intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học Thực Hành: LƯU ĐỜM (Tuberculosis Of Bones And Joints)

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LAO XƯƠNG KHỚP Lưu đờm là chứng bệnh sinh ra ở vùng xương khớp và lân cận, hình thành áp xe (abscess), vỡ mủ lỏng như đờm nên được gọi là Lưu Đờm. Về cuối kỳ, biểu hiện của bệnh là một trạng thái hư lao nên cũng gọi là "cốt lao", giống như bệnh lao xương khớp trong y học hiện đại. Bệnh phát. nhiều ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Vị trí phát bệnh phần lớn ở cột sống, sau đó là chi trên, chi dưới. Theo y văn cổ, chứng lưu đờm thường lẫn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: LƯU ĐỜM (Tuberculosis Of Bones And Joints)

  1. LƯU ĐỜM (Tuberculosis Of Bones And Joints) LAO XƯƠNG KHỚP Lưu đờm là chứng bệnh sinh ra ở vùng xương khớp và lân cận, hình thành áp xe (abscess), vỡ mủ lỏng như đờm nên được gọi là Lưu Đờm. Về cuối kỳ, biểu hiện của bệnh là một trạng thái hư lao nên cũng gọi là "cốt lao", giống như bệnh lao xương khớp trong y học hiện đại. Bệnh phát. nhiều ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Vị trí phát bệnh phần lớn ở cột sống, sau đó là chi trên, chi dưới. Theo y văn cổ, chứng lưu đờm thường lẫn lộn với các chứng như Âm hư, Lưu chú (Gravity abscess), Hạc tất phong (Arthroncus of knee). Đến đời nhà Thanh đã biết phân biệt, như sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ ghi: “Chứng phụ cốt đờm (chỉ chứng lưu đờm phát sinh ở mé đùi là chứng thuần âm vô dương, trẻ nhỏ 3, 5 tuổi, tiên thiên bất túc, tam âm hư tổn, cũng do chấn thương làm cho khí không thăng, huyết không hành, ngưng trệ ở kinh lạc gây đau âm ỉ, dần dần thành chứng sang dương”. Đặc điểm của bệnh này là "Nước mủ trong lỏng hoặc như nước đậu phụ chảy ra, vẫ không hết sưng phù, nguyên khí ngày càn.g suy, cơ thể teo gầy, sinh chứng ngực gù, lưng ba ba, môi lưỡi khô ráo, táo bón, tiểu ít hoặc tỳ bại tiêu chảy, chán ăn, dần dần thành lao mà chết”.
  2. Nguyên Nhân Trẻ em thường do tiên thiên bất túc, xương mềm, thanh tráng niên thì do phòng dục, lao động quá mức, hoặc phế hư, kim không sinh thủy gây nên thận thủy suy mà xương loãng, hoặc do tổn thương xương, khí huyết mất điều hòa, phong hàn đờm trọc ngưng tụ ở xương mà sinh bệnh. Trong quá trình bệnh thì bắt đầu là hàn, lâu ngày sinh nhiệt; vừa là tiên thiên bất túc, thận hư, tủy suy, vừa là khí huyết mất điều hòa, đờm trọc ngưng trệ (chứng thực). Lúc làm mủ, không những hàn hóa nhiệt, âm chứng chuyển thành dương chứng, mà thận âm hư ngày càng trầm trọng, hỏa ngày càng vượng lên, cho nên vào trung kỳ và hậu kỳ, thường xuất hiện chứng âm hư hỏa vượng, bệnh càng kéo dài, mủ càng ra nhiều (mủ là do khí huyết tân dịch hóa thành) thì khí huyết càng hư. Triệu Chứng + Sơ Kỳ: Tuy xương đãõ có thay đổi bệnh lý nhưng bên ngoài chưa sưng, mầu da bình thường, chỉ có cảm giác đau nhức âm ỉ; dần dần khớp vận động đau tăng, nhưng triệu chứng toàn thân không rõ rệt. + Trung kỳ: vùng bệnh bắt đầu sưng phù, sốt sáng nhẹ, chiều nặng (hiện tượng hàn hóa nhiệt); vào lúc làm mủ và mủ chín thì da đỏ và ấn có cảm giác bập bềnh.
  3. - Hậu Kỳ: mủ vỡ, chảy mủ lỏng, có chất đục lợn cợn, lâu ngày miệng loét lõm xuống, sắc da chung quanh tím xam, hình thành lỗ dò khó thu miệng. Nếu bệnh ở tay chân, cơ bắp teo dần; Nếu ở đốt sống cổ, đốt sống ngực hoặc thắt lưng thì chân tay co cứng hoặc liệt, có khi tiêu tiểu không tự chủ. Bệnh lâu ngày, nguyên khí suy, cơ thể gầy mòn, tinh thần lạnh nhạt, sắc mặt kém tươi nhuận, người sợ lạnh, hồi hộp, mất ngủ, ra mồ hôi, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Tế hoặc Hư Đại là chứng khí huyết hư. Nếu sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, chán ăn, hoặc ho đờm có máu, lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưới bóng, mạch Tế Sác là triệu chứng âm hư hỏa vượng. Chẩn Đoán Chẩn đoán căn cứ vào: 1 - Triệu chứng lâm sàng (bệnh phát triển chậm qua 3 thời kỳ có triệu chứng riêng, trẻ em thanh thiếu niên mắc bệnh nhiều, vị trí bệnh nhiều ở đốt sống lưng, thắt lưng, kế đến là tay chân, khớp háng, khớp gối..). 2 - Thời kỳ bệnh tiến triển, tốc độ huyết trầm tăng cao, Test Mantoux dương tính mạnh.
  4. 3 - Chụp X quang: kết quả: sơ kỳ biểu hiện xương loãng, bờ xương mờ, thời kỳ giữa và cuối có sự hủy hoại xương, bờ xương mờ, mảnh xương chết, khoang khớp hẹp hoặc mất, dị dạng khớp. 4 - Cấy mủ tìm thấy trực khuẩn lao. Chẩn đoán phân biệt với: 1 - Phụ Cốt Thư (viêm xương tủy có mủ (Suppurative osteomyelitis), phần lớn ở đầu xương dài, phát triển nhanh, bắt đầu đã có sốt cao, vùng bệnh sưng đau nhiều. 2 - Lưu Chú: Phát bệnh ở cơ bắp, nhiều nơi cùng một lúc,, khởi phát nhanh, dễ làm mủ, vỡ mủ dễ liền miệng. 3 - Lịch Tiết Phong (hạc tất phong) phát bệnh ở khớp, cơ teo, khớp biến dạng, có tiền sử đau nhiều khớp. 4 - Ung Thư Xương: thường phát bệnh ở tuổi từ 10 đến 25, vị trí thường ở dưới khớp vai hoặc trên khớp gối, bắt đầu cũng đau nhức âm ỉ, sắc da tím đen, khối u cứng không di động bám sát vào xương, đau dữ, không làm mủ. Biện Chứng Luận Trị Chứng bệnh lưu đờm làø âm chứng nặng nhưng thay đổi nhiều, bệnh lý phức tạp. Lúc biện chứng chú ý bệnh lý thận hư và chú ý bổ thận suốt cả 3 thời kỳ. Phong
  5. hàn đờm trọc ngưng tụ là nhân tố chủ yếu hình thành bệnh. Cho nên sơ kỳ chủ yếu là tán hàn hóa đờm, trung kỳ là bài nùng thác độc để khu tà, phương pháp chủ yếu trị bệnh là ôn kinh tán hàn hóa đờm bổ hư. Điều Trị a - Thuốc Uống Trong: . Sơ Kỳ: ích thận, ôn kinh, hóa đờm tán hàn; dùng bài Dương Hòa Thang Gia Vị (Thục địa, Bạch giới tử, Bào khương thán, Ma hoàng, Cam thảo, Nhục quế, Lộc giác giao (hòa uống) sắc uống. . Trung Kỳ: Phù chính, thác độc; dùng Thấu Nùng Tán (Sinh hoàng kỳ, Sao sơn giáp, Xuyên khung, Tạo giác thích, sắc uống). . Hậu Kỳ: Điều bổ khí huyết; dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Đảng sâm, Bạch truật, Chích hoàng kỳ, Chích cam thảo, Trần bì, Quế nhục, Đương qui, Thục địa, Ngũ vị tử Bạch thược, Phục linh, Viễn chí, Đại táo, Sinh khương), sắc uống. Trường hợp âm hư hỏa vượng dùng Thanh Cốt Tán (Ngân sài hồ, Miết giáp, Chích thảo, Tần giao, Thanh hao, Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Tri mẫu). Vùng thắt lưng đau mỏi, chân yếu: thêm Tục đoạn, Cẩu tích, Thỏ ti tử, Ngưu tất, bột Lộc giác. Ra mồ hôi nhiều thêm Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch, Mẫu lệ nung, Long cốt, Đơn bì. Ho đờm có máu thêm Nam sa sâm, Mạch môn, xuyên Bối mẫu, Đơn bì.
  6. - Dùng Ngoài: . Sơ kỳ: dùng Dương Độc Nội Tiêu Tán thêm Hắc Thoái Tiêu dán ngoài. . Trung kỳ: chọc hút hoặc rạch tháo mủ. . Hậu kỳ (vỡ mủ) dùng Ngũ Ngũ Đơn (nung Thạch cao), Thăng Cơ Tán để thu miệng. Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt: 1 - Chú ý giữ gìn tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng, không lo âu buồn phiền, sinh hoạt, nghỉ ngơii, làm việc điều độ để cho cơ thể khỏe giúp bệnh chóng hồi phục. 2 - Không ăn mỡ, các chất cay nóng như tiêu, ớt cay, rượu, hạn chế ăn đường, ăn nhiều chất rau xanh, trái cây. 3 - Cố định vùng bệnh, hạn chế hoạt động. 4 - Chú ý tắm rửa vệ sinh lau người hàng ngày, thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, chống loét. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, cần chú ý 3 vấn đề cơ bản: tinh thần bệnh nhân cần giừ được thanh thản thoải mái, chế độ chăm sóc vệ sinh chu đáo, chế độ ăn uống đủ chất dinh dường, trái cây, rau xanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2