intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TIỂU RA DƯỠNG CHẤP

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

133
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là trạng thái nước tiểu ra đục như sữa, như nước tương, như nước vo gạo. Tiểu ra dưỡng chấp (Nhũ My Niệu) là một bệnh được mô tả trong chứng Ngũ Lâm của Đông y (Cao Lâm). Được quy vào loại Tiểu Đục, Xích Bạch Trọc của Đông Y. Nguyên nhân - Do giun chỉ Filaria Bancrofti trưởng thành, khu trú trong bạch mạch của bể thận gây viêm tắc, làm cho bạch mạch bị phồng lên sinh ra lỗ rò, bạch huyết vào trong bể thận và tiểu ra dưỡng chấp. Đông y cho là có liên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TIỂU RA DƯỠNG CHẤP

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH TIỂU RA DƯỠNG CHẤP Đại Cương Là trạng thái nước tiểu ra đục như sữa, như nước tương, như nước vo gạo. Tiểu ra dưỡng chấp (Nhũ My Niệu) là một bệnh được mô tả trong chứng Ngũ Lâm của Đông y (Cao Lâm). Được quy vào loại Tiểu Đục, Xích Bạch Trọc của Đông Y. Nguyên nhân - Do giun chỉ Filaria Bancrofti trưởng thành, khu trú trong bạch mạch của bể thận gây viêm tắc, làm cho bạch mạch bị phồng lên sinh ra lỗ rò, bạch huyết vào trong bể thận và tiểu ra dưỡng chấp. Đông y cho là có liên hệ với Tỳ và Thận.
  2. Tỳ là nguồn của sự sinh hoá, Thận là nơi tàng trữ. Tỳ hư, không vận hoá được, Thận hư không tàng trữ được, chất tinh vi (dưỡng chấp) sẽ bị tiết xuống, chất thanh trọc không phân ra được, dồn xuống bàng quang gây nên tiểu đục. Chu Đan Khê trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Chân nguyên bất túc, hạ tiêu hư hàn, nước tiểu ra đục, giống như cao, như nước hồ (sền sệt)”. Đời nhà Thanh, Trình Chung Linh trong ‘Y Học Tâm Ngộ’ viết: “Chứng trọc có hai loại: một do Thận hư nên tinh chảy ra, Một do thấp nhiệt thấm vào bàng quang”. Đông y xếp vào loại Cao Lâm. Cao Lâm là tình trạng tiểu ra chất béo, nước tiểu giống như mỡ cao. Nguyên Nhân Thường do bàng quang có thấp nhiệt, khí hoá không được, thuỷ đạo không thông và Thận khí suy yếu không nhiếp ước được dịch béo gây nên bệnh. Thường gặp nơi những người bệnh âm hư hoặc khí hư, đờm thấp thịnh.
  3. Sào Nguyên Phương, trong ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Chư Lâm Bệnh Hậu’ viết: “Cáv chứng lâm, do Thận hư, bàng quang có thấp nhiệt gây nên” và “ Chứng Cao lâm, tiểu buốt mà có mỡ, trông giống như cao, vì vậy được gọi là Cao lâm, Xích bạch nhục lâm. Do Thận hư không chế được dịch mỡ, vì thế tiểu ra chất mỡ”. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Các chứng lâm, do hàn, nhiệt, thấp dồn xuống Bàng quang khiến cho đường tiểu bị sáp trệ”. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Lâm Trọc Luận Trị’ viết: “Lâm… đục, không giống như bạch trọc, do trung khí hạ hãm và mệnh môn không chắc”. Điều Trị Khi điều trị lấy bổ Thận, lý Tỳ làm chính. Khi thổ vượng lên sẽ thắng thấp, khi thổ mạnh lên thì thuỷ sẽ tự thanh. Bổ Tỳ dùng bài Thỏ Ty Tử Hoàn làm chính. Đạo thấp dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm làm chính. Chứng Tiểu ra dưỡng chấp, lúc đầu lấy thấp nhiệt làm tiêu bản là chính. Bệnh lâu ngày Tỳ Thận đều hư, hư thực lẫn lộn, khi điều trị cần bổ trung, ích khí, thanh nhiệt, lợi thấp, kiện Tỳ, ích Thận.
