intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẢN HẬU PHÁT SỐT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

133
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đàn bà sau khi sinh phát sốt gọi là ‘Sản Hậu Phát Nhiệt’. Tương đương chứng Nhiễm khuẩn hậu sản của YHHĐ. Nguyên Nhân Dựa theo lâm sàng, có thể chia làm 6 loại: . Sốt do Ngoại cảm. . Sốt do Thương thực. . Sốt do Ứ huyết. . Sốt do Huyết hư. . Sốt do Lao lực. . Sốt do Viêm tuyến vú. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Nguyên nhân của sản hậu phát sốt không phải chỉ do ăn uống thái quá gây nên nôn mửa, muốn nôn là chứng phát sốt do thương thực. Nếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẢN HẬU PHÁT SỐT

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH SẢN HẬU PHÁT SỐT Đàn bà sau khi sinh phát sốt gọi là ‘Sản Hậu Phát Nhiệt’. Tương đương chứng Nhiễm khuẩn hậu sản của YHHĐ. Nguyên Nhân Dựa theo lâm sàng, có thể chia làm 6 loại: . Sốt do Ngoại cảm. . Sốt do Thương thực. . Sốt do Ứ huyết. . Sốt do Huyết hư. . Sốt do Lao lực. . Sốt do Viêm tuyến vú.
  2. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Nguyên nhân của sản hậu phát sốt không phải chỉ do ăn uống thái quá gây nên nôn mửa, muốn nôn là chứng phát sốt do thương thực. Nếu lao động quá sớm, cảm phong hàn đó là sốt do ngoại cảm. Nếu sản dịch không ra được, ứ huyết dừng lại đó là sốt do ứ huyết. Nếu huyết bị mất nhiều, âm huyết không đủ, đó là sốt do huyết hư. Có khi do sinh đẻ, sức khỏe bị tổn thương nên bị sốt, hoặc sau khi sinh sữa cương lên cũng gây nên sốt”. Điều Trị Nếu sốt do ngoại cảm, nếu dùng thuốc bồi dưỡng khí huyết thì nên thêm thuốc giải biểu để hỗ trợ. Sốt do thương thực, dùng bài Tứ Quân Tử Thang hợp với những vị thuốc có tác dụng tiêu đạo. Sốt do huyết hư, nên bổ huyết là chính, nếu dùng loại thuốc hàn lương sẽ có thể gây hại. Sốt do huyết ứ, cần hành huyết, khứ ứ. Sốt do lao nhọc nên đại bổ khí huyết thì nhiệt mới bớt. Sốt do cương sữa thì phải làm cho sữa thông đi thì sẽ hết nóng, lạnh. Nếu đang điều trị chứng sốt mà bụng đầy trướng, đau, táo bón, kèm các chứng thực nhiệt, dùng bài Hoàng Long Thang. Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
  3. + Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh, phát sốt, ớn lạnh, hoặc sốt cao, rét run, bụng dưới đau, không thích ấn, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau ít dần, mầu đỏ tối hoặc như mủ, có mùi hôi, tâm phiền không yên, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch Sác có lực. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Hoạt Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm. (Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ). Nếu sốt cao không bớt, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác, đó là chứng nhiệt thịnh, tân dịch bị tổ thương. Dùng phép thanh nhiệt trừ phiền, ích khí sinh tân. Dùng bài Bạch Hổ Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Nhân sâm, Cam thảo. Sốt cao không bớt, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch không thông, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn, bụng đầy trướng,
  4. đau, tinh thần mệt mỏi, nói sảng, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô. Đó là nhiệt kết ở phần lý. Dùng bài Đại Hoàng Đơn Bì Thang. Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải Thiếu dương. Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tâm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ rực, rêu lưỡi ít hoặc hóa thành mầu xanh, mạch Huyền, Tế, Sác, đó là nhiệt nhập vào phần doanh. Dùng phép thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác. Nếu sốt cao không bớt, tinh thần mê mệt, nói sàm, nên phối hợp dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (Ôn Bệnh Điều Biện), hoặc Tử Tuyết Đơn (Cục Phương). + Ngoại Cảm: Sinh xong phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, mũi nghẹt, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn. Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu. Dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng. Thêm Tô diệp.
  5. (Bài Tứ Vật [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp khứ phong, tán hàn, giải biểu). Nếu cảm phong nhiệt: Sốt, hơi sợ gió lạnh, đầu đau, cơ thể đau, họng sưng đau, khát, ho, đờm vàng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Phù Sác. Điều trị: Tân lương giải biểu. Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện): Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Kinh giới huệ, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Đạm đậu xị, Cam thảo, Lô căn. Nếu cảm thử nhiệt: Sốt, ra nhiều mồ hôi, khát, tâm phiền, mỏi mệt không có sức, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Hư Sác. Điều trị: Thanh thư, ích khí, dưỡng âm, sinh tân. Dùng bài Thanh Thử Ích Khí Thang (Ôn Nhiệt Kinh Vĩ): Tây dương sâm, Thạch hộc, Mạch môn, Hoàng liên, Trú diệp, Hà ngạnh, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ, Tây qua thúy y. Nếu kèm huyết hư: Sinh xong sốt, sợ lạnh, sắc mặt xám xanh bạc, hơi vàng nhạt, co thể gầy ốm, đau đầu, chóng mặt, lưng đau, xương mỏi, sợ sệt, ít ngủ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch Phù Tế. Nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Kinh giới, Sài hồ.
  6. Nếu kèm khí hư: Sinh xong phát sốt, sắc mặt đỏ, tinh lực kém sút, đầu đau, váng đầu, họng sưng đau, sợ lạnh, tay chân lạnh, xương và lưng đau mỏi, run sợ, thở suyễn hoặc nôn mửa, mạch Phù, Huyền không lực. Nên dùng bài Trúc Diệp Thang. + Huyết Hư: Sau khi sinh phát sốt, sắc mặt xanh tái, hơi vàng nhạt, váng đầu, hoa mắt, tai ù, sợ sệt, bứt rứt khó ngủ, lưng đau, chân mỏi, táo bón, lưỡi nhạt không rêu, mạch Tế Nhược. Điều trị: Dưỡng huyết ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài Nhân Sâm Thang thêm Hoàng kỳ, Địa cốt bì. Nếu huyết hư, âm suy, sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế Sác. Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Quán Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn. Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo. Thêm Bạch vi. (Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).
  7. + Huyết Ứ: Sau khi sinh phát sốt, ngực bụng cảm thấy đầy trướng, miệng khô, không muốn ương, sản dịch ngừng ra hoặc ra ít, huyết ứ, mầu tím sẫm, bụng dưới cứng, sưng đau, ấn không xuống, táo bón, lưỡi tím sẫm, mạch Huyền Sáp có lực. Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài . Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học). . Sinh Mạch Tán (Giản Minh Trung y Phụ Khoa Học). + Lao Nhọc: Sau khi sinh, do lao nhọc nhiều nên phát sốt, sợ lạnh, sắc mặt tái xanh, hơi vàng, váng đầu, hồi hộp, tinh thần uể oải,hơi thở ngắn, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhạt, mạch Vi, Tế. Điều trị: Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang hoặc Tam Hợp Tán (Nữ Khoa Chuẩn Thằng): Xuyên khung, Đương quy, Thước dược, Thục địa, Bạch truật, Bạch Phục linh, Hoàng kỳ đều 4g, Sài hồ, Nhân sâm đều 6g, Hoàng cầm, Bồ hoàng, Cam thảo đều 2g. Sắc uống trước khi ăn. Y Án Sản Hậu Phát Sốt Do Khí Huyết Hư (Trích trong ‘Y Lược Lục Thư)
  8. Một sản hậu vì tắm gội mà phát sốt, nôn mửa, khát uống nước lạnh, nói sảng nói bậy như điên. Vì có thể khí lực mạnh, vốn không chịu thuốc bổ, thầy thuốc cho uống thuốc loại tha nh lương thì huyết táo càng tăng lên. Tôi chẩn 6 mạch thấy Phù Đại Hồng Sác liền cho rằng sản hậu khí huyết quá hư, cô dương đi ra ngoài, ở trong là thực hàn mà ngoài giả nhiệt, cần phải đại bổ khí huyết. Cho uống Bát Trân thang thêm Bào khương 4g, cho uống một thang thì sức sốt giảm bớt quá nửa. Bệnh nhân thường không chịu uống Sâm nhưng lại uống. Đến tháng sau thì sức nhiệt tăng lên như trước, tôi lại cho uống thang trước, thêm các vị Sâm, Kỳ, Bào khương 3, 4 thang nữa thì nhiệt hết, mình mát, mạch tĩnh và bệnh không tái phát nữa. Bệnh Án Sốt Sau Khi Sinh Do Ngoại Cảm (Trích trong ‘Vân Nam Trung Y Phụ Khoa Học’) Phụ nữ họ Lý 24 tuổi ở vườn đào Mông Hoa, ngoại thành phía đông. Bệnh nhân vào giữa tháng 8 năm 1953, sau khi đẻ hai ngày, ngộ cảm phải phong hàn, phát sốt hôn mê. Sau hai ngày bệnh thì thấy sốt cao, mồ hôi ra nhiều, mê man, nói nhảm, có khi hôn trầm, có khi sờ soạng áo quần, khi tỉnh dậy sợ nóng, khát nước muốn uống, sản dịch ít mà có cục đen, mạch Phù hữu lực, đầu lưỡi khô, rêu trắng, ít nhuận, mắt dại, âm thanh ồ, vùng bụng nóng, bụng đùi đau khi đè vào, ăn không ngon, giữa lúc ăn muốn nôn ọe.
  9. Đây là huyết hư do sản hậu bị cảm phải phong hàn làm cho nhiệt nhập huyết thất, ứ huyết ngăn trệ, làm tà nhiệt đi lên khiến cho thần minh mê muộiø. Điều trị: dùng phép hòa giải, hành ứ. Dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang, Đào Nhân Thừa Khí Thang, hợp lại gia giảm, gồm Sài hồ (sao), Hoàng cầm (sao), Pháp Bán hạ, Táo, Đào nhân, Huyền hồ sách đều 9g, Hồng hoa 2,4g, Cam thảo 8g, Sinh khương 4g. Sau khi uống, huyết đen ra nhiều lần, đại tiện nhiều, đến tối thì thần khí tỉnh táo dần, bớt đau bụng, giảm sốt, ăn uống đ ược, có thể ngủ được 3, 4 giờ. Sáng đến chẩn mạch lại, mạch thấy Sác có hơi kèm Khổng, bệnh nhân hơi sốt và hơi ra mồ hôi, ác lộ chưa dứt. Dùng Tiểu Sài Hồ Thang gia giảm: Tô điều sâm, Hoàng kỳ đều20g, Sài hồ sao, Hương phụ, Đan sâm, Đương quy, Phòng phong, Hắc khương đều 12g, Hàng dược, Tiêu giới tuệ, Hoàng cầm sao, Cam thảo. Sau khi uống có cảm giác dễ chịu, ăn ngủ tương đối tốt, mạch Hoãn, cơ thể mát, ác lộ đã sạch, mầu sản dịch ra hơi hồng nhạt, mồ hôi cũng cầm được, chỉ có tinh thần còn hơi sa sút. Tiếp dùng bổ khí, dưỡng huyết nhiều tễ nữa thì khỏi hẳn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2