu. - Tăng số lượng tế bào tuỷ trong tuỷ đồ mà chủ yếu là của dòng bạch cầu, từ non đến trưởng thành. - Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường. Trên đây là những triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm mà chúng tôi đã sắp xếp theo thứ tự dựa theo sự thường gặp và tính chất quan trọng của nó giúp cho chẩn đoán. 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán phân biệt Nói chung bệnh Leucose kinh dòng hạt nằm trong hội chứng tăng sinh tuỷ ác tính. Ta chỉ cần phân biệt với một bệnh cũng có lách to và bạch cầu cũng tăng cao đó là bệnh lách to sinh tuỷ. Trong bệnh lách to sinh tuỷ lách thường không to bằng Leucose kinh dòng tuỷ. Bạch cầu cũng tăng nhưng ít khi quá 50.000 bạch cầu trong một ml trong đó : - Chủ yếu là tân cầu còn bạch cầu hạt chỉ còn chiếm 20% tuỷ xương bị xơ cứng (Xác định được khi ta chọc tuỷ làm tuỷ đồ) và men Phosphatase kiềm bạch cầu bình thường, vitamin B12 trong máu bình thường, acid ước máu bình thường. + Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng triệu chứng chủ yếu là lách to. Xét nghiệm: số lượng bạch cầu tăng cao không có khoảng trống bạch cầu Có nhiễm sắc thể Philladelphy trong máu. 3.2. Chẩn đoán giai đoạn - Giai đoạn mạn tính: bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn này dễ dàng dựa vào lâm sàng là lách to, xét nghiệm bạch cầu tăng cao, giai đoạn này điều trị thường đáp ứng rất tốt có thể lách nhỏ lại, công thức máu bạch cầu về bình thường, men Phosphatase kiềm bạch cầu dần được tăng lên. Trên lâm sàng không còn triệu chứng người bênh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường thời gian lui bệnh 127
- có the kéo dài từ 30 – 40 tháng nếu điều trị và theo dõi cẩn thận có thể dài hơn. Cuộc sống người bệnh chỉ kết thúc khi bệnh chuyển dạng cấp. - Giai đoạn chuyển dạng cấp: đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh Leucose kinh dòng tuỷ nó có những đặc điểm sau: - Mất sự nhậy cảm với điều trị. - Tình trạng lâm sàng nặng lên: lách to nhiều xuất hiện thêm sốt cao, xuất huyết dưới da. . . - Mất khả năng biệt hóa tế bào tuỷ. Thời gian này có thể kéo dài độ 2 tháng kể từ lúc phát hiện chuyển dạng cấp đến khi tử vong. Tuy nhiên cá biệt cũng có bệnh nhân đáp ứng với điều trị (tất nhiên là điều trị như Leucose cấp) có thể đạt được lui bệnh. Ở giai đoạn này bạch cầu non tăng lên thường chiếm >30% xuất hiện khoảng trống bạch cầu. Trên lâm sàng xuất hiện thêm các triệu chứng khác giống như bệnh bạch cầu cấp thường giai đoạn này xuất hiện các biến chứng. 3.3. Chẩn đoán biến chứng Các biến chứng sau đây có thể là nguyên nhân gây tử vong cho người bệnh: - Tắc mạch nhiều nơi do bạch cầu tăng quá cao thường tắc mạch não, chi, phổi, dương vật. . . . - Vỡ lách tự nhiên do lách quá to nên dù có va chạm nhẹ hoặc không va chạm gây chảy máu ồ ạt dẫn đến tử vong. - Nhiễm khuẩn: thường xuất hiện ở giai đoạn chuyển dạng cấp. - Xuất huyết: do tiểu cầu bị lấn át nên giai đoạn của người bệnh có xuất huyết mang đầy đủ tính chất xuân huyết do giảm tiểu cầu. 4. ĐIỀU TRỊ BỆNH LEUCOSE KINH DÒNG TỦY - Điều trị Leucose kinh dòng tuỷ ở giai đoạn mạn tính: + Hóa học trị liệu thường dùng Bisulfan với các biệt dược: Misulban, Myleran, Myelosan. Đây là một chất tổng hợp chống phân bào nhiễm sắc thể kiểu Alkylant. Liều dùng 4-5 mg/ngày uống hàng ngày, sau 1 tháng điều trị theo dõi công thức máu thường xuyên duy trì số lượng bạch cầu khoảng 10.000 - 15.000 bạch cầu / 1mm3 máu. - Có thể dùng Dibromomanntol cũng là một Alkylant nhưng không bền vững bằng liều dùng 200 - 300mg/ngày uống 7 ngày nghỉ 3 ngày. Tác dụng phụ dễ gây tắc mạch và giảm bạch cầu. - Cyclophosphamid (Endoxan, Cytoxan) tác dụng kiểu Alkylant liều dùng 100 - 200mg/ngày tác dụng phụ: buồn nôn và rụng tóc. + Gạn bớt bạch cầu trong máu ngoại vi người ta lấy máu người bệnh ra rồi gạn 128
- bớt bạch cầu sau đó truyền lại. + Cắt bỏ lách: khi lách quá to dễ gây vỡ lách tự nhiên thì có chỉ định cắt lách đương nhiên, phải kiểm tra kỹ số lượng tiểu cầu và thời gian máu chảy máu đông. - Miễn dịch trị liệu thường áp dụng miễn dịch thụ động đặc hiệu tức là lấy huyết thanh người bệnh bị Leucose kinh đòng hạt ở giai đoạn lui bệnh truyền cho người chưa lui bệnh. - Ngoài ra còn có phương pháp ghép tuỷ nhưng ít hiệu quả và tốn kém. - Ở giai đoạn chuyển dạng cấp thì điều trị như Leucose cấp nghĩa là dùng V.A.M.P truyền máu tươi, tia xạ. . . Tóm lại: Leucose kinh thể tuỷ là một bệnh máu ác tính thuộc nhóm bệnh tăng sinh tuỷ ác tính nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, thường gặp ở người lớn không phân biệt giới tiến triển từ từ so với các bệnh máu ác tính khác điều trị dễ đạt được lui bệnh, thuốc đặc hiệu nhất là Bisulfan. Cần được chẩn đoán sớm ở giai đoạn mạn tính để kéo dài cuộc sống người bệnh. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI CÓ TUỔI 1. ĐẠI CƯƠNG Tuổi thọ càng cao, số người có tuổi ngày càng nhiều. Một môn học mới đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lứa tuổi này. Lão khoa ngày nay phát triển theo 3 hướng. - Lão khoa cơ bản - Lão khoa lâm sàng - Lão khoa xã hội 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ NGƯỜI GIÀ Quá trình xảy ra ở 5 mức: mức phân tử, tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống và toàn cơ thể. Do đặc tính chung nhất của quá trình này là không đồng thì và không đồng tốc có nghĩa là mọi bộ phận trong cơ thể không già cùng một lúc và với tốc độ như nhau. Có bộ phận già trước, có bộ phận già sau, có bộ phận già nhanh, có bộ phận già chậm. 2.1. Sự hóa già của hệ thần kinh - Về mặt giải phẫu: khối lượng não giảm dần trong quá trình hóa già còn khoảng 1180g ở nam, l060g ở nữ vào lúc 85 tuổi. Lúc 25 tuổi ở nam 1400g; ở nữ 1260g. 129
- - Về mặt sinh lý: biến đổi thường gặp nhất là giảm khả năng thụ cảm + Giảm thị lực + Giảm sinh lực + Giảm khứu giác + Giảm vị giác + Giảm xúc giác Hoạt động thần kinh cao cấp giảm ức chế sau đó là giảm hưng phấn. Phổ biến nhất là giảm tính linh hoạt trong sự dẫn truyền xung động thần kinh. Gặp rối loạn giấc ngủ. - Về mặt tâm lý có sự giảm tốc độ và giảm tính linh hoạt của mọi hoạt động vấn đề trừu tượng thường giảm. 2.2. Sự hóa già của hệ tim mạch - Tuần hoàn nuôi tim giảm, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cơ tim. - Hay có suy tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim - Các động mạch bị xơ hóa, tĩnh mạch giảm trương lực, mao mạch kém hiệu lực - Huyết áp động mạch thường tăng cao theo tuổi. 2.3. Sự hóa già của thận - Về phương diện hình thái học, bắt đầu từ 20 tuổi đã có những biến đổi ở các động mạch nhỏ và trung bình của thận - Vào lúc 70 - 80 tuổi số nephron hoạt động giảm đi khoảng 1/3 hoặc 1/2 so với lúc mới sinh. - Về phương diện chức năng mức lọc cầu thận giảm dần. 2.4. Sự hóa già của hệ tiêu hóa - Ống tiêu hóa giảm trọng lượng, có hiện tượng thu teo, suy yếu các cơ thành bụng và các dây chằng dẫn đến tình trạng sa nội tạng. - Giảm hoạt lực của các hệ tiết dịch tiêu hóa. - Gan giảm trọng lượng, trong nhu mô gan có chỗ teo, vỏ liên kết dày lên, mật độ gan chắc hơn. - Túi mật: tuổi từ 40 đã có sự giảm đàn hồi thành túi mật và ống dẫn mật do xơ hóa cơ vòng oddi hay có rối loạn điều hoà dẫn mật. 2.5. Sự hóa già của hệ hô hấp - Hình dạng của lồng ngực biến đổi nhiều do sụn sườn bị rối loạn, khớp sụn cột sống xơ cứng, đốt sống đĩa đệm bị thoái hóa, cơ lưng dài teo, hạn chế cử động. Tế bào biểu mô trụ phế quản dày, tế bào biểu mô tiết dịch loạn dưỡng, chất nhầy giảm lượng, cô đặc. - Về chức năng: dung tích sống (CV) giảm chỉ số Tiffeneau giảm, khả năng hấp 130
