BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẢN HẬU KINH CHỨNG
lượt xem 3
download
Sau khi sinh bị cấm khẩu không nói được, gáy và lưng cứng, cơ thể cong ưỡn lên, tay chân co rút, gọi là ‘Sản Hậu Phát Kinh’, ‘Sản Hậu Kinh Phong’. Tương đương chứng Sản Giật Sau Khi Sinh của YHHĐ. Nguyên Nhân Chủ yếu do sau khi sinh mất nhiều huyết, huyết hư không dưỡng được Can khiến cho Can phongnôij động hoặc bên trong đang bị huyết hư kèm bên ngoài phong tà xâm nhập vào gây nên bệnh. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Cách chứng kính đều do phong gây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẢN HẬU KINH CHỨNG
- BỆNH HỌC THỰC HÀNH SẢN HẬU KINH CHỨNG Sau khi sinh bị cấm khẩu không nói được, gáy và lưng cứng, cơ thể cong ưỡn lên, tay chân co rút, gọi là ‘Sản Hậu Phát Kinh’, ‘Sản Hậu Kinh Phong’. Tương đương chứng Sản Giật Sau Khi Sinh của YHHĐ. Nguyên Nhân Chủ yếu do sau khi sinh mất nhiều huyết, huyết hư không dưỡng được Can khiến cho Can phongnôij động hoặc bên trong đang bị huyết hư kèm bên ngoài phong tà xâm nhập vào gây nên bệnh. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Cách chứng kính đều do phong gây nên”. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Mới sinh xong thì huyết bị hư, mồ hôi ra, dễ bị trúng phong, gây nên chứng sản giật”.
- Sách ‘Sản Dục Bảo Phủ’ giải thích: Sau khi sinh, huyết bị hư, tấu lý không khít, cho nên mồ hôi thường ra, gặp phải phong tà quấy động, biến thành chứng kính. Sách ‘Sản Khoa Tâm Pháp’ nhận định rằng: Huyết bị mất nhiều, khí bị hư quá, âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt cao quá sinh ra phong, cho nên chứng phong hiện ra ngoài nhưng thật ra là do âm huyết không đủ dưỡng Can, sinh ra co giật. Như vậy, chứng Sản giật do Huyết hư sinh ranôij phong. Hoặc do ngoại phong xâm nhập vào gây nên. Nguyên Tắc Điều Trị Khi điều trị, nên chú ý đến nguyên nhân sản hậu mất máu quá nhiều. Dù thấy chứng trạng phong nhưng cũng nên theo hướng điều trị ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt’. Nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ để đại bổ khí huyết, hoặc dùng bài Hoa Đà Dũ Phong Tán, Đương Quy Tán… Cũng có khi do phong bên ngoài sinh ra chứng đờm thấp, đờm nhiệt, có thể dùng Thiên Ma Tán, Lục Thần Thang, Tăng Tổn Sài Hồ Thang… Nếu thấy đầu lắc lư, thở khò khè, mồ hôi ra nhiều, hai tay quờ quạng, đó là chân khí đã tuyệt, chỉ còn tà khí, đó là triệu chứng xấu.
- Triệu Chứng Lâm Sàng + Huyết Hư: Gáy cứng, lưng cong lên, hàm cứng chặt, miệng mắt mấp máy, tay chân co giật, hai bàn tay nắm chặt, da khô, mạch Huyền Tế mà Khẩn. Điều trị: Dưỡng huyết, ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài . Tam Giáp Phục Mạch Thang hoặc Tư Vinh Hoạt Lạc Thang (Giản Minh trung Y Phục Khoa Học). . Bát Trân Thang thêm Hoàng Kỳ, Địa cốt bì (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học) Nếu huyết hư, âm suy, biểu hiện sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón. Lưỡi hơi đỏ, mạch Tế Sác. Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Âm Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn, Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo, thêm Bạch vi. (Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).
- Nếu thiên về khí hư biểu hiện gáy và lưng cứng, cơ thể cứng, tay chân lạnh, thở khò khè, mồ hôi tự ra, miệng hé mở, mắt hơi mở, tay chân duỗi thẳng, mạch Phù Đại không lực, nhất là ở bộ Xích. Đó là khí hư muốn thoát. Cho uống ngay bài Sâm Phụ Thang tăng gấp đôi Nhân sâm. Nếu khí huyết đều hư: cơ thể bỗng nhiên cứng, lạnh, ngã, ưỡn cong người lên, hàm răng cắn chặt, tay chân run giật, sắc mặt xanh nhạt, úa vàng, tay chân lạnh, thở khò khè, ra mồ hôi, tiểu không tự chủ, lưỡi nhạt, không rêu, mạch Hư, Tế, nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang. + Huyết Ứ: Sau khi sinh, phát nóng lạnh, sản dịch không ra hoặc ra ít, mầu đỏ tươi có cục, bụng dưới đau, không thích ấn vào, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, mahj Huyền Sáp không lực. Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang. + Ngoại Cảm: Sau khi sinh phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn. Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu.
- . Sách ‘Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng, thêm Tô diệp (Tứ Vật Thang [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp tán hàn, giải biểu). . Sách Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học dùng bài Hoa Đà Dũ Phong Tán hoặc Đương Quy Tán. Nếu quá nặng thì dùng bài trên thêm Chỉ Kính Tán + Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh phát sốt, ớn lạnh hoặc sốt cao, lạnh run, bụng dưới đau, không thích ấn vào, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau đó bị gián đoạn rồi ít, mầu đỏ tối hoặc giống như mủ, mùi hôi, tâm phiền không yên, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khô, mạch Sác có lực. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Lương Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Đào nhân, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm.
- (Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ). Nếu sốt cao không giảm, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác đó là chứng nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch. Điều trị: Dùng bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo, Nhân sâm. Nếu sốt cao không hạ, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch ra không hết, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn vào, bụng trướng đau, tinh thần mỏi mệt, nói xàm, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hoạt Sác. Đó là nhiệt kết ở phần lý. Dùng bài Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang. Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải thiếu dương. Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tấm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ tươi, ít rêu hoặc rêu lưỡi màu xanh, mạch Huyền Tế Sác. Đó là nhập vào phần doanh.
- Điều trị: Thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác. Y Án Trị Sản Hậu Co Giật (Trích trong Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương). “Một sản phụ hàm răng ngậm chặt, lưng nẩy ngược lên, tay chân run giật, hai mắt nhắm nghiền, tôi cho là mất huyết nhiều, làm nguyên khí thiếu hụt, âm hỏa xông mạnh lên, dùng Thập Toàn Đại Bổ Thang thêm Bào khương. Uống 1 thang thì sống lại, vài thang thì khỏi hẳn” Y Án Trị Có Thai Bị Co Giật (Trích trong Thẩm Thị Nữ Khoa Trấp Yếu). “ Người con dâu thứ tư của Kim Ngu Điện sau khi đẻ bị phù thũng, uống ‘Quế Phụ Bát Vị Hoàn’ thì hết phù thũng, bỗng sinh biến chứng miệng mắt đều méo, tay chân bên phải không đưa lên được, lưỡi ngọng. Dựa theo đó trị về chứùng huyết hư thì lại biến ra chứng cúi xuống mà không ngửa mình lên được. Vài ngày sau thì mửa huyết đen đầy chậu, mửa rồi thì cúi mình, ngửa mình được tự nhiên. Sau 1 tuần thì lại không ngửa mình được,
- khi mửa ra huyết đen thì lại yên. Cho uống thuốc "Tiêu Ứ" bỗng nhiên miệng mắt há hốc như tình trạng bị thoát, sắc 12g Nhâ n sâm đổ vào thì tỉnh lại, rồi lại lạnh ngắt, đổ Nhân sâm vào vẫn không tỉnh. Tôi chẩn mạch tay phải, vì sưng to nên không có mạch, tay trái phù thũng cũng không mạch, ấn nặng như thể giao kim. Tôi bảo: Đây là thực chứng, không uống Sâm thì khỏi. Liền dùng Đởm tinh, Bán hạ, Thạch xương bồ, Quất bì, Thiên trùng, Địa long, Tử thảo, Trúc lịch, Thương truật cho uống 1 thang thì chuyển, uống 4 thang thì tay chân cử động được, 12 thang ra được nhà ngoài để chẩn mạch, các chứng cũng khỏi, chỉ có tiếng nói chưa rõ. Cũng dùng bài thuốc trên cho uống thì khỏi. Tôi cho rằng đây là vì sau khi thụ thai, ngũ dịch tụ thành đờm ẩm, khi sinh, đờm dãi cùng ác huyết đều ra mới khỏi được, nếu huyết xuống mà đờm ẩm không xuống, các chứng sẽ sinh ra, cho nên sản hậu mà trị không hiệu quả thì dùng bài Lục Thần Thang là bài thuốc chủ yếu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay thầy thuốc thực hành: Phần 1 (Tập 2)
358 p | 358 | 174
-
Sổ tay thầy thuốc thực hành: Phần 2 (Tập 2)
428 p | 335 | 153
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BỆNH TIỀN ÂM NAM GIỚI
13 p | 123 | 13
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Sỏi thận (sạn thận)
8 p | 77 | 9
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SÁN KHÍ (Hernia - Hernie)
20 p | 253 | 9
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẢN HẬU PHÁT SỐT
9 p | 130 | 8
-
Quá trình để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt Châu Âu (EU-GMP) sản phẩm huyết tương tại Ngân hàng máu - Bệnh viện Truyền máu Huyết học
9 p | 80 | 7
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: THIẾU SỮA
7 p | 63 | 7
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÁC LỘ KHÔNG DỨT
6 p | 69 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: SÁN KHÍ
11 p | 92 | 4
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: SẢN HẬU KINH CHỨNG
7 p | 71 | 4
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SINH NON
5 p | 79 | 4
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - QUÁNG GÀ
7 p | 100 | 4
-
Thực hành cho con bú sớm và một số yếu tố liên quan của sản phụ sau sinh tại Trung tâm Sản nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020
5 p | 34 | 2
-
Đánh giá tác động của mô hình bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc tại thành phố Đà Nẵng
11 p | 7 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ sau sinh tại Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020
5 p | 3 | 2
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017
5 p | 47 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn