intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - QUAI BỊ (Oreillons – Mumps)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

129
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một bệnh truyền nhiễm, thường xẩy ra vào mùa đông – xuân. Có đặc điểm là sưng đau các tuyến nước miếng nhất là tuyến mang tai. Đôi khi có thương tổn ở tinh hoàn hoặc các hệ thần kinh. Thường gặp ở trẻ nhỏ 5~8 tuổi. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Còn gọi là Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Trá Tai, Trư Đầu Phì, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn. Nguyên nhân Do ca?m nhiễm khí ôn độc hoặc do phong nhiệt xâm phạm kinh Thiếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - QUAI BỊ (Oreillons – Mumps)

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH QUAI BỊ (Oreillons – Mumps) Là một bệnh truyền nhiễm, thường xẩy ra vào mùa đông – xuân. Có đặc điểm là sưng đau các tuyến nước miếng nhất là tuyến mang tai. Đôi khi có thương tổn ở tinh hoàn hoặc các hệ thần kinh. Thường gặp ở trẻ nhỏ 5~8 tuổi. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Còn gọi là Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Trá Tai, Trư Đầu Phì, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn. Nguyên nhân Do ca?m nhiễm khí ôn độc hoặc do phong nhiệt xâm phạm kinh Thiếu Dương và Dương Minh, kèm theo đờm ho?a tích nhiệt u?ng trệ ơ? kinh lạc cu?a Thiếu Dương (nhất là tuyến nước miếng - tuyến mang tai) gây ra.
  2. Nếu nhiệt độc từ Thiếu Dương truyền sang Quyết Âm thì có thể gây ra chứng kinh quyết và dịch hoàn sưng. Triệu Chứng a. Thể nhẹ: Không sốt hoặc sốt nhẹ. Sưng đau một bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Rêu lưỡi trắng mo?ng, mạch Phù. Nếu không có biến chứng thì sau vài ngày (4-5 ngày) bệnh sẽ kho?i. b. Thể nặng: Má sưng to, cứng, ấn đau, khó há miệng, nuốt khó, sốt, đầu đau, khát, nước tiểu vàng, lưỡi đo?, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Hoạt Sác. Ơ? thể này có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm teo dịch hoàn, buồng trứng. Một bên tinh hoàn sưng đỏ và đau, có khi cả hai bên đều sưng. Sau đó khỏi sau 10 ngày nhưng sau 2 tháng mới biết rõ có teo dịch hoàn hay không. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Bản Lam Căn Thang (Hà Nam Trung Y 1986, 4): Bản lam căn, Đại thanh diệp, Liên kiều đều 6~10g, Kim ngân hoa10~!5g, Cam thảo 3~5g. Sắc uống.
  3. TD: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thủng tán kết. Trị quai bị. Đã trị 52 ca, hoàn toàn khỏi. Thường uống 23 thang hết sốt, hết sưng, không để lại di chứng. + Trá Tai Phương (Tứ Xuyên Tring Y 1988, 5): Hạ khô thảo 15g, Tam lăng, Nga truật, Hồng hoa, Đào nhân, Long đởm thảo, Sài hồ đều 5g, Đương quy, Cát cánh, Lệ chi hạch, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách đều 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống. TD: Nhuyễn kiên, tán kết, giải độc, tiêu thủng, hoạt huyết hóa ứ. Trị quai bị. Đã trị 5 ca, uống 9 thang đều khỏi. + Tai Tuyến Viêm Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 4,5g, Ngân hoa 12g, Liên kiều 9g, Bản lam căn, Sơn đậu căn đều 6g, Ngưu bàng tử, Mã bột, Bạc hà, Cát cánh, Phấn cam thảo đều 3g, Bồ công anh 9g, Chương tàm, Đại hoàng 4,5g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thủng, tán kết. Trị quai bị. Đã trị 155 ca, (có 3 ca chuyển sang viêm não), toàn bộ đều khỏi. Một số uống 2 thang, những ca khác uống 13 thang đều khỏi.
  4. + Thanh Nhiệt Giải Độc Thang 4 (Ấu Khoa Điều Biện): Bản lam căn, Ngân hoa đều 15g, Liên kiều, Cúc hoa đều 9g, Ngưu bàng tử, Địa đinh, Bạc hà, Kinh giới, Cương tằm, Cam thảo đều 6g, Hạ khô thảo 10g. Sắc uống. TD: Sơ phong thanh nhiệt, tán kết tiêu thùng. Trị quai bị. Thường uống 2~3 thang là khỏi bệnh. + Sài Cát Giải Độc Thang (Ấu Khoa Điều Biện): Sài hồ, Cát căn, Thiên hoa phấn, Hoàng cầm đều 6g, Thạch cao, Bản lam căn đều 10g, Ngưu bàng tử (sao), Liên kiều, Cát cánh đều 3g, Thăng ma 2g. Sắc uống. TD: Hòa giải Thiếu dương, thanh nhiệt giải độc. Trị quai bị. Trên lâm sàng có kết quả tốt. + Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Sài hồ, Hoàng cầm, Bản lam căn, Long đởm thảo đều 15g, Xích thược, Uất kim đều 10g, Nguyên hồ 5g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thủng, chỉ thống. Trị quai bị. Thường uống 6 thang là khỏi bệnh.
