intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học Thực Hành: ĐÁI THÁO (Diabetes insipidus, Diabete insipide)

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại Cương: Đái tháo nhạt là một bệnh nội tiết mà triệu chứng chủ yếu là đái nhiều do sự rối loạn chức năng của hệ vùng dưới đồi (Hypothalamus - Tuyến yên) dẫn đến cơ thể thiếu chất tiết tố kháng lợi niệu, chức năng tái hấp thu nước của tiểu quản thận suy giảm gây nên tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm, khát nước và uống nhiều nước. Bệnh có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào, nhiều nhất là vào tuổi thanh niên. Bệnh thuộc phạm trù chứng ‘Tiêu Khát’, theo y học cổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: ĐÁI THÁO (Diabetes insipidus, Diabete insipide)

  1. ĐÁI THÁO (Diabetes insipidus, Diabete insipide) Đại Cương: Đái tháo nhạt là một bệnh nội tiết mà triệu chứng chủ yếu là đái nhiều do sự rối loạn chức năng của hệ vùng dưới đồi (Hypothalamus - Tuyến yên) dẫn đến cơ thể thiếu chất tiết tố kháng lợi niệu, chức năng tái hấp thu nước của tiểu quản thận suy giảm gây nên tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm, khát nước và uống nhiều nước. Bệnh có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào, nhiều nhất là vào tuổi thanh niên. Bệnh thuộc phạm trù chứng ‘Tiêu Khát’, theo y học cổ truyền. Nguyên nhân Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo nhạt có liên quan đến Phế, Tỳ (vị) và Thận, có thể hiểu cơ chế sinh bệnh như sau: Phế chủ khí, thông điều thủy đạo, trường hợp phế âm không đủ, phế cơ mất chức năng thăng giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bổ đều khắp cơ thể mà xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và lượng nhiều. Tỳ chủ vận hóa, tỳ khí kiêm chức năng vận hóa thủy dịch, nếu chức năng này suy giảm, nước không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài. Mặt khác tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà không thông điều được thủy đạo. Thận chủ thủy, thận khí suy thì chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không được chế ước nên tiểu nhiều. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi: "Dương không hóa khí thì tân dịch không phân bổ trong cơ thể, thủy không có hỏa thì chỉ có giáng mà không thăng nên chảy trực tiếp vào bàng quang”. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh đái tháo đường bắt đầu có thể từ từ hoặc đột ngột, lượng nước tiểu rất nhiều có thể từ 5000ml - 10.000ml trong 24 giờ, tỷ trọng thường thấp từ 1.001 – I005, tiểu trong, do nước tiểu nhược trương mà thẩm thấu áp huyết tương thường tăng nhẹ nên bệnh nhân uống nhiều nước mà thích uống nước lạnh. Nếu cho uống đủ nước, nhiều bệnh nhân cơ thể không bị ảnh hưởng gì, ngoài việc thèm uống và khát. Trường hợp thiếu nước không kịp bổ sung, sẽ xuất hiện trạng thái mất nước nghiêm trọng, áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao cùng với nồng độ Natri huyết thanh tăng cao nhiều dễ gây tử vong. Trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày, dung tích bàng quang tăng mà số lần tiểu có thể giảm. Chẩn đoán bệnh: Chủ yếu dựa vào:
  2. 1. Triệu chứng lâm sàng: Tiều nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, nước tiểu trong như nước lạnh, tỷ trọng thấp, khát nước, uống nhiều. 2. Thử nghiệm nhịn uống: vì nguyên nhân bệnh là do thiếu chất hormon kháng lợi niệu (ADH) nên lượng nước tiểu vẫn nhiều và tỷ trọng nước tiểu vẫn thấp. 3. Thử nghiệm nước muối ưu trương: Sau khi chích nhỏ giọt nước muối ưu trương, lượng nước tiểu vẫn không giảm, tỷ trọng nước tiểu vẫn thấp. Thông thường cần phân biệt chẩn đoán với bệnh tiểu đường (xét nghiệm Gluco máu cao, Gluco nước tiểu dương tính...). Điều Trị 1. Biện chứng luận trị: Nguyên tắc chung điều trị bệnh đái tháo nhạt chủ yếu là bổ hư. Bệnh biểu hiện chủ yếu là âm hư nhưng trường hợp mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dương hư. Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh và biện chứng luận trị như sau: 1) Phế Vị Âm Hư: khát nhiều thích uống nước lạnh, miệng lưỡi khô, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh dưỡng phế vị. Dùng bài ‘Nhân Sâm Bạch Hổ Thang’ gia giảm: Nhân sâm 8 - 10g, Sinh địa 12g, Thiên hoa phấn 12g, Ngọc trúc 12g, Thiên môn, Mạch môn đều 12g, Địa cốt bì, Đơn sâm, Đơn bì đều 12g, Thạch cao (sống) 40 - 60g, sắc trước, Tri mẫu 10g, Cam thảo tươi 4g. Sắc uống. Tùy tình hình bệnh gia giảm. Hoặc dùng bài Mạch Môn Đông Thang gia giảm: Hoàng cầm, Mạch môn, Cát căn đều 15g, Tri mẫu, Trúc diệp, Ô mai đều 10g, Lô căn 10g, Thiên hoa phấn, Sa sâm đều 20g (bài thuốc kinh nghiệm của Dương Phù Hải). 2) Thận Âm Hư: khát uống nhiều, tiểu nhiều và nhiều lần, lòng bàn chân tay nóng, váng đầu, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác. Điều trị: Tư thận, dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Sơn dược đều 20g, Đơn bì, Bạch linh, Mạch đông, Thiên hoa phấn, Huyền sâm đều 12g, Tang phiêu tiêu 10g, Sơn thù nhục 12g, Ngũ vị tử 4g, Cam thảo 4g.
  3. 3) Thận Dương Hư: Thường bệnh lâu ngày, âm hư dẫn đến dương hư, thường người mệt mỏi, sợ lạnh, uống nhiều, tiểu nhiều, sắc mặt xạm khô, kém tươi nhuận, đau lưng, váng đầu chóng mặt, lưỡi nhợt rêu dày trắng, mạch Trầm Tế. Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Kim Quĩ Thận Khí Hoàn hoặc Lộc Nhung Hoàn gia giảm: Sinh địa 34g, Thục địa 24g, Hoài sơn, Nữ trinh tử, Đơn bì đều 12g, Bạch linh, Trạch tả đều 10g, Phụ tử, Nhục quế đều 6g, Đỗ trọng 15g, Xương bồ 3g, Tang phiêu tiêu 14g. + Thục địa 15g, Hoàng kỳ 24g, Sao Sơn dược 30g, Mạch môn, Huyền sâm đều 18g, Sơn thù, Bạch linh, sao Bổ cốt chi, Xnyên Ngưu tất, Nhục thung dung, Địa cốt bì đều 9g, Nhân sâm, Ngũ vị tử đều 6g, Kê nội kim (bột) 3g, bột Lộc nhung (hòa uống) lg. 2. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm theo sách ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’: (l) Hà thủ ô, Mè đen, Táo đỏ đều 120g, Sơn dược, Táo đen đều 60g, gà quạ non (lông đen) l con (bỏ long và lòng ruột) làm qạch bỏ chung với thuốc vào nồi đất cho đủ nước chưng nhỏ lửa trong 8 - 12 giờ, chia nhiều lần uống nước thuốc và ăn cả thịt gà; Dùng trong 2 - 3 ngày, mỗi tuần một con (Kinh nghiệm của Trần Mậu Ngộ). (2) Sinh thục địa, Qui bản, Cam thảo, Hoàng liên, Hoàng bá, Lô căn, Cát căn, Hỏa ma nhân, Linh dương giác, Sơn dược,.