Bệnh Học Thực Hành: MẤT TIẾNG (Aphonia – Aphonie)
lượt xem 4
download
Tham khảo tài liệu 'bệnh học thực hành: mất tiếng (aphonia – aphonie)', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: MẤT TIẾNG (Aphonia – Aphonie)
- MẤT TIẾNG (Aphonia – Aphonie) Đại Cương Trạng thái âm thanh không phát ra được như bình thường. Nếu đột nhiên mất tiếng, gọi là Cấp Hầu Âm, bệnh kéo dài lâu ngày gọi là Mạn Hầu Âm. Mất tiếng cũng gọi là ‘Hầu Âm’ (Thất Âm). Tuỳ mức độ có thể là khàn giọng hoặc mất tiếng hẳn (nói không ra tiếng). Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng phủ suy nhược. Sách ‘Trực Chỉ Phương’ viết: "Phế là cửa ngõ của thanh âm, Thận là gốc của thanh âm ". Như vậy tắt hay là mất giọng có liên quan đến Phế và Thận. Nguyên Nhân Theo YHHĐ có nhiều bệnh chứng gây nên mất tiếng: . Bệnh tại thanh quản: viêm, phù nề, có khối u… . Họng viêm mạn tính. . Ung thư phổi thời kỳ đầu. Theo YHCT, từ trước công nguyên, trong thiên ‘Ưu Khuể Vô Ngôn’ (Linh Khu 69), Hoàng Đế đã đặt vấn đề: “Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạo nào bị tắc nghẽn? Hay là khí nào bị ngưng vận hành? Khiến cho thanh âm không còn phát ra được nữa? Ta mong được nghe giải thích về nguyên nhân đã gây nên bệnh”. Một trong các bề tôi của Hoàng Đế là Thiếu Sư đã giải thích như sau: “Yết hầu là con đường của thuỷ cốc,hầu lung là con đường lên xuống của khí, hội yếm là của âm thanh, môi và miệng là cánh cửa của âm thanh, lưỡi là bộ máy của âm thanh, lưỡi gà là quan ải của âm thanh, kháng tảng là ranh giới nơi để cho khí ra vào, xương cuống lưỡi là nơi để thần khí sai khiến làm cho lưỡi động và phát ra âm thanh. Vì vậy, nếu người nào mà hốc mũi chảy nước không ngừng, đó là kháng
- tảng không mở ra, vùng ranh giới khí phận bị trở ngại. Nếu hội yếm nhỏ mà mỏng sẽ phát khí ra nhanh, thuận lợi trong việc đóng mở, khí xuất ra cũng dễ. Nếu hội yếm to mà dầy thì đóng mở sẽ khó khăn, khí xuất ra bị trì trệ, do đó nói sẽ ngọng. Trường hợp mất tiếng đột ngột là do hàn khí ở khách tại hội yếm, làm cho âm thanh không thể từ hội yếm để phát ra âm thanh, nếu có phát được ra âm thanh thì âm thanh đó cũng không thể thành âm như bình thường được, cánh cửa của sự đóng mở đã mất tác dụng thì tiếng nói sẽ mất âm thanh”. Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (Tố Vấn 23) viết: “Năm sự rối loạn phát sinh do tà khí… Âm khí dồn lên thành ra chứng không nói được”. Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (Linh Khu 4) viết: “Tâm mạch nếu quá sáp sẽ gây nên chứng không nói được”. Thiên ‘Đại Kỳ Luận’ (Tố Vấn 48) viết: “ Can mạch đột nhiên bị rối loạn, ắt do kinh sợ. Nếu mạch không đến mà gây ra không nói được, không cần chữa trị, bệnh sẽ tự khỏi [khi nào mạch đến sẽ nói được]”. Thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49) viết: “Phàm những chứng bị ‘nội đoạt’ gây ra quyết thì không nói được, tay chân rã rời, do Thận hư”. Trên lâm sàng thường gặp một số nguyên nhân sau: + Ngoại Cảm Phong Hàn làm Phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho Phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng. Sách ‘Y Học Tâm Ngộ’ cho rằng: “Chuông đặc không kêu mà chuông bể cũng rè tiếng ". + Nhiệt Tà Bế Phế: Phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương Phế, Phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài. Hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hoả bốc lên làm tổn thương Phế khí, gây nên mất tiếng. + Phế Táo, Tân Dịch Khô Háo Hoặc Thận Âm Hư không nhuận được Phế sinh ra mất tiếng. + Do Tình Chí Bị Uất Ức: thiên ‘Ưu Khuể Vô Ngôn’ (Linh Khu 69) viết:”Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh”.
- + Bị Bệnh Lâu Ngày, Hư Yếu: Âm thanh phát ra do ở Phế mà gốc ở Thận. Tỳ là nguồn của khí, Thận là gốc của khí. Thận tinh mạnh, Phế Tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, Phế Thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hoả bốc lên, nhiệt nung nấu họng sẽ gây nên mất tiếng Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao Phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến phát âm. Biện Chứng Luận Trị Theo y học cổ truyền thì bệnh mới mắc phần lớn là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư. Chứng Thực Ngoại Cảm Phong Hàn: Cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Hoãn. Điều trị: Sơ tán phong hàn. Dùng bài Tiểu Kiến Trung Thang gia giảm. (Trong bài, Quế chi, Sinh khương thêm Kinh giới để ôn thông Phế khí, Bạch thược dưỡng Can; Cam thảo, Đại táo, Đường phèn bổ Phế khí). Trường hợp nhẹ kèm hàn đờm, dùng bài Hạnh Tô Tán để ôn tán phong hàn, tuyên Phế, khai âm. Phế Nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác. Điều trị: . Trừ phong, thanh Phế. Dùng bài Cát Cánh Thang gia giảm. (Trong bài Cát cánh, Cam thảo để thanh Phế; Thêm Kinh giới, Thuyền thoái, Xạ can để giải cảm, trừ phong; Tiền hồ, Tang diệp hỗ trợ tác dụng thanh Phế (Thượng Hải Nội Khoa Học). . Sơ phong, giải nhiệt, tuyên Phế, thanh âm. Dùng bài Sơ Phong Thanh Nhiệt Thang gia giảm: Kinh giới, Phòng phong, Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Xích thược, Huyền sâm, Triết bối mẫu, Thiên hoa phấn, Tang bạch bì, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Thuyền thoái, Cam thảo.
- (Đây là bài Sơ Phong Thanh Nhiệt Thang thêm Thuyền thoái. Dùng Kinh giới, Phòng phong để khứ phong, giải biểu; Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Xích thược thanh nhiệt; Huyền sâm, Bối mẫu, Thiên hoa phấn, Tang bạch bì thanh Phế, hoá đờm; Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo tán kết, giải độc, thanh lợi yết hầu; Thuyền thoái lợi hầu, khai âm (Trung Y Cương M ục). + Bàng đại hải ngâm nước sôi cho nở rồi ngậm nuốt nước có tác dụng thanh nhiệt, thông Phế. Đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh Phế, hoá đờm, lợi yết. Dùng bài: Thanh Yết Ninh Phế Thang gia giảm. (Trong bài, Cát cánh, Tiền hồ, Tang bì, Tri mẫu, Hoàng cầm, Chi tử, thêm Ngưu bàng, Thuyền thoái, thanh Phế; Bối mẫu, Cam thảo hoá đờm; Qua lâu, Hạnh nhân giáng khí, hoá đờm). Đờm Uất Ngưng Lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt. Điều trị: hoá đờm, khai âm. Dùng bài Thanh Yết Ninh Phế Thang: Tang bì, Tri mẫu, Hoàng cầm, Chi tử, Tiền hồ, Bối mẫu, Cát cánh, Cam thảo. (Tang bì, Tri mẫu, Hoàng cầm, Chi tử thanh nhiệt ở thượng tiêu; Tiền hồ, Bối mẫu hoá nhiệt đờm; Cát cánh, Cam thảo lợi yết hầu). Ngực đầy khó chịu thêm Uất kim, Chỉ xác để khoan hung, lợi khí. Tiếng ho nặng thêm Hạnh nhân, Đông qua nhân, Qua lâu để tuyên Phế, hoá đờm (Trung Y Cương Mục). Nếu thuộc loại hàn đờm dùng bài Tô Tử Giáng Khí Thang (Tô tử, Quất hồng, Bán hạ ôn hoá hàn đờm; Đương quy hoà huyết; Tiền hồ, Hậu phác lý khí; Sinh khương tân tán, khai kết; Nhục quế ôn dương để lợi hoá đờm (Trung Y Cương Mục). Phong Tà Uất Bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng, kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Phù.
- Điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, khai bế. Dùng bài Tam Ảo Cát Cánh Thang: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh. (Ma hoàng giải biểu, tán hàn; Hạnh nhân thanh tuyên Phế khí; Cam thảo cam hoãn để phòng tác dụng phát tán thái quá của Ma hoàng, để thanh lợi yết hầu; Cát cánh hợp với Cam thảo lợi hầu, khai âm. Hợp với Hạnh nhân một tuyên một giáng, làm cho Phế khí thông dễ dàng). Nếu sợ lạnh, sốt nặng, tăng Ma hoàng, thêm Kinh giới để lấy vị cay ấm mà phát biểu. Đầu đau thêm Bạch chỉ, Kinh giới huệ. Mũi nghẹt thêm Tân di, Thương nhĩ tử. Ngực khó chịu thêm Bán hạ, Quất hồng, Uất kim. Ho nhiều đờm thêm Triết bối mẫu, Trần bì. Họng lở ngứa thêm Thuyền thoái (Trung Y Cương Mục). CHỨNG HƯ Phế Âm Hư: Nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờ m, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ Sác. Điều trị: Thanh Phế, tư âm. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang gia giảm. (Trong bài, Tang diệp, Hồ ma nhân, Mạch môn, Thạch cao, A giao, Tỳ bà diệp thanh nhiệt, nhuận phế; Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng Phế khí; Nhân sâm, Cam thảo ích khí sinh tân). Thận Âm Hư: Họng khô giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch Tế, Sác, Nhược. Điều trị: Tư bổ Thận âm. Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn. (Sinh địa, Đơn bì, Trạch tả, Mạch môn, Ngũ vị tử tư bổ Thận âm; Phục linh, Hoài sơn, Sơn thù dưỡng Can Tỳ để thông lợi Phế khí). Uất Nộ Khí Nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch Huyền. Điều trị: Sơ Can giải uất, giáng nghịch, khải bế. Dùng bài Tiểu Giáng Khí Thang: Tử tô, Ô dược, Trần bì, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo.
- (Tử tô, Ô dược, Trần bì thư khí uất, giáng khí nghịch ở thượng và trung tiêu, sơ Can, lý khí; Bạch thược dưỡng huyết nhu Can, đề phòng những vị thuốc phương hương lý khí khỏi làm hao tổn Can âm; Sinh khương, Đại táo, Cam thảo dưỡng Can huyết, hoà doanh, vệ, hoãn cấp, hoà trung (Trung Y Cương M ục). Nếu noãn khí không giải thêm Hậu phác (hoa), Cát cánh, Trầm hương; Trong họng như có vướng vật gì thêm Hậu phác (hoa), Lục ngạnh mai; Ngực, sườn đầy trướng thêm Sài hồ, Uất kim, Lộ lộ thông; Can uất hoá hoả thấy trong họng khô thêm Long đởm thảo, Thanh đại, Nhân trần đẻ thanh Can, tả hoả (Trung Y Cương Mục). Trường hợp do nói to khàn giọng thì chỉ cần dùng quả Lười ươi (Bàng đại hải) hãm nước sôi ngậm uống như nước trà sẽ khỏi. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Kinh Phòng Thang II (Vân Nam Trung Y Học Viện Học Báo (2) 1982): Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà, Thuyền thoái, Cát cánh, Khương hoạt, Kha tử (nghiền nát), Bạch thược, Bạch truật đều 10g, Bắc tế tân, Chích cam thảo đều 3g. Sắc uống. TD: Tán phong tuyên Phế, kiện Tỳ táo thấp. Trị khan tiếng. Đã dùng bài này hơn 30 nă m trị rất nhiều trường hợp khan tiếng có kết quả tốt. + Tán Kết Thang (Trung Y Tạp Chí (7) 1984): Hải tảo, Côn bố đều 15g, Mẫu lệ 30g, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Mạch môn đều 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa đều 20g, Bối mẫu, Trần bì đều 9g. Sắc uống. TD: Hoạt huyết hoá ứ, thanh nhiệt hoá đờm, trị mất tiếng, thanh quản viêm. Đã trị 37 ca, khỏi 26, kết quả ít 9, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 94,6%. Uống 12 ~ 28 thang. + Bách Sâm Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí (1) 1987): Sa sâm 12g, Bách bộ, Ngưu bàng tử, Tiền hồ, Phục linh, Bạch truật, Đương quy, Xích thược, Bán hạ (chế) đều 10g, Cát cánh 5g, Qua lâu 18g. Sắc uống. TD: Dưỡng âm nhuận Phế, táo thấp hoá đờm, hoạt huyết tán kết. Trị khan tiếng do thanh quản sưng. Đã trị 12 ca, uống 12 ~ 19 thang. Khỏi 11, không khỏi 1. Đạt tỉ lệ 91,67%.
- Châm Cứu + Thực Chứng: Thanh tuyên Phế khí, lợi hầu, tăng âm. Dùng huyệt Ngư tế, Phù đột, Thiên dũ, Hợp cốc. Châm tả. (Thiên dũ, Phù đột là hai huyệt ở gần họng, có tác dụng sơ thông khí huyết bên ngoài, thanh Phế, tán kết, thanh nhiệt sinh tân, kích thích thanh đới phát âm; Ngư tế điều Phế khí, nhuận họng; Hợp cốc thanh yết, lợi hầu, thấu giải tà ở biểu). Thình lình bị mất tiếng thêm Thông lý; Dễ tức giận thêm Thái xung. Sợ lạnh thêm Chi câu. Họng đau thêm Nhị gian. . Hư Chứng: Thanh kim, nhuận Phế, tư âm, giáng hoả. Châm tả Ngư tế, Liệt khuyết, châm bổ Thái khê, Chiếu hải. (Ngư tế là Vinh hoả huyệt của kinh Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, thanh lợi yết hầu, tiêu thủng, chỉ thống; Thái khê tư Thận âm, thoái hư nhiệt; Chiếu hải tư âm, giáng hoả, thanh nhiệt, lợi hầu; Liệt khuyết hợp với Chiếu hải kích thích tân dịch ở họng ngực và Phế để nhuận Phế, tư táo, thanh lợi yết hầu). Hồi hộp thêm Nội quan (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). + Do Phong Hàn: Sơ phong, tán hàn, thanh tuyên Phế khí. Châm Phù đột, Khúc trì, Hợp cốc, Phong môn, Phế du. Phù đột châm kim hướng về phía họng; Khúc trì châm thẳng; Hợp cốc châm thẳng, đều tả, lưu kim 30 phút, cư s5-10 phút vê kim một lần.; Phong môn, Phế du châm hơi xiên, châm tả. (Phù đột thuộc kinh túc Dương minh, ở gần ngay bên cạnh họng, có tác dụng thư điều kinh khí ở họng; Hợp cốc, Khúc trì thanh yết, lợi hầu, thấu giải biểu tà. Khúc trì tẩu mà bất thủ, Hợp cốc thăng mà tán, hai huyệt phối hợp, dẫn khí lên thượng tiêu để quét sạch tà, tiêu trừ ngưng trệ mới phát, sơ phong, giải biểu, lợi hầu, chỉ thống, giứp cho thanh quản; Phong mộ là huyệt hội của mạch Đốc với kinh túc Thái dương; Phế du là huyệt mộ của Phế, rót tinh khí vào Phế để thư điều Phế khí. Phong môn thanh, nhẹ, thăng tán, để sơ tán phong hàn, thanh nhiệt giải biểu; Phế du dẫn khí đi xuống, là huyệt chủ yếu để trị ho. Hai huyệt phối hợp, một thăng một
- giáng, một thanh một bổ, hợp với nhau có tác dụng sơ phong, tán hàn, giải biểu, thanh nhiệt, tuyên Phế, chỉ khái (Trung Y Cương Mục). Nhĩ Châm Châm Phế, Họng, Hạng, Khí quản, Đại trường, Thận. Mỗi lần chọn 2-3 huyệt, kích thích vừa. Ngày châm một lần, 5 lần là một liệu trình. Tham Khảo + Châm cứu trị 115 ca Mất tiếng. Châm Thiên đột hoặc Hợp cốc (một bên) hoặc Liêm tuyền, 51 ca. Châm Hợp cốc và Thiên đột (hai bên) 46 ca. Châm Liêm tuyền và Thiên đột 15 ca Châm Hợp cốc và Liêm tuyền 3 ca. Đều châm tả, kích thích mạnh. Kết quả: Sau một lần châm, âm thanh trở lại bình thường là 110 ca, đạt 96%; Châm nhiều lần mới phục hồi: 1 ca. Dùng điện châm, điện cảm ứng trị 2 ca. Tuổi từ 2 – 17 tuổi, tái phát 12, trung bình châm 1 lần là khỏi. Châm một lần bệnh giảm nhẹ là 26 ca, đạt 65%, tuổi từ 2-17, tái phát 7. Châm và kích thích điện trung bình một lần là khỏi. Trừ 14 ca giảm nhẹ, hai ca nặng, còn lại đa số đều khỏi (Tôn Khải Tranh. Châm Thích Trị Liệu Công Năng Tính Thất Âm 115 Liệt, Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1987 (1): 9). + Nhĩ Châm Trị 7 ca Mất Tiếng: Chủ huyệt: Phế, Đại trường, Thận, Bàng quang. Phối hợp với Thái uyên, Liệt khuyết, Hợp cốc, Chiếu hải. Dùng huyệt Nhĩ châm làm chính. Mỗi ngày châm một lần, chọn huyệt cả hai bên tai. Lưu kim 30-45 phút, trong lúc lưu kim, vê kim 2 lần. 10 ngày là một liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 7 ngày. Trị 1-2 liệu trình, tất cả đều khỏi (Trần Đốc Nghĩa – Nhĩ Châm Vi Chủ Trị
- Liệu Thanh Âm Tiểu Kết Lâm Sàng Nghiên Cứu, Thiểm Tây trung Y 1986, 7 (11): 510). + Châm Nội quan trị Mất tiếng: sát trùng, dùng kim hào châm dài 2 thốn, châm thẳng sâu 1-1,5 thốn, vê kim, lưu kim 10 phút hoặc không lưu kim. Tuỳ theo trạng thái của người bệnh mạnh yếu mà kích thích mạnh hoặc nhẹ. Không châm cho phụ nữ có thai. Trị 6 ca, đều có kết quả (Phương Tuyển Thư, Châm Thích Nội Quan Trị Thất Âm, Tứ Xuyên Trung Y 1990, 8 (7): 50).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
24 mẹo hay bỏ túi giúp bảo vệ sức khoẻ mà không tốn tiền
6 p | 381 | 212
-
Mẹo hay trị bệnh từ nhà bếp
3 p | 287 | 65
-
Càng ít ngủ càng béo
2 p | 162 | 22
-
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 26: TẠP BỆNH
5 p | 87 | 8
-
Đi công tác? Vừa đi làm vừa luyện tập
6 p | 86 | 7
-
Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu: TAI Ù - TAI ĐIẾC
5 p | 106 | 7
-
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên tám mươi mốt: GIẢI TINH VI LUẬN
3 p | 88 | 7
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BẠCH HẦU
6 p | 92 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn