intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SUY TIM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

126
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể. Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều loại bệnh khác ngoài tim. Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi, 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. Tuổi càng cao, số người mắc bệnh càng nhiều. Ở tuổi 45 - 54, tỷ lệ nơi nam giới suy tim là 1,8/1000, ở lứa tuổi 55 -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SUY TIM

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH SUY TIM (Insufisance cardiaque - Congestive heart failure – Tâm Lực Suy Kiệt) Đại Cương Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể. Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều loại bệnh khác ngoài tim. Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi, 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. Tuổi càng cao, số người mắc bệnh càng nhiều. Ở tuổi 45 - 54, tỷ lệ nơi nam giới suy tim là 1,8/1000, ở lứa tuổi 55 - 64 tỷ lệ ấy là 4/1000, tuổi 65-74 là 8,2/1000. Trung bình c ứ sau 10 năm tuổi thì tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi (Kannel W.B., công trình Framingham theo dõi 20 năm).
  2. Suy tim tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến 2 hậu quả chính là: 1. Lưu lượng máu của tim kém: Tức là số lượng máu do tim bơm ra cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong một phút giảm đi. Bình thường lưu lượng máu của tim là 5 lít ở người trưởng thành, nay chỉ còn khoảng 2-3 lít. 2. Áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực nhĩ tăng. Hậu quả đó ảnh hưởng lớn đến các nội tạng chính như: Thận: Máu qua thận ít, bệnh nhân tiểu ít. Gan: Máu ứ đọng ở gan (gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi). Phổi: Máu, ứ đọng ở tiểu tuần hoàn gây nên khó thở. Tim: Máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng. Suy tim thường chia 8 loại nhưng có liên quan ảnh hưởng với nhau: suy tim phải, suy tim trái và suy tim. Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và phòng được.
  3. Nguyên Nhân Có thể chia 3 loại khác nhau giúp cho chẩn đoán: A- Suy tim trái. Nguyên nhân: a- Bệnh van tim : Hở hai lá, hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ. b) Bệnh tim tiêõn thiên: Hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ. c) Bệnh tăng huyết áp. d) Bệnh suy mạch vành nhất là nhồi máu cơ tim. e) Viêm cơ tim cấp (do thấp tim, nhiễm độc, nhiễâm khuẩn. Triệu chứng: Khó thở (dấu hiệu chính), bắt đầu nhẹ, nhưng khi lên cầu thang, gắng sức... thì bệnh nặng lên, ngồi nghỉ cũng khó thở. Có khi khó thở giống như bị hen suyễn, hết cơn lại dễ chịu. Nặng nhất là phù phổi cấp: thở dốc, khó thở, khạc ra nhiều đờm đỏ như bọt. Huyết áp tối đa hạ, số tối thiểu bình thường.
  4. B- Suy Tim Phải Nguyên nhân: + Hẹp van 2 lá. + Các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, giãn phế quản, phế quản viêm mạn, viêm phổi, những bệnh dị dạng lồng ngực, dầy dính màng phổi gây nên tâm phế mạn. + Các bệnh của động mạch phổi: hẹp van, hẹp phổi, hẹp nhánh động mạch phổi. + Các bệnh màng ngoài tim, tràn dịch bao tim do viêm. a- Triệu chứng: . Tím da và niêm mạc tùy theo mức độ suy tim: nhẹ thì chỉ tím ở môi, móng tay, nặng thì tím cả mặt và cả người. . Khó thở thường xuyên. . Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường nhưng huyết áp tối thiểu tăng, gây nên huyết áp kẹp. . Ấn vào gan thấy áp lực tĩnh mạch tăng hoặc tĩnh mạch cổ nổi.
  5. . Tốc độ tuần hoàn chậm đến 40 – 50 giây (bình thường 12 – 20 giây). . Gan to, lúc đầu gan to mềm, đau tức, đập theo nhịp tim. Sau đó gan bị xơ nên cứng lại, đau tức và không đập nữa. . Phù mềm, lúc đầu chỉ ở hai mắt cá chân, rồi hai chi dưới. Phù nhiề u gây cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng tinh hoàn. b) X quang: Hình tim to nhất là thất phải, cung dưới bên phảùi to ra, động mạch phổi to. Hình ảnh phổi rất mờ do ứ máu ở phổi. c) Có dấu hiệu của bệnh gây suy tim phải. C- Suy tim toàn bộ 1) Nguyên nhân : Là những nguyên nhân gây suy tim phải và suy tim trái. Ngoài ra có các loại nguyên nhân sau: a) Suy tim toàn bộ do thấp hoặc chất tạo keo. b) Thoái hóa cơ tim: Bệnh cơ tim tiên phát. c) Tim thiếu máu do thiếu hồng cầu kinh diễn.
  6. d) Tim suy do thiếu sinh tố B1. e) Tim suy do cường giáp (tim Basedow). 2) Triệu chứng : a) Lâm sàng: Nổi bật nhất là triệu chứng suy tim phải. Khó thở thường xuyên, lúc ngồi cũng như nằm, môi niêm mạc tím. Phù nhiều toàn thân, có tràn dịch. Gan to, tĩnh mạch cổ nổâi. Mạch yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu tăng. b) X quang: Hình tim to toàn bộ, phổi mờ ứ huyết, rốn phổi đậm. Chẩn đoán Chẩn đoán cần xác định được là suy tim và tìm nguyên nhân. + Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào: l) Khó thở: Bao giờ cùng có, khó thở gắng sức, khó thở khi nằm, cơn khó thở về đêm. 2) Những dấu hiệu tim mạch: Nhịp tim nhanh, tiếng ngựa phi, tiếng thổi nhẹ, tĩnh mạch cảnh căng, huyết áp chênh lệch (kẹp).
  7. 3) Những dấu hiệu tuần hoàn ứ đọng ngoài tim như: Xung huyết đáy phổi, tràn dịch màng phổi. - Tiểu ít. - Gan to, mềm, đau và cổ trướng. - Phù chi dưới, sáng nhẹ chiều nặng hơn. Chẩn đoán suy tim từng phần dựa vào nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng như ở phần trên. Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây suy tim. + Phân biệt với các bệnh phổi: Các bệnh phổi gây khó thở có kèm những triệu chứng của bệnh, như viêm phế quản mạn tính có tiền sử ho kéo dài, đàm nhiều... hen phế quản có nhiều lần lên cơn hen, phổi có nhiều ran nổ, ran ngáy, không có tiền sử bệnh tim, khó thở nhiều vào thì thở ra... + Cơn cao huyết áp. V- Suy Tim Theo Y Học Cổ Truyền
  8. Y văn cổ truyền không có chứng suy tim nhưng theo triệu chứng lâm sàng, bệnh thuộc phạm trù các chứng ‘Tâm Quí’,’Chinh Xung’, 'Khái Suyễn', ‘Đàm Ẩm’, ‘Thủy Thủng', ‘Ứ Huyết’, ‘Tâm Tý’, và cách chữa trị thường có thể tham khảo cách chữa của các bệnh này. Nguyên nhân và cơ chế bệnh có thể phân tích lý giải như sau: 1) Khí Huyết Hư: ‘tâm quí’ (lo sợ) là triệu chứng thường thấy trong bệnh suy tim hoặc do chính khí suy, ngoại tà xâm nhập, do dương khí suy không ôn dưỡng tâm mạch, tâm dương bất túc sinh ra tâm quí. Do dương hư không chế được thủy, thủy khí thượng nghịch sinh ra hồi hộp, hoặc bệnh lâu ngày, tâm huyết bất túc, tâm không được nuôi dưỡng đủ hoặc thận dương hư tổn, âm hư hỏa vượng, tâm hỏa bốc lên cũng sinh chứng ‘tâm quí’. 2) Bệnh Tâm Phạm Phế: Khó thở (khí suyễn) là chứng thường gặp trong bệnh suy tim. Bệnh nhẹ thì sau khi lao động mệt mới khó thở, nặng thì ngồi cũng khó thở, kèm ho, đờm nhiều bọt màu hồng. Thiên ‘Khái Luận’ (Tố Vấn 38) viết: “Triệu chứng tâm khái là ho kèm đau ở mỏm ức (tâm thống)”. Ho suyễn cần phân biệt hư thực hoặc bản hư tiêu thực Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: ‘Thực suyễn hơi thở dài có dư, hư suyễn hơi thở ngắn
  9. không liên tục”, rất có ý nghĩa trong điều trị. Khó thở trong suy tim hầu hết là hư thực lẫn lộn, tâm phế thận cùng mắc bệnh. 3) Huyết Ứ: Tâm chủ huyết, tâm suy thì tâm khí suy, huyết vận hành kém nên sinh ra huyết ứ, xuất hiện các triệu chứng: Mặt, lưỡi, môi và cả móng chân tay tím bầm. 4) Phù thũng : Trong suy tim, phù thường xuất hiện từ từ, phù lõm bắt đầu từ bàn chân, nằm gác chân cao thì phù giảm nhẹ, đi nhiều phù tăng, thuộc âm thủy, do sự suy giảm chức năng của các tạng tâm, tỳ, phế, thận. VI- Triệu Chứng & Điều Trị Trong điều trị theo biện chứng thường phân các thể bệnh sau: 1) Tâm Dương Hư: Chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp lạnh hoặc hoạt động nhẹ khó thở tăng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết, Đại. Điều trị: Ích khí, ôn dương. Dùng bài Sâm Phụ Thang gia vị: Thái tử sâm 12- 16g, chế Phụ tử 8 - 12g (sắc trước), Hoàng kỳ 20-30g, Quế chi 6- 10g, Bạch truật 12g, Đơn sâm 12-16g, Bá tử nhân 12g.
  10. (Sâm, Phụ, Kỳ, ích khí ôn dương; Quế chi thông dương; Truật kiện tỳ; Đơn sâm dưỡng huyết, hoạt huyết; Bá tử nhân dưỡng tâm, an thần). 2) Tâm Tỳ Dương Hư: Hồi hộp, khó thở, làm việc nhẹ khó thở tăng, chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hoặc nôn, chân phù, rêu lười dày nhớt, mạch nhỏ, Sác, Kết, Đại. Điều trị: Kiện tỳ, ôn dương. Dùng bài ‘Tứ Quân Tử Thang hợp với Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm: Đảng sâm 12g, (hoặc Nhân sâm 6g sắc riêng), Bạch linh 12g, Bạch truật 12-20g, Chích cam thảo 4-6g, Xa tiền thảo 12-16g, Ý dĩ nhân 12-20g, Đan sâm 12-20g, Quế chi 6-10g. (Đảng sâm (Nhân sâm) bổ khí kiện tỳ; Bạch linh, Bạch Truật, Ý dĩ kiện tỳ, lợi thấp, Quế chi ôn dương thòng mạch, Xa tiền thảo lợi thấp, Đan sâm hoạt huyết, công tâm). Trường hợp phù nặng: thêm Ngũ gia bì, Đông qua bì (vỏ bí đao) để tăng cường lợi thấp. 3) Tâm Thận Dương Hư: Hồi hộp, khó thở, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần mệt mỏi, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch Trầm Tế Nhược hoặc Kết Đại.
  11. Điều trị: Ôn dương lợi thủy. Dùng bài ‘Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Nhân sâm (sắc riêng) 6-8g, Chế phụ tử 6-10g (sắc trước), Bạch linh 12g, Bạch truật 20g, Sinh khương 12g, Quế chi 6-8g, Trạch tả 12g, Xa tiền thảo 12-16g, Đan sâm 12-16g. Phù nặng thêm Ngũ gia bì 12g. Thận dương hư nặng uống thêm Bát Vị Hoàn 6-8g/1ần, 2 lần/ngày. 4) Khí Âm Lưỡng Hư: Hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, miệng khô, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch Tếâ Sác. Điều trị: Ích khí, dưỡng âm. Dùng bài: ‘Chích Cam Thảo Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm: Nhân sâm (sắc riêng 6-10g, Chích cam thảo 6- 8g, Mạch môn 12-16g, Ngũ vị tử 6g, Sinh địa 16g, A giao (hòa thuốc) 8- 10g, Sinh khương 8-12g. (Nhân sâm, Chích thảo bổ khí, Mạch môn, Sinh địa, A giao bổ âm, Ngũ vị tử liễm âm, Sinh khương ôn tỳ). 5) Khí hư huyết ứ: Hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, 2 má đỏ, môi lưỡi tím đen, phù, tiểu ít, chất lưỡi tím thâm, mạch Sáp hoặc Huyền, Kết.
  12. Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g, Đan sâm 12- 16g, Xuyên khung (hoạt huyết) 8-10g, Xích thược, Hồng hoa, Diên hồ sách (hoạt huyết) mỗi thứ 8- 12g, Hoàng kỳ (bổ khí, lợi tiểu tiện) 16-30g, Hương phụ, Chỉ xác (hành khí) mỗi thứ 8-10g, Đào nhân (hoạt huyết) 8-12g, Sài hồ (sơ can chỉ thống) 12g. 6) Đờm Ẩm Bế Phế: Hồi hộp, ngắn hơi, ho khó thở, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy, ăn ít, phù, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch Hoạt, Sác. Điều trị: Tuyên phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn. Dùng bài Tả Phế Thang hợp với Tiểu Thanh Long Thang gia giảm: Đ ình lịch tử (hóa đờm) 6- 8g, Chích cam thảo 6 –8g, Tang bạch bì 1220g, Sa sâm 12g, Địa cốt bì (tư nhuận phế âm) 12g, Bán hạ (chế Gừng để cầm nôn), Ngũ vị tử (liễm phế âm) 6g, Ma hoàng (bình suyễn) 8-10g, Hạnh nhân (giáng khí, chỉ khái) 8-10g, Sa sâm (tư âm, nhuận phế) 12-16g, Hậu phác (giáng nghịch bình suyễn) 8-10g. 7) Dương khí hư thoát: Hồi hộp, khó thở, bệnh nhân ngồi thở dốc, khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh xám, chân tay lạnh toát, mồ hôi, bệnh nặng th ì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch Trầm Tế, muốn tuyệt (khó bắt).
  13. Điều trị: Hồi dương, cứu nghịch. Dùng bài Sâm Phụ Long Mẫu Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm: Nhân sâm 8g, Chế phụ tử 8 -10g (sắc trước), Sinh long cốt 12-16g, Sinh mẫu lệ 12-16g, Mạch môn 12 - 16g, Ngũ vị tử 6 8g, Sơn thù 10g, Can khương 10g, sắc uống. Nếu bệnh nhân còn tỉnh cho uống từng ít một, uống 3-4 lần trong ngày. Biện chứng bệnh suy tim rất phức tạp, bệnh thường nặng, tùy tình hình bệnh lúc cấp cứu phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp cấp cứu hiện đại. Một Số vị Thuốc Có Tác Dụng C ường Tim (theo sách Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học) . Bắc Ngũ gia bì (Cortex Périplocae radicis) có.nhiều Glucozit cường tim, tác dụng cường tim, lợi tiểu, trị phong thấp. . Phụ tử (Radix Aconiti carmichaeli Praeparata): Có tác dụng cường tim. Mỗi ngày uống 6 - 12g. Dùng trị suy tim nên sắc trước 30 - 60 phút để giảm độc. . Đình lịch (Lepidium apetalum Willd) có tác dụng tăng co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim. Liều dùng mỗi ngày 6-10g cho vào thuốc sắc. Nếu
  14. dùng bột mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1-2g, hòa nước uống. Thuốc có tác dụng giáng khí, lợi thủy làm cho lượng nước tiểu tăng, phù giảm. . Thiềm tô: (Nhựa cóc: Secretio bufonis) tác dụng như Digital, phân tích trong nhựa cóc có đến 20 loại có tác dụng cường tim, làm tăng lực co cơ tim, làm giả m nhịp tim. Trên lâm sàng mỗi lần dùng 10mg, ngày 3 lần, sau khi có tác dụng thì giảùm liều. Tác dụng phụ có: buồn nôn, nôn... và có phản ứng nhiễm độc như Digital. Để giảm bớt kích thích đối với đường ruột, có tác giả dùng trộn với Bạch linh 9 phần, Thiềm tô 1 phần thành thuốc tán, cũng có thể dùng làm viên bọc nhựa. . Ngọc trúc (Polygonatum oflicinale All) có Glucozit cường tim. Trên thí nghiệm dùng liều lượng nhỏ làm cho tim ếch cô lập bóp mạnh, liều lượng lớn làm tim đập chậm hoặc ngưng đập. Trên lâm sàng dùng trị suy tim, liều mồi ngày 15g sắc uống, dùng 3 - 5 ngày có kết quả thì giảm liều. . Chỉ thực (Citrus aurantium L.) có tác dụng tăng co bóp cơ tim: Trên lâm sàng dùng trị suy tim bằng dịch tiêm Chỉ thực mỗi lần 40-60g (mỗi ml có thuốc sống 4g), cho vào dịch Glucoza10% - 250ml truyền tĩnh mạch, có tác dụng tăng hiệu suất của tim và lợi tiểu.
  15. . Nhân sâm (Radix Ginseng): Lượng ít Nhân sâm làm tăng lực co bóp của cơ tim, nếu nồng độ cao thì tác dụng ngược lại và làm chậm nhịp tim. Nhân sâm được dùng trị suy tim trong bài ‘Sinh Mạch Tán’ và bài ‘Sâm Phụ Thang'. . Hoàng kỳ (Radix Astragali) có tác dụng làm tăng lực co bóp của cơ tim và tác dụng lợi tiểu. . Linh chi (nấm Linh chi: Ganoderma japonicum (Fr.) có tác dụng cường tim, hạ áp, giúp cơ tim chịu đựng được trạng thái thiếu máu, hạ lipit huyết, chống xơ cứng động mạch. (10) Qua lâu ( Richosanthee Ririlowii Maxim): Có tác dụng làm giãn mạch vành làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ lipit huyết, được dùng trong điều trị suy tim do bệnh động mạch vành. Trên lâm sàng dùng viên Qua lâu, mỗi lần 4 viên, ngày uống 8 lần (lượng mỗi ngày tương đương với 31,2g thuốc sống). Một số bài thuốc trên lâm sàng được sử dụng điều trị suy tim (Trích trong ‘Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn’)
  16. + Kháng Tâm Suy Phương (Chu Đức Khôi): Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm, Kê huyết đằng, Trạch lan mỗi thứ 15g, Đảng sâm 25g, Khôn thảo (tức Ích mẫu thảo) 25g, Mạch môn 25g, Phụ tử 10-15g, Ngũ gia bì 10-15g, sắc nước uống. Biện chứng gia giảm: Khí âm lưỡng hư tăng liều Đảng sâm, Mạch môn, hoặc thêm Sa sâm; Thể tỳ hư thêm Bạch truật; Thận dương hư tăng lượng Phụ tử hoặc thêm Nhục quế. TD: Ôn dương, ích khí, hoạt huyết, cường tâm. Trị suy tim ứ đọng do các loại nguyên nhân. + Tâm Suy Phương (Hứa Tâm Như và và cộng sự, viện Trung Y Học Bắc Kinh): Đình lịch tử, Tang bạch bì, Xa tiền tử (cho vào bọc), Hoàng k ỳ (sinh), Thái tử sâm, Tử đan sâm mỗi thứ 80g, Trạch tả, 15g, Mạch môn 15g, Ngũ vị tử 10g, Đương qui (toàn) 10g, sắc cô còn 200ml. Bệnh nặng mỗi ngày sắc 2 thang chia 4 lần uống, bệnh chuyền biến tốt thì giảm liều ngày 1 thang. TD: Tả phế, lợi thủy, ích khí, dưỡng Tâm, hoạt huyết, thông mạch. Trị suy tim ứ đọng.
  17. + Sinh Mạch Lợi Thủy Thang (Hình Nguyệt Minh): Đình lịch tử 5- 10g, Lộ đảng sâm 15-80g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 10g, Phục linh 15-30g, Trư linh 10g, Trạch tả 80g, Bạch truật 12g, Xa tiền tử 30g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Khí hư, mồ hôi tự ra thêm Hoàng kỳ 30g; Dương hư thêm Xuyên phụ phiến 10g, Quế chi 10g; Phù nặng thêm Uất lý nhân 30g; Bụng phù trướng thêm Thạch xương bồ 15-30g; Âm hư phù, bỏ Bạch truật thêm Nữ trinh tử 15-30g, Bạch mao căn 30g, Tây qua bì 30g; Hạ tiêu có thấp nhiệt thêm Khổ sâm 12g; Huyết ứ thêm Đơn sâm 15-30g, Xích thược 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, huyết hư thêm Đương qui 15g, Thục Địa 15g, A giao 10g; Kèm bệnh nhiễm khuẩn thêm Ngân hoa 30g, Liên kiều 15g, Bản lam căn 30g, Bán chi liên 30g, Hoàng cầm 15g. + Phụ Ngoại Tâm Suy Phương (Bệnh Viện Phụ Ngoại thuộc Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc): . Hoàng kỳ 18g, Ngọc trúc 18g, Thái tử sâm 80g (hoặc Sa sâm 30g), Ngũ vị tử 10g, Mạch đông 12g, Đơn sâm 12g, Chích thảo 9g, sắc uống. TD: Ích khí, dưỡng âm. Trị chứng khí âm lưỡng hư.
  18. -Gia giảm: Tim hồi hộp thêm sao Táo nhân 12g, Tử thạch anh 24g; ăn ít thêm Bạch truật 12g, Bạch linh 18g; Dương hư sợ lạnh thêm Quế chi 9g, Lộcgiác 10g. . Thục phụ tử 10g, Bạch truật 12g, Phục linh 80g, Quế chi 9g, Chích thảo 9g, Mộc hương 9g, Đại phúc bì 15g, sắc uống. TD: Ôn dương, lợi thủy. Trị chứng dương hư phù thũng. -Gia giảm: Khí hư nặng thêm Hoàng kỳ 24g, Hồng sâm 6g; Buồn nôn, chán ăn thêm Sa nhân 6g, Trần bì 9g; Suyễn nặng thêm Đình lịch tử 20g; Tiểu ít thêm Xa tiền tử 30g, Trạch tả 15g, Tiêu mục 12g; Cổ trướng thêm bột Hắc bạch sửu (hòa uống) 4,5g bột Trầm hương (hòa uống) 3g. .Thục phụ phiến 10g, Đình lịch tử 9g, Phục linh 30g, Thục địa 12g, Nhục quế 4,5g sắc uống. TD: Ôn bổ phế thận. Trị chứng phế thận hư. Gia giảm: Ho nhiều thêm Tuyền phúc hoa 10g, Bối mẫu 10g; Đờm nhiều thêm Hải phù thạch 12g, Quất lạc 12g, Bạch giới tử 10g; Suyễn nhiều thêm Ngũ vị tử 9g, Nhân sâm 6g, Đuôi Cáp giới (tắc kè) 1 đôi, Sơn thù nhục.
  19. . Thục phụ tử 10g, Quế chi 10g, Đảng sâm 10g, Sinh địa 10g, Tiên linh tỳ 10g, Nhục thung dung 24g, Đơn sâm 18g sắc uống. Tác dụng: ích khí ôn dương, trị thể khí dương lưỡng hư. Gia giảm: Tim đập chậm thêm Ma hoàng 6-9g, Tế tân 3 - 6g; Huyết ứ thêm Đan sâm 10-12g, Hồng hoa 10g, Huyết kiệt (bột) 3g hòa uống. . Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Thái tử sâm 30g, Ngọc trúc 18g, Đơn sâm 12g, sắc uống. TD: Bổ ích tâm khí, chủ trị thể khí hư. Vì quá trình bệnh lý suy tim thay đổi nhiều nên tùy trường hợp mà chọn bài thuốc thích hợp. + Quế Phụ Đình Lịch Thang (Từ Long Vân): Phụ phiến 15g, Can khương 9g, Quế chi 9g, Đình lịch tử 15g, Phục linh 30g, Phòng kỷ 30g, Bạch thược 15g, Đan sâm 30g, Long xỉ 30g, Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 15g, Qua lâu 15g, sắc uống. Tác dụng: ôn dương, lợi thủy, hoạt huyết, hóa đờm. Trị chứng suy tim mạn tính đợt cấp diễn.
  20. Gia giảm: Nếu khí âm bất túc thêm Mạch môn, Ngũ vị tử; Mạch Kết Đại thêm Chích cam thảo, Đại táo, Đinh hương, A giao, Sinh địa, Ma nhân, Mạch đông; Ngực tức thêm Phỉ bạch. Chỉ thực, rượu trắng; Huyết ứ nặng trọng dụng Đơn sâm, thêm Xích thược, Kê huyết đằng. + Thông Mạch Ẩm (Chu Tích Kỳ, bệnh viện Nhạc Dương Thượng Hải): Quế chi 6-12g, Xích thược 90g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu thảo 30g, Hồng hoa 6-9g, Đơn sâm 15g, Mạch đông 15g, Hoàng kỳ 15- 30g, Chích thảo 15-30g, sắc uống. TD: ích khí hoạt huyết thông mạch. Trị chứng suy tim thể hư thực thác tạp, khí huyết ứ. + Cường Tâm Lợi Niệu Thang (Lục Quế Khang): Sài hồ 10g, Chỉ xác, Đảng sâm, Hồng hoa, Xa tiền tử mỗi thứ 10g, Đơn sâm 20g, Qua lâu bì 30g, Ngũ gia bì 3-10g. Sắc uống. TD: Dưỡøng tâm, cường tâm, lý khí, ích khí, lợi thủy, hóa ứ, tiêu phù. Trị chứng suy tim mạn do phong thấp. Gia giảm: Tâm thận dương suy thêm Phụ tử 6 10g, Quế chi 10g, Phục linh 15g, Bạch truật 12g, Trạch tả 10g. Tâm thận âm hư thêm Mạch đông 12g, Ngũ vị tử 10g, Đơn bì 10g, Sao chi tử 10g. Tâm tỳ đều hư thêm Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1