- thụ oxy và máu động mạch giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy tổ chức. 2.6. Sự tạo hóa của hệ nội tiết - Tuyến nội tiết trong quá trình hóa già không đồng thì cũng không đồng tốc. - Bắt đầu thoái hóa sớm nhất là thoái hóa tuyến ức, sau đó tuyến sinh dục, rồi đến tuyến giáp trạng, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận. Những biến đổi chức năng của tuyến nội tiết, làm thay đổi tính chất các phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các Stress. 3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGƯỜI CÓ TUỔI 3.1. Đặc điểm chung - Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. - Người già ít khi chỉ mắc một bệnh mà thường có nhiều bệnh đồng thời nhất là các bệnh mạn tính. - Các triệu chứng của bệnh tuổi già thường ít khi điển hình do đó dễ bỏ qua hoặc làm sai lệch chẩn đoán. - Bệnh người già thường kém khả năng hồi phục vì vậy chữa bệnh người già phải hết sức chú ý đến phục hồi chức năng. 3.2. Tình hình bệnh tật ở người có tuổi Có thể tìm hiểu bệnh tật của tuổi già ở 3 khu vực: trong nhân dân qua điều tra cơ bản, tại các cơ sở điều trị qua mổ tử thi. Mỗi nước có hoàn cảnh sinh sống riêng cho nên cơ cấu bệnh tật cũng khác nhau, đặc biệt giữa các nước phát triển và nước đang phát triển - Trong nhân dân; 13.392 người từ 60 tuổi trở lên đã được khám tại các vùng dân cư, dân tộc khác nhau. Các bệnh nội khoa thường gặp là: + Bệnh hô hấp: 19,63% + Bệnh tiêu hóa: 18,25% + Bệnh tim mạch: 13,32% + Thận - Tiết niệu: 1,64% + Bệnh máu và cơ quan tạo máu: 2,29% + Cơ xương khớp: 47,69% Nói chung bệnh tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi. Phân loại sức khỏe thấy đa số sức khỏe kém 62,71% loại trung bình ít 36,52%, loại khá chiếm 0,75%. - Tại các cơ sở điều trị: + Tại khoa nội Bệnh viện Bạch Mai bệnh gặp nhiều nhất là bệnh tim mạch 59,3%, bệnh tiêu hóa 39%, hô hấp 35,6%, tiết niệu sinh dục 10,8%, thần kinh 4,6%, cơ quan tạo máu 4,1%, nội tiết 1,38%, bệnh khác 15,6%. + Tại trại dưỡng lão Thọ Châu (Thanh Hóa) gặp 15% là suy kiệt tuổi già, 9% 131
- là tăng huyết áp; 9% đục thuỷ tinh thể, 7% rụng răng hoàn toàn, 8% lao phổi đã ổn định, 7, 5% bệnh xương khớp, 6% liệt nửa người, 5% gù vẹo cột sống, 3% thiên đầu thống, 2% viêm đại tràng mạn (BH nội khoa tập II - 1996) . - Qua mổ tử thi: Vũ Công Hoè 1480 trường hợp bệnh nhân có tuổi được mổ tử thi tại Bệnh viện Bạch Mai thấy nhiều nhất là nhóm VII tim mạch 21,2%. Sau đó bệnh nhóm II ung thư 17,5% rồi bệnh nhóm I nhiễm khuẩn 16%, còn lại nhóm IX tiêu hóa 14,3% nhóm VI thần kinh 11,6% và nhóm VIII hô hấp 8, % 3.3. Tình hình tử vong ở người có tuổi Theo tài liệu nước ngoài 1,4% người già chết tại nhà còn lại tử vong tại trại dưỡng lão. Nguyên nhân tử vong là tim mạch 51,7% hô hấp 28,6%; tiêu hóa 7%, nội tiết chuyển hóa 1,5% nhiễm khuẩn 5,7%, bệnh máu và cơ quan tạo máu 1,7% nguyên nhân khác 3,8% Tại các khoa nội Bệnh viện Bạch Mai thấy tuổi chết trung bình ở người già 67 tuổi; 69, 5% chết vào mùa lạnh, 72,7% chết về ban đêm. Xét về thời gian từ lúc vào viện đến khi chết 34,6% chết xảy ra vào ngày đầu, 64% chết trong 10 ngày đầu. (Bài giảng BH Nội khoa 1996) 4. CHẨN ĐOÁN ĐƯỢC MỘT SỐ BÊNH THƯỜNG GẶP VÀ VẤN ĐỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi 4.1. Bệnh tim mạch - Cơn đau thắt ngực nhồi máu cơ tim rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, tai biến mạch máu não, suy tĩnh mạch, nghẽn động mạch, túi phình động mạch. 4.2. Bệnh hô hấp - Viêm phế quản mạn, giãn phế nang, K phổi, giãn phế quản, xơ phổi, lao phổi màng phổi, phế quản phế viêm. 4.3. Bệnh tiêu hóa - Loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, ung thư dạ dày, ung thư gan, xơ gan, trĩ. 4.4. Bệnh thận tiết niệu - Viêm bể thận mạn, viêm cầu thận mạn, xơ mạch thận, sỏi thận, u xơ tiền liệt tuyến. 4.5. Bệnh nội tiết chuyển hóa - Đái tháo đường, tăng cholesterol máu, suy giáp trạng, suy sinh dục, rối loạn mạn kinh. 132
- 4.6. Bệnh máu và cơ quan tạo máu - Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu khả năng tuỷ xương, đa u tuỷ xương, ung thư mạch. 4.7. Bệnh tự miễn - Tự kháng thể lipoprotein, kháng insulin, kháng niêm mạc dạ dày, kháng giáp. 4.8. Bệnh tâm thần - Loạn tâm thần trước tuổi già và loạn tâm thần tuổi già. - Bệnh tâm thần tuổi già, thường gặp sa sút trí tuệ kiểu Alzheimer. 4.9. Bệnh thần kinh - Rối loạn tuần hoàn não, hội chứng ngoại pháp nhất là bệnh Parkinson, viêm đa dây thần kinh. 4.10. Về ngũ quan - Glaucome, đục thuỷ tinh thể, teo dây thần kinh thị giác. - Giảm thính lực, rối loạn tiền đình. - Ngứa tuổi già, ung thư hắc tố. - Mất nhiều răng. * Vấn đề phục hồi chức năng. - Phục hồi chức năng nhằm đảm bảo hoạt động thể lực, tâm lý, tư duy quan hệ gia đình xã hội, khả năng lao động. - Người có tuổi nếu luyện tập phục hồi chức năng đã suy giảm do tuổi tác điều mà riêng thuốc men không giải quyết được. - Muốn đạt được yêu cầu đó phải : + Bắt đầu phục hồi chức năng càng sớm càng tốt + Tiến hành điều trị phục hồi một cách tự giác. + Kết hợp rèn luyện với hỗ trợ của chuyên môn + Vận động tuỳ theo điều kiện cụ thể. Tại bệnh viện, tại các cơ sở điều dưỡng, trại dưỡng lão, câu lạc bộ người có tuổi. 5. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ HỌC VỀ BỆNH TUỔI GIÀ 5.1. Nguyên tắc chung Điều trị phải toàn diện, điều trị nguyên nhân, triệu chứng cần chú ý đến việc nâng đỡ cơ thể tạo điều kiện cho việc chữa bệnh, đặc biệt về dinh dưỡng hỗ trợ về tinh thần, tư tưởng. 5.2. Sử dụng thuốc của người già - Do đặc điểm cơ thể người già, tác dụng thuốc không hoàn toàn giống người trẻ, việc hấp thụ thuốc kém và tốc độ cũng như mức độ chuyển hóa, độ nhậy cảm của cơ thể có nhiều biến chứng có thể xảy ra, do vậy cần chú ý 133
- + Nếu có một phương pháp điều trị chữa bệnh nào có hiệu nghiệm mà không cần dùng thuốc thì không dùng. + Nếu nhất thiết phải dùng thuốc thì dùng càng ít loại thuốc càng tất. + Cần chọn liều lượng thích hợp nhất đạt hiệu quả cao nhất không gây tai biến. Nên bất đầu bằng liều thấp + Nếu chọn thuốc có độc tính cao, cần chú ý dùng các biện pháp hạn chế độc tính. + Dù thuốc không độc cũng phải đề phòng tai biến dị ứng. + Khi dùng thuốc trong thời gian dài phải theo dõi sát, kiểm tra, sự kết từng đợt. 6. HƯỚNG DẪN CỘNG ĐỒNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI - Hướng dẫn cộng đồng biết phát hiện sớm bệnh tật người có tuổi. - Biết khai thác những triệu chứng cơ năng và thăm khám thực thể. - Có biện pháp điều trị sớm, tích cực. 134
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bách khoa thư bệnh học, 1996. 2. Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1996. 3. Bệnh học nội khoa tập I, II - 1996. 4. Bệnh học nội tiêu hóa - Học viện Quân y- 1998 5. Bệnh thấp khớp PGS - TS. Trần Ngọc Ân - Nhà xuất bản y học 1995. 6. Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1996 7. Các bệnh về máu, NXB Y học, 1996. 8. Các nhiễm độc cấp thường gặp. NXB Y học 1985. 9. Cấp cứu nội khoa - 2001. 10. C ấp cứu ngộ độc NXBYH 2001. 11. Chẩn đoán và điều trị học hiện đại - NXB Y học 2001. 12. Đặng Trần Duệ (1996) , Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, NXB Y học. 13. Đỗ Trung Quân (1998) , Bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 14. Điều trị học nội khoa. tập 1, 2 NXB Y học 2002. 15. Hồi sức cấp cứu - Đai học Y khoa Thái Nguyên 2001. 16. Hồi sức cấp cứu NXB Y học 1998. 17. Hướng dẫn đọc điện tâm đồ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2001. 18. Hướng dẫn quản lý và kiểm soát HQP - WHO 1998. 19. Huyết học trong lâm sàng, 1996. 20. Ký sinh trùng -NXB Y học. 21. Lâm sàng tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2001. 22. Nhiễm trùng tiết niệu PGS. Trần Văn Chất. 23. Phạm Mạnh Hùng. Các biểu hiện tự miễn dịch trong các bệnh của tuyến giáp. 135
- 24. Tình hình bệnh thận, tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai (1991 - 1995) PGS. Trần Văn Chất - BS. Trần Thị Thịnh. 25. Tài liệu Đại hội hen toàn cầu lần III (7/2001) . 26. Tài liệu tập huấn HSCC - 2000 - Bộ môn HSCC ĐH Y Hà Nội 27. Thái Hồng Quang (2001), Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 28. Triệu chứng học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2000. NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 2 Chịu trách nhiệm xuất bản HOÀNG TRỌNG QUANG Biên tập: BS. VŨ THỊ BÌNH Sửa bản in: VŨ THỊ BÌNH Trình bày bìa: CHU HÙNG KT vi tính: BÙI THỊ THƯƠNG 136
- In 1.000 cuốn, khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Y học. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 23 - 2006/CXB/675 - 271/YH Giá: 17000 In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2006. 137
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 2
162 p | 630 | 206
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 1)
42 p | 498 | 194
-
Bài giảng bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 1
278 p | 492 | 172
-
Bệnh học Nội khoa - Tập 2 - BS.CKII. Doanh Thiêm Thuần (ĐH Y khoa Thái Nguyên)
137 p | 399 | 159
-
Bài giảng bệnh học nội khoa (Tập 1): Phần 2
157 p | 414 | 146
-
Bài giảng Bệnh học nội khoa: Phần 2 - BS. Bùi Thị Thu Hoa
192 p | 252 | 48
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Tập 1: Tim mạch – thận): Phần 2
195 p | 158 | 30
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Tập 2: Bệnh khớp - Nội tiết): Phần 1
166 p | 129 | 24
-
Chuyên đề bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 1
60 p | 124 | 20
-
Chuyên đề Bệnh học nội khoa (Tập 1): Phần 1
116 p | 134 | 18
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Tập 2: Bệnh khớp - Nội tiết): Phần 2
104 p | 120 | 18
-
Bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 1 - GS.TS. Ngô Quý Châu
306 p | 88 | 18
-
Chuyên đề bệnh học nội khoa (Tập 1): Phần 2
92 p | 146 | 16
-
Bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 2 - GS.TS. Ngô Quý Châu
338 p | 73 | 16
-
Chuyên đề bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 2
77 p | 126 | 14
-
Chuyên đề Bệnh học nội khoa (Tập 1): Phần 2
77 p | 117 | 12
-
Nghiên cứu bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 1
308 p | 10 | 5
-
Nghiên cứu bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 2
338 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn