intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ NGOẠI KHOA

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

191
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoại khoa đời xưa gọi là ‘Dương Khoa’. Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu (770 trước Công nguyên) đã có chế độ dùng thầy thuốc Dương y để trị các bệnh ngoại khoa như thủng dương, hội dương, kim dương, chiết dương... Đời nhà Hán (khoảng năm thứ 9 ~ 23 trước Công nguyên), Vương Mãng giết đồ đệ là Địch Nghĩa rồi sai Thái y Thương Phương mổ xác để xem, đo đạc và ghi chép tạng phủ. Đây là lần mổ tử thi đầu tiên trong Đông y. Đến đời Tam Quốc (280 năm sau Công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ NGOẠI KHOA

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ NGOẠI KHOA Đại Cương Ngoại khoa đời xưa gọi là ‘Dương Khoa’. Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu (770 trước Công nguyên) đã có chế độ dùng thầy thuốc Dương y để trị các bệnh ngoại khoa như thủng dương, hội dương, kim dương, chiết dương... Đời nhà Hán (khoảng năm thứ 9 ~ 23 trước Công nguyên), Vương Mãng giết đồ đệ là Địch Nghĩa rồi sai Thái y Thương Phương mổ xác để xem, đo đạc và ghi chép tạng phủ. Đây là lần mổ tử thi đầu tiên trong Đông y. Đến đời Tam Quốc (280 năm sau Công nguyên), Hoa Đà đã biết phẫu thuật và là người đầu tiên dùng thuốc mê mổ bụng. Hoa Đà cũng còn dự định mổ não cho Tào Tháo nữa. Đời nhà Tống (960 ~1249 sau Công nguyên, Đỗ Kỷ giết nhóm Âu Hy Phạm, mổ bụng 56 người, bảo thầy thuốc xem nội tạng và sai hoạ sĩ vẽ hình. Đời nhà Minh (1360 ~ 1644), Trần Thực Công soạn ra quyển ‘Ngoại Khoa Chính Tông (1617) tổng kết những thành tựu về ngoại khoa, nhất là ngoại khoa chấn thương.
  2. Tại Việt Nam, đời Vua Trần Duệ Tông (1372 ~ 1377) có Tuệ Tĩnh, trong bộ sách Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư và Nam Dược Thần Hiệu có bàn về các chuyên khoa,trong số 11 quyển, có một quyển bàn về Ngoại khoa. Tác giả trình bầy một cách đơn giản, thiết thực về y lý, chứng trạng, cách chữa của từng loại bệnh bằng các vị thuốc Nam công hiệu do bản thân tác giả và kinh nghiệm dân gian lưu truyền. Đời Hậu Lê (1428 ~1789), Hải Thượng lãn Ông viết bộ Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh, cũng có bàn đến ngoại khoa. Phạm vi chữa trị của ngoại khoa rất rộng. Cách chung, các bệnh thuộc phần ngoài cơ thể hoặc ở nội tạng nào phát sinh những chứng trạng cục bộ như đau, ngứa, sưng, phù, làm mủ thì phải dùng vị thuốc, dụng cụ, thủ thuật để trị ở ngoài hoặc ở bên trong như đinh nhọt, ung nhọt, tràng nhạc, bướu cổ, bệnh ở tai, mũi, họng, miệng lưỡi, mắt cho đến vết thương do binh khí, té ngã, chấn thương, trùng thú cắn... đều có thể gọi là Ngoại khoa. Tuy nhiên sau này, khuynh hướng đi sâu vào từng chuyên khoa nên đã tách nhiều loại bệnh thành từng chuyên khoa riêng như Mắt (Nhãn khoa), Tai (Nhĩ khoa), Họng (Hầu khoa)... Bệnh ngoại khoa gồm những bệnh nhiễm khuẩn, bỏng, vết thương... Tổn thương thường ở các bộ phận bên ngoài nhưng có liên hệ mật thiết với
  3. tạng phủ, tân dịch bên trong. Nếu chức năng của tạng phủ không điều hòa, kinh lạc không thông, khí huyết không vận hành thì tác nhân gây bệnh mới xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. vì vậy, ngoài việc điều trị tại chỗ, YHCT còn rất chú trọng đến việc điều chỉnh sự mất thăng bằng về âm dương, khí huyết và kinh lạc. Tên gọi bệnh ngoại khoa theo Đông y là tuỳ thuộc vào hình thái như chứng Nham...., vị trí bệnh như Não thư, Phát bối..., màu sắc bệnh như Đơn độc, Bạch điến phong... vị trí huyệt như Nhân trung đinh, Uỷ trung độc, Hoàn khiêu thư. Theo tên tạng phủ như Phế ung, Can ung, Trường ung... Theo triệu chứng như Ma phong, Hoàng thuỷ sang... Theo đặc trưng của bệnh như lưu đờm, lưu chú... Theo phạm vi to nhỏ như nhọt nhỏ là Tiết, nhọt to là Ung, to hơn nữa là Phát... Theo tính lây lan như Dịch đinh, Đại đầu ôn, Thời độc... Nguyên Nhân Gây bệnh Nguyên nhân bệnh ngoại khoa có thể phân làm 6 loại như sau: a - Sự Thay Đổi Bất Thường Của Khí Hậu như gió, lạnh, nóng mùa hè, độ ẩm, khô hanh, nhiệt, Đông y gọi là lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Thời tiết môi trường tác động lên con người có thể làm cho cơ thể
  4. yếu tà khí dễ xâm nhập sinh bệnh. Mặt khác lục dâm đều có thể hoá nhiệt, hoá hoả, sinh nhiệt độc, hoả độc gây nên bệnh. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ (Y Tông Kim Giám) viết: "Ung thư do hoả độc sinh ra". b - Tổn Thương Tình Chí: Tình chí là sự hoạt động về tinh thần của con người bao gồm vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ, Đông y gọi là thất tình. Những biến động bất thường về tinh thần, những thay đổi đột ngột về tình cảm đều có thể gây rối loạn chức năng của khí huyết, kinh lạc, tạng phủ gây nên bệnh ngoại khoa. Theo Đông y, giận dữ làm tổn thương Can, Can khí uất kết lâu ngày hoá hoả. Lo nghĩ nhiều tổn thương Tỳ làm cho chức năng vận hoá của Tỳ suy, bên trong sinh ra đờm thấp, khí uất, hoả uất, đờm thấp kết tụ đều là những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ngoại khoa như sưng tấy, đau nhức, tê dại, khối u... c - Ăn Uống Không Điều Độ: Theo Đông y, ăn nhiều chất béo ngọt, cay nóng, uống nhiều rượu bia đều sinh nhiệt độc, đờm thấp, ăn uống no đói thất thường gây tổn thương tỳ Vị, chức năng của Tỳ Vị suy, thì đờm thấp tích tụ, khí huyết suy giảm, chính khí suy cũng dễ mắc bệnh. d- Sinh Hoạt Thất Thường bao gồm lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức. Lao động quá sức gây tổn thương Tỳ Vị, khí huyết hư tổn,
  5. chính khí suy, mụn nhọt dễ phát sinh. Ham mê tình dục gây tổn thương thận, tinh khí của thận suy dễ mắc các bệnh về xướng khớp... e - Nhiễm Các Loại Độc Tà do trùng thú cắn như rắn rết, ong đốt... uống các loại thuốc hoặc thức ăn gây nhiễm độc, dị ứng phát ban, nhiễm trùng ngoài da sinh bệnh ngoại khoa. Những chấn thương ngoại khoa như bỏng lửa, bỏng nước sôi, té ngã gây sưng tấy, tụ máu hoặc gây nhiễm khuẩn đều là những nguyên nhân gây nên bệnh ngoài da. Chẩn Bệnh Trong Ngoại Khoa Việc chẩn đoán bệnh ngoại khoa cần dựa vào Tứ Chẩn mới có thể nhận diện đúng được Âm Dương, Biểu Lý, Hàn Nhiệt, Hư Thực và sự lành dữ của bệnh tình. + Vấn Chẩn: Ngoài những nội dung giống trong nội khoa, ngoại khoa có những đặc điểm riêng cần chú ý: a - Cách chung: Tên tuổi, giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ... và những vấn đề có liên quan đến việc gây nên bệnh ngoại khoa.
  6. b - Lý do khám bệnh: chủ yếu ghi tính chất bệnh, vị trí và thời gian mắc bệnh. c- Hiện tình bệnh: căn cứ vào lý do khám bệnh mà hỏi bệnh nhân (hoặc người nhà) các nội dung như triệu chứng chủ yếu, tình hình bắt đầu và phát triển của bệnh, những triệu chứng kèm theo, đâ khám và trị bệnh qua những nơi nào, đã được kiểm tra những gì, được chẩn đoán là bệnh gì và đã trị qua các phương pháp và thuốc gì (thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam…), kết quả ra sao và hiện tình bệnh, tình hình ăn, ngủ, tiêu, tiểu, v.v... d - Tiền sử bệnh tật (từ nhỏ đến lớn đã mắc các bệnh gì và đang mắc các bệnh gì về nội khoa). e- Tình hình sinh hoạt cá nhân (tính tình, nơi ở, làm việc ăn uống, nghỉ ngơi đối với nữ hỏi tình hình kết hôn, sanh đẻ, kinh nguyệt, huyết trắng, v.v... g - Tình hình gia đình: chú ý các bệnh di truyền, bệnh lây của vợ chồng, cha mẹ, con cái. + Vọng Chẩn: Chủ yếu nhìn tinh thần, sắc thái, hình thái, chất bài tiết có những thay đổi bệnh lý.
  7. . Nhìn tinh thần: tinh thần người bệnh tỉnh táo, lanh lợi là bệnh nhẹ, tiên lượng bệnh tốt; tinh thần ủ rũ, mệt mỏi, hoặc không tỉnh táo, lơ mơ hoặc bất tỉnh là bệnh nặng, tiên lượng dè dặt. . Nhìn sắc thái: sắc mặt tái nhợt là chứng hư hàn hoặc huyết hư, sắc đỏ là chứng nhiệt, sắc vàng tươi là chứng thấp nhiệt, hoàng đản, sắc da vàng tái hoặc vàng sạm là chứng thiếu máu hoặc âm hoàng, sắc da tím sạm là chứng ứ huyết, thận hư hoặc hư hàn; sắc da xanh tím là phế khí ủng trệ hoặc khí huyết ứ trệ. . Nhìn vùng bị bệnh: bệnh ngoại khoa thường biểu hiện triệu chứng trước tiên là ở nơi bị bệnh, xem xét sự thay đổi bệnh lý của nơi bị bệnh sẽ giúp dễ chẩn đoán . Ung nhọt: sắc da đỏ thắm, bệnh thuộc nhiệt, d ương chứng; Sắc da trắng hoặc không thay đổi thường thuộc hàn, âm chứng; Sắc da đen sạm, thường là dấu hiệu da thịt hoại tử; Sắc da xanh tím là huyết ứ. Tự nhiên mặt da lõm xuống, sắc da đỏ sạm là nhọt chuyển thành loét. . Lở loét (hội dương): sắc tím tối sạm, thường miệng loét khó liền, lâu khỏi; Nếu mặt loét gồ ghề nham nhở thường gặp là nhũ nham, ung thư da. Trường hợp loét vùng cẳng chân (bên trong hoặc bên ngoài) bờ cứng nhô ra
  8. như miệng bình có viền sắc đen hoặc chảy nước gọi là Liêm sang. Nếu là Nhục sang hay Tịch sang thường gặp ở người bệnh ốm nằm lâu ngày, loét ở vùng da tiếp xúc nhiều với chiếu, giường, vùng da bị chèn ép sinh loét do thiếu dinh dưỡng rất khó lành miệng. + Nhìn Hình Thái: nhìn ngoại hình người bệnh có thể đoán biết một số bệnh. Hình thể tráng kiện, thể chất khoẻ tiên lượng tốt, bệnh chóng khỏi; Người gầy yếu, thể chất yếu, bệnh lâu khỏi. Người béo mập, bệnh phần lớn thuộc đờm thấp, người gầy ốm phần lớn thuộc hư nhiệt. Bệnh tật khác nhau thì hình thái cũng khác; nếu là nhọt ở đầu cổ thì gáy cứng, quay đầu khó khăn. Có nhọt sưng đau ở chân, chứng Hạc tất phong hoặc đau các khớp chân thì đi lại khó; bệnh Lao cột sống thì lưng gù; Chứng thoát thư đau nhiều nên thường ngồi ôm chân; Người mắc bệnh nhũ ung (áp xe vú) lúc đi tay hay đỡ vú, v.v... giúp ta chẩn đoán bệnh. . Nhìn Bì Chẩn: đối với một số bệnh nổi ban chẩn ngoài da cần xem kỹ: Nếu ban chẩn đỏ là chứng nhiệt, sắc trắng thuộc phong hàn. Ban chẩn khô ngứa, tróc vảy là chứng phong táo. Da loét chảy nước vàng thuộc chứng thấp nhiệt. Ban chẩn đỏ ấn xuống lặn mất là chứng huyết nhiệt (giãn mạch), ấn không mất phần lớn là huyết nhiệt hoặc huyết ứ (chảy máu dưới da). . Nhìn Lưỡi:
  9. - Chất Lưỡi: chất lười đỏ ở bệnh cấp tính là chứng nhiệt, ở bệnh mạn tính là chứng hư nhiệt (âm hư); Nổi gai đỏ là nhiệt cực; Lưỡi đỏ mà khô là nhiệt thịnh thương âm (tân dịch hao tổn). Lưỡi đỏ sẫm là nhiệt tà đã vào phần dinh, huyết, gặp ở chứng đinh nhọt độc thịnh, thư độc nội hãm. Trường hợp lưỡi sắc nhợt trắng, thường là khí huyết hư, nếu lười sắc trắng nhợt mà bệu thuộc chứng dương hư, thường gặp ở chứng nhọt lở, máu mủ ra quá nhiều, hoặc các chứng suy mòn mạn tính; Lưỡi bệu dày mà rìa lười có dấu răng, thường thuộc chứng khí hư, dương hư, gặp trong các chứng lupus ban đỏ cuối kỳ hoặc sau khi dùng nhiều các loại Cocticoit. Trường hợp lưỡi bóng như kính, chất lưỡi đỏ sẫm kèm theo nứt nẻ, loét lưỡi là chứng vị âm hư. Chất lưỡi xanh tím là triệu chứng ứ huyết thường gặp ở chứng lưu chú ứ huyết. Rêu Lưỡi: rêu trắng trong ngoại khoa thường gặp ở bệnh có chứng biểu hàn hoặc hàn thấp. Lưỡi rêu vàng là nhiệt tà uất kết gặp trong chứng ung nhọt giai đoạn làm mủ. Rêu lười nhầy là triệu chứng thấp nặng, rêu nhầy trắng là hàn thấp, nhầy vàng là triệu chứng thấp nhiệt, nếu rêu vàng nhầy mà lười đỏ sẫm có gai, người bệnh sốt cao, nhọt độc sắc sẫm là bệnh tình xấu đi, độc tà nội hãm (nhiễm khuẩn huyết) chứng nguy. Lười rêu sắc đen nếu là đen táo là nhiệt cực hoá hoả, rêu đen mà mỏng nhuận là dương hư cực hàn, mệnh môn hoả suy.
  10. 3. Văn Chẩn. Gồm có nghe âm thanh và ngửi mùi vị. Nghe tiếng nói: tuy là bệnh ung nhọt nhưng giọng nói to là thực chứng, người khoẻ thuộc chứng thực, nếu giọng nói nhỏ là khí kém thuộc chứng hư. Người mắc bệnh ung thư mê man nói sảng là chứng nhiệt độc nội công tạng phủ, tiếng la hét hoặc rên rỉ là do quá đau không chịu được gặp trong chứng trường ung (viêm ruột thừa cấp) trong bệnh ung thư hoặc bệnh thoát thư. Nghe Tiếng Thở: tiếng thở bình thường, nhịp thở không nhanh không chậm là bệnh nhẹ; Bệnh nhọt nhiệt độc thịnh mà thở gấp khó thở là độc tà phạm phế, khí cơ không không đạt; Phế ung mà hơi thở ngắn là triệu chứng khí trệ, huyết ứ. Nghe tiếng nôn, nấc cục: bệnh nhọt lở nhiệt độ thịnh, nhiệt tà phạm vị, vị khí nghịch gây nôn; Bệnh ung thư thời kỳ cuối xuất hiện nấc cục là vị khí đã tuyệt, tiên lượng rất xấu. Ngửi Mùi Vị: Chủ yếu ngửi chất xuất tiết ở chứng lở loét. Nếu chất xuất tiết không có mùi hôi thì miệng loét chóng lành, ngược lại nếu mùi vị thối tanh khó ngửi thì bệnh lâu lành. Trường hợp các bệnh nhọt ở đầu (não
  11. thư), nhọt ở lưng (bối thư), viêm tắc động mạch chi (thoát thư) mà vùng loét ngửi thấy mùi ngọt thì phải cảnh giác có bệnh tiểu đường. 4. Thiết Chẩn: . Sờ Nắn Vùng Bệnh: Bệnh ngoại khoa chủ yếu là bệnh có thể nhìn thấy được bên ngoài cơ thể cho nên không thể thiếu việc sờ nắn vùng có bệnh để chẩn đoán. Phép sờ nắn cần chú ý các mặt sau: + Độ nóng lạnh của da: vùng da có bệnh mát, lạnh thuộc âm chứng, hàn chứng; Vùng da có bệnh ấm nóng thuộc dương chứng, nhiệt chứng. Đối với một số bệnh ngoài da, da vùng bị bệnh nhiệt độ bình thường tức là không nóng thì qui vào âm chứng. + Tính chất đau: dùng ngón tay ấn từ nhẹ đến nặng vùng da bị bệnh để thăm dò độ đau và vị trí đau nông sâu, rộng hẹp. Trường hợp ấn vào đau tăng hoặc bệnh nhân không thích cho ấn) là chứng thực; Nếu ấn vào làm giảm đau (hoặc bệnh nhân thích xoa ấn) là chứng hư. Một số trường hợp không có đau cũng thuộc chứng âm. + Hình thái của vùng sưng, khối u: Cần xem khối u to nhỏ, độ cứng mềm, bờ rõ hay không, khối u đặc hay rỗng, bề mặt bằng phẳng hay lồi lõm
  12. không đều, hình tròn hay dẹt, hòn cục hay hình sợi dây, di động hay cố định, có cảm giác bập bềnh hay không. + Bắt Mạch: Cũng như bắt mạch trong nội khoa Đông y, ở đây chỉ giới thiệu một số mạch thường dùng trong ngoại khoa. . Mạch Phù: đối với chứng ung nhọt, mạch Phù là chứng phong hàn, phong nhiệt tại biểu, hoặc phong nhiệt tà độc ở phần trên; mạch Phù vô lực là khí huyết hư. Chứng loét mạch Phù là thứ phát chứng ngoại cảm. . Mạch Trầm: chứng nhọt mạch Trầm là tà khí ở sâu, bệnh ở sâu, hàn ngưng, khí huyết ủng tắc; Chứng loét mạch Trầm là độc bên trong, khí huyết ngừng trệ. . Mạch Trì: chứng nhọt mạch Trì là hàn tà bên trong, khí huyết suy giảm; Chứng loét mạch Trì, phần lớn mủ độc đã tiết ra, tà khí đã hết nhưng chính khí suy. . Mạch Sác: chứng nhọt mạch Sác là nhiệt tà bên trong, mủ đã có; chứng loét mạch Sác là chưa hết nhiệt tà.
  13. . Mạch Hoạt: chứng nhọt mạch Hoạt mà Sác là nhiệt thịnh, có đờm, làm mủ; chứng loét mạch Hoạt mà to là nhiệt tà chưa hết hoặc đờm nhiều khí hư. . Mạch Sáp: chứng nhọt mạch Sáp là thực tà ủng tắc khí huyết ứ trệ; Chứng loét mà Sáp là âm huyết bất túc. . Mạch Đại: chứng nhọt mạch Đại là tà thịnh chính thực; Chứng loét mà mạch Đại là tà thịnh bệnh đang tiến triển. . Mạch Tiểu: chứng nhọt mạch Tiểu là chính khí chưa thắng được tà; Loét mà mạch Tiểu, phần lớn là khí huyết hư. Tám loại mạch trên đây có thể đơn độc hoặc 2, 3 mạch cùng tồn tại. Các mạch Phù, Sác, Hoạt, Đại là mạch dương thường thuộc nhiệt chứng, thực chứng, dương chứng. Các mạch Trầm, Trì, Sáp, Tiểu là mạch âm, thường thuộc hàn chứng, hư chứng, âm chứng. Thông thường thì bệnh thuộc chứng nhiệt, chứng thực, chứng dương dễ trị, bệnh thuộc chứng hàn, chứng hư, chứng âm là khó trị. Tùy vị trí bị tổn thương, người xưa đưa ra những hướng dẫn cho việc chẩn trị cụ thể như: Bệnh vùng đầu mặt thường do phong độc gây nên. Bệnh
  14. ở giữa cơ thể liên hệ đến khí uất. Bệnh ở phía trước cơ thể do thấp độc gây ra... Về chẩn đoán: ngoài việc tìm những triệu chứng bệnh toàn thân, việc khám xét tổn thương cục bộ cần đi đến tìm xem bệnh thuộc âm hoặc dương chứng. A- Xét Theo Âm Dương . Dương Chứng: hình dạng nhọt sưng cao, vành chân bó chặt, nóng nhiều, sưng đau, mầu da đỏ, khi phát bệnh nhanh, chưa thành mủ thì dễ tiêu, đã thành mủ thì dễ vỡ, vỡ rồi thì dễ lành miệng. . Âm Chứng: hình dạng nhọt sưng lan ra, đầu bằng phẳng, chân lan tỏa, không đỏ,không nóng hoặc cứng hoặc mềm lõm hoặc không đau hoặc hơi đau, khi phát bệnh chậm, chưa thành mủ thì khó tiêu, thành mủ thì khó vỡ, vỡ rồi thì khó liền miệng. Nếu thấy chỗ sưng lan tỏa mà không cao, hơi đau mà không đau quá, hơi sưng mà không nóng, hơi đỏ mà mầu nhạt đó là loại bán âm bán dương. Cách chung: Dương chứng nhẹ mà dễ trị, Âm chứng nặng mà khó khỏi. Chứng bán âm bán dương và chứng Nham khó nhận biết được.
  15. BẢNG SO SÁNH DƯƠNG CHỨNG VÀ ÂM CHỨNG TÍNH ÂM CHỨNG DƯƠNG CHỨNG CHẤT Mầu Nóng đỏ. Không đổi, trắng, xanh tối. da Sưng Sưng gồ lên. Bằng mặt da. Phạm Tại chỗ. Lan tỏa. Vi Sưng Nhiệt Không thay đổi hoặc Nóng. độ mát. Đau Ấn vào đau, không Đau ít, đau ê ẩm, thích thích ấn. xoa bóp, thích ấm. Mủ Đặc. Lỏng.
  16. Độ Vừa phải. Rất cứng hoặc quá Cứng mềm. Vị trí Thường ở da thịt Ở sâu nơi gân xương (phần biểu) (phần lý). Dễ khỏi. Lâu khỏi. Tiên lượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0