  5. + Tiêu Tai Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Bản lam căn 30~45g, Đại thanh diệp 6g, Ngân hoa 10~15g, Liên kiều 6g, Bồ công anh 15~30g, Kinh giới huệ 5g, Hải tảo 6g. Sắc uống. Nếu nặng, có thể dùng 2 thang/ngày. TD: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong tán kết, nhuyễn kiên tiêu thủng. Trị quai bị. Đã trị 40 ca, có 31 ca uống 2~6 thang thì khỏi, còn lại uống 3~4 thang là khỏi. + Trá Tai Thang (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1988, 6): Sài hồ, Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, Cương tằm đều 8g, Thăng ma, Cát cánh, Thuyền thoái đều 6g, Cát căn 15g, Thiên hoa phấn đều 10g, Thạch cao (sống) 20g, Cam thảo 3g. Sắc uống. TD: Sơ phong thanh nhiệt, tiêu thủng tán kết. Trị quai bị. Đã trị 40 ca, đều khỏi. Trung bình hết sốt là 2,7 ngày, quai bị hết sưng trung bình là 3 ngày.
  6. + Sài Hồ Cầm Bối Thang (Trung Y Tạp Chí 1988, 3): Sài hồ, Bán hạ, Đơn bì, Hoàng cầm, Chi tử đều 10g, Bối mẫu 5g, Huyền sâm, Liên kiều, Mẫu lệ đều 15g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt giải độc, nhuyễn kiên, tán kết. Trị quai bị. Đã trị 61 ca, khỏi hoàn toàn. Trung bình khỏi vào 4,4 ngày. Châm Cứu 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ phong, thanh nhiệt, sơ thông kinh lạc. Dùng Ế phong + Giáp xa + Hợp cốc làm chính. Thêm Khúc trì nếu có sốt. . Sưng đau nhiều thêm Thiếu thương + Thương dương [đều châm ra máu]. . Dịch hoàn sưng thêm Huyết ha?i + Khúc tuyền + Tam âm giao + Hành gian. Ý nghĩa: Ế phong và Giáp xa để sơ thông khí huyết bị tắc nghẽn ơ? cục bộ; thêm Hợp cốc (Nguyên huyệt cu?a kinh thu? Dương minh Đại
  7. Trường) để trị má sưng đau (theo đường vận hành cu?a kinh Đ. Trường); Khúc trì để thanh nhiệt ơ? Dương Minh, Thiếu thương + Thương dương để thanh tiết tà nhiệt; Huyết ha?i để thanh nhiệt ơ? phần huyết; Khúc tuyền + Hành gian để sơ tiết kinh khí cu?a Quyết âm (trị dịch hoàn sưng); Tam âm giao hỗ trợ với Huyết ha?i để thanh huyết. 2- Hợp cốc + Liệt khuyết + Địa thương + Giáp xa + Thừa tương (Nh.24) + Thu? tam lý + Kim Tân + Ngọc dịch (Châm Cứu Đại Thành). 3- Ế phong + Giáp xa + Hợp cốc + Ngoại quan (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 4- Phong trì + Ế phong + Giáp xa + Dịch môn + Hợp cốc + Phong long + Túc tam lý + Ngoại quan + Khúc trì [đều ta?] (Châm Cứu Trị Liệu Học). 5- Phong trì + Đại trữ + Khúc trì + Thiên tỉnh + Ngoại quan + Hợp cốc + Dịch môn (Trung Quốc Châm Cứu Học). 6- Thanh nhiệt, gia?i độc, tiêu viêm, dùng Ế phong + Quan xung + Ngoại quan + Giáp xa + Hợp cốc.
  8. Ý nghĩa: Bệnh này thuộc thu? Thiếu Dương kinh vì vậy pha?i thanh nhiệt ơ? Thiếu Dương làm chính. Ế phong là hội huyệt cu?a Thu? Túc Thiếu Dương để thông khí trệ ơ? cục bộ. Thu? Túc Dương minh kinh vận hành lên mặt (hàm) vì vậy + dùng Hợp cốc + Giáp xa để sơ gia?i tà nhiệt + gia?i độc. Ngoại quan + Quan xung để tuyên thông khí cu?a Tam Tiêu, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). 7- Giáp xa + Hợp cốc + Đại nghênh + Ế phong + Phong trì + Túc tam lý + Đầu duy + Hạ quan + Hoàn cốt + Đại trữ + Khúc viên (Tân Châm Cứu Học). 8- Cứu Nhĩ Tiêm bên đau cho đến khi da đo? lên là được (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). 9- Thanh nhiệt, gia?i độc (thể nhẹ), thêm tiêu viêm (thể nặng) dùng Ế phong + Giáp xa + Chi câu + Hợp cốc [thể nhẹ]. Phối hợp thêm Hành gian + Trung đô + Tam âm giao nếu có viêm dịch hoàn hoặc buồng trứng (thể nặng). Ý nghĩa: Ế phong + Giáp xa sơ thông khí huyết tại chỗ; Chi câu + Hợp cốc tiêu sưng và thanh nhiệt ơ? kinh Thiếu Dương và Dương Minh;
  9. Hành gian, Trung đô để sơ tiết khí cu?a kinh Quyết Âm; Tam âm giao để thanh huyết nhiệt (Châm Cứu Học Việt Nam). - Các phương pháp trị khác. + Cứu Bấc Đèn (Đăng Ho?a Cứu Pháp): Huyệt Quang thái + Giác tôn. (Lấy ngón tay gấp vành tai lại, đầu nhọn vành tai chỉ vào chỗ nào ở đầu, đó là huyệt Giác tôn, đánh dấu huyêt. Dùng 2 cọng Tâm bấc (Đăng tâm tha?o), nhúng vào dầu thực vật, đốt lên. Nhắm đúng huyệt Quang thái hoặc Giác tôn, châm nhanh vào da (nghe thấy bộp hoặc kêu ‘xèo’ và tắt lửa là được) rút ra ngay. Làm một lần thì hết sưng. Nếu chưa kho?i hẳn, hôm sau làm lại một lần nữa (Châm Cứu Học Thượng Hải). . Cứu bấc đèn huyệt Giác tôn bên đau (hoặc ca? hai bên, nếu ca? hai bên đau). Chỉ đốt bên đau, nếu 3 ngày sau không đỡ mới làm lại lần thứ 2. Tỉ lệ kho?i 94,71% trên tổng số 272 người bệnh (Tạp Chí Đông Y số 142/1976). Thuốc Bôi . Tiêu hột, tán thành bột. Mỗi lần dùng 0,5-1g. Lấy bột mì hoặc bột gạo, trộn với ít nước nóng cho hơi dính, cho Hồ tiêu vào trộn đều thành 1
  10. chất sền sệt, dùng để bôi vào vùng má và mang tai, chỗ nào sưng thì bôi lên. Sáng bôi 1 lần, đến chiều, dùng nước âm ấm rửa sạch, rồi lại bôi đợt thuốc khác. . Lá Chua Me Đất 20g, giã nát, thêm ít muối, ngậm dần. Bã thuốc, đem đắp vào chỗ sưng. . Hạt Gấc mài với Dấm thanh cho sền sệt, bôi. . Hạnh nhân 20g, giã nát, đắp. Bệnh Án Quai Bị (Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương, q. Hạ) Mã X, nam, 6 tuổi. Nhập viện ngày 7-7-1978. Hai ngày trước, tự nhiên sốt, lạnh, hai bên tuyến tai sưng, ăn uống khó, tinh thần uể oải, thích ngủ. Khám thấy bệnh phát vào thời kỳ giữa, loại cấp tính, thân nhiệt 40,1oC, thở gấp, mạch Hoạt Sác. Kiểm tra tim phổi chưa thấy có gì khác thường, gan lách không sưng, hai mang tai sưng to, da tươi nhuận, nóng nhưng không đỏ, vùng họng có xung huyết, amidal không s ưng, bạch cầu 6,500/mm3, tế bào trung tinh 62%, té bào lâm ba 38%/ Chẩn đoán là quai bị.
  11. Do ngoại cảm phong thấp tà độc, khí huyết vận hành bị ngăn trở, kết lại ở mang tai gây nên bệnh. điều trị: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong, tán kết, nhuyễn kiên, tiêu thủng. Cho dùng bài Tiêu Tai Thang: Bản lam căn 30~45g, Đại thanh diệp 6g, Ngân hoa 10~15g, Liên kiều 6g, Bồ công anh 15~30g, Kinh giới huệ 5g, Hải tảo 6g, thêm Uất kim 6g,. Xương bồ 5g, sắc uống. Bên ngoài dùng Tiêu Kiên Tán (Nhũ hương, Một dược đều 30g, Mộc hương, Xương bồ đều 42g, Vương bất lưu hành, Thanh đại, Đại hoàng đều 60g. Tán nhuyễn hòa với tròng trắng trứng gà hoặc nước trà, đắp). Uống 3 thang. Sau hai ngày uống thuốc, các triệu chứng đã tiêu hết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2