Đảng sâm, Mộc qua (Kinh nghiệm của Phạm Văn Á). (3) Thục phụ tử 4g, Hoàng kỳ, Sơn dược đều 30g, Quế ehi, Bạch truật, Trạch tả, Phục linh, Trư linh, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Hoạt thạch, Phòng phong, Ý dĩ, Thần khúc đều 12g, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo đều 3g (Kinh nghiệm của Vương Dũng). (4) Sinh Long cốt, Mẫu lệ, Kỷ tử, Thỏ ty tử, Hoàng bá, Sa nhân, Chích Cam thảo, Bắc Sa sâm, Sao Đỗ trọng (Kinh nghiệm của Dương Học Hải). Ngoài ra, vị Cam thảo bắc có tác dụng làm tăng hấp thu Natri và Clor của tiểu quản thận nên có tác dụng kháng lợi niệu và có tác giả phát hiện vị thuốc Linh dương giác có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo nhạt. (5) Dưỡng Âm Thanh Nhiệt Phương (Bệnh viện số 1 trực thuộc Viện Y học Bắc Kinh): Tế sinh địa, Đại mạch môn, Đơn bì, Bạch vi, Thạch xương bồ, Ngọc trúc,
  4. Tang bạch bì, Địa cốt bì đều 10g, Huyền sâm, Bạch mao căn, Phỉ bạch, Chích cam thảo đều 15g, Toàn qua lâu 20g, sắc uống. - Gia giảm: Khát nhiều thêm Thiên hoa phấn, bột Cát căn đều 10g, Tri mẫu 10g. Tiểu đêm nhiều thêm Hoài Sơn 15g, Tang phiêu tiêu, Ô dược, Ích trí nhân đều 10g. (6) Sinh Tân Lương Huyết Phương (Tạ Hải Châu, Bắc Kinh): Bắc Sa sâm, Toàn Đương qui, Cát căn, Thiên hoa phấn, Bạch thược đều 12g, Hồng hoa, Thái tử sâm, A giao đều 9g, Kê huyết đằng 30g, Đơn sâm, Huyền sâm, Sinh địa đều 15g, bột Tam thất 3g (hòa uống), sắc uống. - Gia giảm: Tiểu nhiều gia Ích trí nhân 9g, Thỏ ty tử 15g, ô dược 12g, nhiệt nặng gia Miết giáp 24g, Thanh hao 12g, Bạch vi, Địa cốt bì đều 12g. Đã dùng trị l ca khỏi làm việc tốt theo dõi 3 năm không tái phát. (7) Tiêu Khát Phương (Mạch Nhạn Quân, bệnh viện nhân dân huyện Mã Sơn, Quảng Tây): Sinh địa, Xuyên Tục đoạn, Tang ký sinh đều 15g, Ngũ vị tử, Hoài sơn, Tri mẫu, Mạch môn, Hoàng cầm, Thạch hộc, Cát căn, Hòang kỳ đều 10g. Sắc uống. Gia giảm: ăn kêm bụng đầy gia Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm, Thần khúc đều 10g. Đã dùng trị 10 ca khỏi hẳn, tỷ trọng nước tiểu bình thường). (8) Niệu Băng Phương (Phạm Nhân Trung, bệnh viện trung y tỉnh An Huy, Trung Quốc): Sinh địa, Thục địa, Sơn dược, Cam thảo đều 30g, Qui bản 60g, Đảng sâm, Ma nhân đều 15g, Hoàng liên, Hoàng bá, Mộc qua, Kỷ tử, Ô mai, Táo nhân đều 12g, Linh dương giác lg (sắc riêng hòa thuốc uống). Ngoài ra dùng bột Cam thảo 90g, mỗi ngày sáng tối uống mỗi lần 3g. - Gia giảm: Họng khô nhiều, dùng Thạch hộc tươi 15g, Lô căn tươi 150g, sắc uống hàng ngày. Mệt nhiều bỏ Linh dương giác, Hoàng liên, Hoàng bá chỉ dùng 6g, gia Tây dương sâm 6g, Tang phiêu tiêu 12g. Đã dùng trị 2 ca khỏi hoàn toàn. (9) Lão Tráng Phương (Trịnh Thế Nhạc, bệnh vlện Nhân dân số 1 huyện Hoàng Nham, tỉnh Triết Giang): (a) Thạch cao 60g, Bắc sa sâm 30g, Tri mẫu, Sinh cam thảo đều 6g, Ngưu tất, Sinh địa, Thục địa đều 15g, Hoàng bá, Hoàng cầm, Huyền sâm đều 9g, Kim anh tử 10g, Lô căn 12g, sắc uống. (9) Thạch cao 90g, Sinh địa, bắc Sa sâm đều 30g, Kim anh tử 18g, Ngưu tất 15g, Hoàng cầm, Huyền sâm, Địa cốt bì đều 9g, Tang bạch bì 10g, Sinh cam thảo 3g sắc uống. Điều trị 2 ca đều khỏi hoàn toàn, tỷ trọng nước tiểu bình thường.
  5. (10) Sâm Mạch Lộc Nhung Hòan (Tôn Dĩ Vị, bệnh viện trực thuộc học viện trung Y Sơn Đông): Đảng sâm 30g, Huyền sâm 15g, Hoàng kỳ, Hoa phấn đều 18g, Ngũ vị tử, Sao Cố chỉ, Tang phiêu tiêu đều 9g, Thục địa, Sơn dược đều 24g, Mạch môn, Tri mẫu đều 12g, Nhục quế 3g, bột Kê nội kim 3g, bột Lộc nhung 1g, đều hòa uống, Phúc bồn tử 9g. Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần. Đã dùng trị 13 ca kết quả đều tốt. Châm Cứu + Thể châm Chọn huyệt chính: Phế du, Ngư tế, Thận du, Tam tiêu du, Phong phủ, Phong trì, Quan nguyên, Thủy đạo, Nhiên cốc, Thủy tuyền. - Huyệt gia giảm: khát nhiều thêm: Thiếu thương (chích nặn máu), Xích trạch, Kim tân, Ngọc dịch (đều chích rút ngay). Tiểu nhiều thêm Thái khê, Phục lưu. - Chủ yếu dùng phương pháp bổ vê nhẹ, lưu kim 30 - 40 phút. Châm hàng ngày hoặc cách ngày. Một liệu trình 30 lần châm. Nghỉ 2 - 3 ngày theo dõi kết quả rồi tiếp liệu trình sau. Thường phải châm 4 - 5 liệu trình (có kết quả còn phải châm củng cố). Đối với một số huyệt, thêm cứu như Quan nguyên, Thận du, Tam tiêu du. Ngoài ra có thể kết hợp điện châm hoặc quang châm (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học). + Nhĩ Châm Huyệt thường dùng: Nội tiết, Phế, Não, Điểm khát. Vê kim nhẹ, lưu kim 30 phút, châm cách nhật. Hoặc gài kim nhĩ hoàn trong 3 ngày thay kim, trong thời gian gài kim dặn bệnh nhân bấm lên huyệt gài mỗi ngày 3 lần (sáng ngủ dậy, trưa và tối trước lúc ngủ). Có thể kết hợp với thể châm hoặc thủy châm. + Thủv châm - Huyệt thường chọn: Phế du, Tỳ du, Thận du, Tam tiêu du, Dương lăng tuyền, Thái khê, Tam âm giao.
  6. Mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt thay phiên, châm cách ngày, mỗi huyệt dùng 0, l - 0,2ml vitamin B1 50mg (nếu có dịch tiêm Hoàng kỳ càng tốt). Liệu trình 30 lần. Có thể kếl: hợp với nhĩ châm. Một Số Kết Quả Dùng Châm Trị Đái Tháo Nhạt + Mã thị (tác giả họ mã) dùng châm sâu huyệt Tinh minh trị 2 ca đái tháo nhạt đều kết quả tốt, dùng phép bổ lưu kim không vê. + Vương Thị dùng Nhĩ châm: chọn các huyệt Não, Khát. Gài kim 2 ngày, thay bên khác. Kết hợp Thủy châm Vitamin B1 50mg vào 2 bên các huyệt Thái khê, Dương lăng tuyền, trị bệnh đái tháo nhạt có kết quả (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2