  4. Triệu Chứng Trên lâm sàng chia làm hai loại: + Tiểu ra dưỡng chấp đơn thuần gọi là Bạch Trọc (Chylurie). + Tiểu ra dưỡng chấp đơn thuần màu đỏ là Xích Trọc (Hémochylurie). A- Bạch Trọc Chứng: Nước tiểu trắng đục, rêu lưỡi trắng dày, mạch Hoạt. Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. + Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm: Tỳ giải 20g, Phục linh 12g, Ích trí nhân 16g, Ô dược, Thạch xương bồ đều 8g, Cam thảo 6g, Muối ăn 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). + Rau Dừa khô 200g, sắc với 2 lít nước, đun sôi 2-3 giờ còn ½ lít. Chia làm hai lần uống trong ngày. Thời gian điều trị là 04-64 ngày liên tục. Kiêng mỡ, trứng, ít ăn mặn trong thời gian điều trị (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  5. + Ý dĩ (sao) 50g, Củ mài (sao), Tỳ giải đều 20g, Rễ cỏ tranh, Lá và hoa Mã đề, Rễ Mấn trắng đều 12g. Sắc 600ml nước còn 300ml. Chia hai lần uống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Bệnh lâu ngày không khỏi, người mỏi mệt, không có sức, sắc mặt trắng, miệng cảm thấy nhạt, mạch Hư, Tế, Hoãn là do khí hư hạ hãm. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm tỳ giải, Xương bồ, Ích trí nhân, Ô dược. Châm Cứu + Châm Tam âm giao, Túc tam lý, Giải khê, Âm lăng tuyền, Khí hải (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). B- Xích Trọc Chứng: Tiểu ra chất đục, đỏ, tiểu bình thường hoặc hơi gắt,lưng đau, tai ù, rêu lưỡi vàng, mạch Trầm Sác. Điều trị: Ích khí, thanh Tâm, lợi niệu. + Thanh Tâm Liên Tử Ẩm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Mạch môn, Xa tiền thảo, Viễn chí, Sài hồ, Xích linh, Liên nhục đều 12g, Xương bồ 8g, Cam thảo, Đan bì đều 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
  6. Nếu kèm phiền nhiệt, miệng nhạt, lưỡi đỏ, mạch tế Sác là do âm hư, thấp nhiệt. Dùng phép Tư âm, thanh thấp. Dùng bài Bát Vị Tri Bá hợp với bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm. Châm Cứu + Châm Tam âm giao, Túc tam lý, Giải khê, Âm lăng tuyền, Khí hải (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). Biện Chứng Theo sách ‘Trung Y Cương M ục’, thường gặp các loại sau: + Thấp Nhiệt Hạ Chú: Tiểu đục như nước vo gạo hoặc như mỡ hoặc có lẫn máu, tiểu ra không thoải mái, tiểu buốt, rít, bụng dưới nặng trướng hoặc kèm sốt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác. Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, phân thanh bí trọc, thanh Tâm, thông lạc. Dùng bài Tỳ Giải Phân Thân Ẩm gia giảm: Hoàng bá, Xa tiền tử, Bạch truật, Phục linh, Tỳ giải, Xương bồ, Liên tử tâm, Đan sâm. (Hoàng bá, Xa tiền tử thanh nhiệt, lợi niệu; Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ, trừ thấp; Tỳ giải, Xương bồ phân thanh bí trọc; Liên tử tâm, Đan sâm
  7. thanh tâm, hoạt huyết, thông lạc. Làm cho thấp nhiệt được trừ, thanh trọc được phân, kinh toại thông thì chất đục sẽ hết). Nếu thấp nhiệt nhiều, tiểu nóng, rát, thêm Long đởm thảo, Mộc thông, Chi tử để tả hoả, thông lợi bàng quang. Bụng trướng, tiểu rít, khó tiểu thêm Ô dược, Ích trí nhân để lý khí, ích Thận. Nước tiểu có lẫn máu, thêm Đại kế, tiểu kế, Ngẫu tiết, Bạch mao căn để lương huyết, chỉ huyết. + Tỳ Thận Đều Hư: Tiểu đục như nước vo gạo hoặc như mỡ đông, thân thể gầy ốm, da vàng ủng, mệt mỏi không có sức, lưng đau, chân yếu, chóng mặt, tai ù, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra, lưỡi nhạt, ít rêu, mạch Tế, không lực. Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, bổ Thận, cố nhiếp. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Ddảng sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Khiếm thực, Kim anh tử, Thăng ma. (Hoàng kỳ đại bổ dương khí; Đảng sâm ích khí; Bạch truật kiện Tỳ; Phục linh kiện Tỳ trừ thấp; Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận, ích tinh; Thỏ ty tử, Khiếm thực, Kim anh tử ích âm, cố Thận; Thăng ma thăng khí thanh dương, dẫn thuốc đi lên, làm cho thanh thăng, trọc giáng).
  8. Tiểu đục lâu ngày không khỏi, thêm Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân, Nữ trinh tử, Liên tu, Sa uyển tật lê, Long cốt, Mẫu lệ. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Cao Lâm Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 (11): 495): Thái tử sâm, Hoàng kỳ (chích) đều 30g, Đương quy, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Hoài sơn đều 10g, Thạch xương bồ, Uất kim đều 15g, Ngô công 2-4 con. Sắc uống ngày một thang. Ba ngày là một liệu trình. (Đây là bài Đại Bổ Nguyên Tiễn hợp với Xương Bồ Uất Kim Thang. Trong bài dùng thêm Ngô công là dựa theo kinh nghiệm lâm sàng). Gia giảm: Nếu thấp nặng, thêm Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử, Tỳ giải. Nhiệt nhiều thêm Tỳ giải, Xa tiền tử, Áp chích thảo, Tử hoa địa đinh. Tinh thoát thêm Khiếm thực, Liên tử, Ích trí nhân, Kim anh tử. Huyết ứ bên trong thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất. Trung tiêu bị thấp ngăn trở thêm Bạch đậu khấu, Biển đậu, Hậu phác, Trần bì, Thương truật (sao). Âm hư hoả vượng thêm Hoàng bá, tri mẫu, Hạn liên thảo, A giao. TD: Bồi bổ Tỳ Thận, hoá trọc, lợi khiếu. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
  9. Đã dùng trị 112 ca, tất cả đều thuộc loại tiểu ra dưỡng trấp loại khó trị. Trong đó 55 nam, 57 nữ. Tuổi từ 10-79 (gặp nhiều nhất là tuổi 40-60). Bị giun chỉ 13 ca. Điều trị trên 3 tháng. Kết quả khỏi hoàn toàn 35, có hiệu quả ít 52, có chuyển biến 22, không hiệu quả 3. Tiêu My Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 (2): 61): Đảng sâm, Xuyên són giáp (nướng), Tỳ giải, Sơn thù nhục đều 9-12g, Sinh địa, Bạch thược, Sài hồ, Từ trưỡng lang đều 6-9g, Bạch cập, Sơn dược, Hoàng kỳ đều 15g-30g, Thăng ma 6g. Sắc uống ngày một thang, 10 ngày là một liệu trình. TD: Ích khí, thăng đề, ôn dương, hoá khí, phân thanh lợi thấp. Trị tiểu ra dưỡng trấp. Đã dùng trị 57 ca, nam 49, nữ 8. Tuổi từ 21-58. Mắc bệnh từ 5-14 năm. Kiểm tra đều bị tiểu ra dưỡng trấp. Kết quả khỏi hoàn toàn 34 (các triệu chứng chuyển biến tốt, sau ba lần xét nghiệm kiểm tra chất đản bạch đều âm tính), hiệu quả ít 19, có chuyển biến 4. Uống nhiều nhất 97 ngày, ít nhất 15 ngày, bình quân uống 25 ngày. Nhũ My Tiễn (Tân Trung Y 1990 (2): 23): Đại thanh diệp, Bản lam căn, Thảo hà xa đều 18g, Xa tiền thảo 20g, Sinh địa 15g, Hoàng bá 12g, Tri
  10. mẫu 10g, Uy Hy Hoàn 6-10g, Quy bản (sống), Lục Nhất Tán đều 10-30g, Khổ sâm phiến 24g. Sắc uống. Hai tuần là một liệu trình. TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, tư âm, bổ Thận. Trị tiểu ra dưỡng trấp. Đã trị 48 ca. Kết quả 29khỏi sau 1 tuần, sau hai tuần là 17, sau 3 tuần có 2 người. Trong đó 36 ca sau một năm không tái phát, 11 người sau 3 năm không tái phát. Tỉ lệ khỏi 100%. Phân Thanh Bí Trọc Tán (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1991 (12) 556): Ý dĩ nhân, Sơn dược, Biển đậu, Khiếm thực, Tỳ giải, Xương bồ, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 15g thuốc bột, ngày 3 lần. TD: Bổ Tỳ ích khí, phân thanh biệt trọc, thanh thấp nhiệt. Trị tiểu ra dưỡng trấp. Đã dùng bài này trị 43 ca, nam 29, nữ 14 qua kiểm tra thấy có tiểu ra dưỡng trấp dương tính., có 5 người bị giun chỉ. Kết quả: khỏi 40, không hiệu quả 3 (trong đó 1 ca xoang bụng có bướu, 1 ca bị lao cột sống gây nên tiểu ra dưỡng trấp). Thời gian uống thuốc ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 30 ngày. Các chứng trạng tiêu hết, sau khi kiểm tra thấy hết tiểu ra dưỡng trấp,
  11. cho uống thêm 30 thang để tránh tái phát. Trong 25 ca khỏi, có 10 người 3 năm sau bị tái phát. cũng dùng bài thuốc trên để trị khỏi. Sơn Tra Tiêu My Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1987 (1): 15): Sơn tra 50g, Phục linh, Tỳ giải, Xa tiền thảo đều 15g, Binh lang, Địa long, Hải tảo đều 10g. Sắc uống. Sau khi khỏi, nên chuyển thành dạng thuốc hoàn với mật để uống khoảng ½ tháng hoặc 1 tháng. TD: Kiện Tỳ, tiêu chỉ, thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, hành ứ. Trị tiểu ra dưỡng trấp. Đã dùng trị 32 ca. Kết quả khỏi 20 (63%), hiệu quả ít 8 (25%), có chuyển biến 3 (9%), không kết quả 1 (3%). Tổng kết đạt 97%. Hoá Ứ Thanh Trọc Thang (Giang Tô Trung Y 1993, (2): 21): Tỳ giải, Ích mẫu thảo, Phục linh, Thỏ ty tử, Hoàng kỳ, Ý dĩ nhân đều 15g, Bào giáp phiến (Xuyên sơn giáp), Đào nhân, Hồng hoa đều 10g. TD: Hoạt huyết, hoá ứ, kiện Tỳ, ích Thận, thanh lợi thấp nhiệt. Trị tiểu ra dưỡng trấp. Dùng trị 35 ca, nam 17, nữ 18. tuổi từ 30 đến 77. mắc bệnh từ 1,5 tháng đến 15 năm. Toàn bộ nước tiểu đều đục như sữa. Kiểm tra xét nghiệm
  12. đều dương tính. Kết quả khỏi hoàn toàn 28, 4 có chuyển biến, không hiệu quả 3. Uống ít nhất là 4 thang, nhiều nhất 65 thang. Đạt tỉ lệ 91,4%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2