BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TÚI MẬT VIÊM CẤP
lượt xem 7
download
Viêm túi mật và sạn mật là loại bệnh thuộc hệ tiêu hoá thường gặp. Hai loại bệnh cũng thường đi kèm, cũng có thể vừa là nguyên nhân hoặc hậu quả của nhau. Thường do vi khuẩn Gram (-). Trong các Y văn của YHCT, không có ghi các tên bệnh như YHHĐ nhưng có nhiều đoạn Y văn nói rõ triệu chứng bệnh như thiên ‘Trướng Luận’(Linh Khu) viết: 'Người bệnh đởm trướng, vùng hạ sườn đau trướng, miệng đắng, thở gấp". Sách ‘Thương Hàn Luận’ mô tả về chứng kết hung ghi “Vùng dưới mỏm ức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TÚI MẬT VIÊM CẤP
- BỆNH HỌC THỰC HÀNH TÚI MẬT VIÊM CẤP (- Acute Cholecystitis) Viêm túi mật và sạn mật là loại bệnh thuộc hệ tiêu hoá thường gặp. Hai loại bệnh cũng thường đi kèm, cũng có thể vừa là nguyên nhân hoặc hậu quả của nhau. Thường do vi khuẩn Gram (-). Trong các Y văn của YHCT, không có ghi các tên bệnh như YHHĐ nhưng có nhiều đoạn Y văn nói rõ triệu chứng bệnh như thiên ‘Trướng Luận’(Linh Khu) viết: 'Người bệnh đởm trướng, vùng hạ sườn đau trướng, miệng đắng, thở gấp". Sách ‘Thương Hàn Luận’ mô tả về chứng kết hung ghi “Vùng dưới mỏm ức cứng, đầy trướng, đau, không thích ấn vào, khó thở, hơi thở ngắn". Những triệu chứng đó rất giống với triệu chứng đau của viêm túi mật và sạn mật và 2 bài thuốc: ‘Đại Hãm Hung Thang’ và 'Đại Sài Hồ Thang’ thường được sử dụng trong điều trị bệnh. Bệnh thuộc phạm vi chứng ‘Hiếp Thống’.
- Nguyên Nhân Gây Bệnh Theo YHHĐ thì viêm túi mật là do vi khuẩn, thường gặp là trực khuẩn Coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn theo đường máu, lâm ba, từ đường ruột hoặc vùng lân cận vào túi mật gây bệnh. Có khi do giun đũa mang vi khuẩn vào. Theo YHCT thì trạng thái tinh thần căng thẳng (thất tình), chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ thiếu vệ sinh, thấp nhiệt uất trệ tại trung tiêu, trùng tích đều có thể dẫn đến khí của can đởm bị uất trệ, thấp nhiệt ủng tắc, ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can, và thông giáng của Đởm gây đau (thống tắc bất thông), mật nghịch tràn ra bì phu gây nên vàng da, nhiệt tích, khí huyết ứ trệ dẫn đến viêm túi mâït. Triệu Chứng Vùng hạ sườn bên phải đau dữ dội, ấn đau điểm Murphy (+), sốt, đau lúc đầu từ hạ sườn phải sau xuyên lên vai phải, lưng đau, có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày, nặng lên từng cơn. Kèm theo sốt, ớn lạnh, nôn, buồn nôn, vàng da, táo bón, nước tiểu vàng. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch Huyền, Hoạt, Sác. Chẩn Đoán
- Chủ yếu dựa vào: 1. Triệu chứng lâm sàng, phát bệnh đột ngột hoặc có tiền sử cơn đau tương tự. Thường bệnh nhân tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam. 2. Vùng mật ấn đau rõ, cự án. Điểm Murphy (+). 3. Bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng nhiều. 4. Chụp bụng không chuẩn bị: có thể phát hiện sỏi túi mật. 5. Siêu âm gan mật: túi mật to, thành dày, có thể có sỏi hoặc giun. Điều Trị Bệnh lý chủ yếu của bệnh là thấp nhiệt, khí trệ kết tụ nên phép trị chính là: thanh lợi, sơ tiết, thông trệ. Trên lâm sàng thường gặp ba thể loại sau: 1- Khí Trệ: vùng mạn sườn bên phải đau tức, ợ hơi thì dễ chịu, ngực đầy, ăn kém, thường hay tái phát, sốt, vàng da không rõ rệt, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền. Điều trị: Sơ can, lợi đởm. Dùng bài Đại Sài Hồ Thang hợp với Kim Linh Tử Tán gia giảm: (Sài hồ, Mộc hương, Chỉ xác, Xuyên luyện tử, Diên
- hồ sách (tẩm dấm sao), Sinh Đại hoàng (cho vào sau), Hoàng cầm đều 10g, sắc uống. 2. Thấp nhiệt: Vùng mạn sườn bên phải đau quặn, miệng đắng, ăn kém, sốt cao, sợ lạnh, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, kèm vàng da, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Huyền hoặc Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Đại Sài Hồ Thang hợp Nhân Trần Cao Thang gia giảm: Nhân trần 20g, Sài hồ, Hoàng cầm, Đại hoàng (cho vào sau), Mang tiêu (hoà uống), Mộc hương đều 10g, Sơn chi (sinh) 12g, Chỉ xác, Thanh bì, Trần bì đều 5g. Sắc uống. 3. Nhiệt Độc Thịnh: Sốt cao, rét run, vàng da, bụng trên và mạn sườn đau quặn, khát, táo bón, nước tiểu vàng đậm, trường hợp nặng bệnh nhân hôn mê, nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng, khô, mạch Huyền Hoạt Sác hoặc Tế Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, tư âm, lương huyết. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang hợp với Tê Giác Địa Hoàng Thang (Nhân trần 30g, Chi tử (sống)12g, Hoàng cầm, Đại hoàng (sống, cho vào sau), Hậu phác đều 10g, Xích thược, Bạch thược đều 10g, Thạch cao (sống) 30g, Bản lam căn, Sinh địa tươi đều 30g, Tê giác (bột, hoà uống) 30g.
- Trường hợp nhiệt nhập tâm bào hôn mê, nói sảng, cho uống thêm "An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ hoặc 'Tử Tuyết Đơn’ mỗi lần 0,5- l,0g, ngày 2-3 lần. Thể bệnh này rất nặng cần xử trí kết hợp thuốc Tây như truyền dịch, chống choáng, cho thuốc chống đau hoặc các loại trụ sinh chống nhiễm khuẩn. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Trị Túi Mật Viêm Cấp + Hoàng Kim Linh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Đại hoàng 5 ~ 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 ~ 20g, Uất kim 20 ~ 60g, Kim tiền thảo 20 ~ 40g, Kim ngân hoa 15 ~ 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 ~ 60g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoá ứ, bài thạch. Trị viêm túi mật cấp Đã trị 34 ca, khỏi 24,chuyển biến tốt 9, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 97,1%. + Giải Độc Lợi Đởm Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí (6) 1989): Sài hồ 10g, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 30 ~ 50g, Liên kiều 15 ~
- 30g, Chỉ thực, Đại hoàng đều 10 ~ 15g, Xích thược 30 ~ 40g, Bì tiêu 10g, Nhân trần 30g, Cam thảo 9g. Sắc uống ấm. TD: Thanh nhiệt, giải độc, thư Can lợi Đởm. Trị viêm túi mật cấp. Đã trị 500 ca, khỏi 218, hiệu quả ít 198, có chuyển biến tốt 68, không kết quả 16. Đạt tỉ lệ 96,8%. + Thanh Nhiệt Lợi Đởm Thang (Trung Quốc Đương Đại trung Y Danh Nhân Chí): Kim tiền thảo, Bại tương thảo, Bản lam căn, Nhân trần đều 15g, Hoàng cầm, Uất kim, Kê nội kim (tán bột, uống với nước thuốc) đều 10g, Đan sâm, Xa tiền tử đều 15g, TD: Thanh nhiệt giải độc, lợi Đởm, tán kết. Trị túi mật viêm cấp hoặc mạn tính. + Lợi Đởm Khoan Hung Ẩm (Trung Y Tạp Chí (10) 1990): Bồ công anh, Nhân trần, Xích phục linh đều 15g, Qua lâu bì, Phỉ bạch Chỉ xác (sao) đều 10g, Sơn tra (sống), Đan sâm đều 30g, Trầm hương (cho vào sau) 3g. Sắc, ngày uống 2 thang, chia làm 4 lần uống. TD: Thanh nhiệt, lợi thấp thông dương tuyên tý, lý khí khoan hung. Trị viêm túi mật cấp và mạn tính.
- Đã trị 75 ca. Uống thuốc 20 ~ 120 ngày. Kết quả: Khỏi 43, chuyển biến tốt 28, có tiến bộ 4. Đạt tỉ lệ 100%. Châm Cứu + Can Đởm Khí Uất: Sơ Can lý khí. Châm Đởm du, Can du, Nhật nguyệt, Kỳ môn. Dương lăng tuyền, Chi câu, Đởm nang huyệt. + Can Đởm Thấp Nhiệt: Thanh lợi thấp nhiệt. Châm Đởm du, Can du, Dương lăng tuyền, Chi câu, Khúc trì, Đại chuỳ, Nội quan, Chí dương. + Can Đởm Nùng Độc: Thanh nhiệt giải độc. Châm Dương lăng tuyền, Đởm du, Hợp cốc, Uỷ trung, Đại chuỳ, Nhân trung, Túc lâm khấp, Thập tuyên, Quan xung, Túc khiếu âm. Cách châm: Thập tuyên, Quan xung, Túc khiếu âm châm ra máu, các huyệt khác đều châm tả., kích thích mạnh. Lưu kim 30-60 phút (Bị Cấp Châm Cứu). Nhĩ Châm
- + Chọn huyệt Tuỵ đởm, Can, Thập Nhị Chỉ Trường, Thần môn, Giao cảm, Tam tiêu, Bì chất hạ, Thượng Thận, Vị, Đại trường. Chọn huyệt có phản ứng đau kèm 3-5 huyệt để châm. Kích thích mạnh. Lưu kim 30-60 phút. Thỉnh thoảng vê kim. Mỗi ngày 1 lần (Bị Cấp Châm Cứu). Bệnh Án Viêm Túi Mật Lúc Có Thai (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Khương X, nữ, 31 tuổi, nội trợ. Nằm bệnh viện vì bụng ngực đầy đau, sau khi khám chẩn đoán là viêm túi mật, kết quả điều trị không rõ. Ngày 8- 4-1950 xin hội chẩn. Bệnh nhân đau vùng ngực bụng, lúc đau lúc không, lúc nóng lúc lạnh, rêu lưỡi dày, hơi vàng, xám đen. Khi hết đau thì rêu lưỡi cũng bớt dần xám đen, cũng hết nóng lạnh, khi đau quá thì muốn ngất đi. Có thai đã 5 tháng, mạch Huyền mà hơi Sác. Đông y cho rằng Tâm là vua (quân), nó chẳng tiếp thu tà mà thường là tà xâm phạm vào chi lạc của tâm, không phải là chân tâm thống, cho nên phân tích chứng này là thai phụ chi lạc tâm thống. Vì lúc đau thì lại có nóng lạnh nên cho dùng Gia Vị Hoả Long Tán. Uống 2 thang thì hết đau, hết đau thì không có cơn nóng lạnh, rêu lưỡi đã hết vàng xám. Khám lại, dùng bài Hoả Long Tán, bỏ Sài hồ, Hoàng cầm, uống
- thêm 2 thang để củng cố, không còn cơn đau nữa, khỏi bệnh ra viện. M ùa xuân 1951, bệnh nhân cho biết sau khi ra viện chưa tái phát. Đứa con đẻ ra to khoẻ. Bệnh án Viêm Túi Mật Cấp (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Lý X, nữ, 54 tuổi. Bệnh nhân đột nhiên đau kịch liệt ở vùng gan, đau thúc vào dạ dày, lăn lộn trên giường, mồ hôi vã ra. Tiêm Dolantin mới hết đau, nhưng không bao lâu lại đau. Bệnh nhân to béo, hai má đỏ, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, đã 4 ngày chưa đại tiện mà miệng thì đắng, nôn liên tục. Tây y chẩn đoán là viêm túi mật cấp (sỏi mật?). Đông y cho chứng này là khí uất hỏa kết ở can đởm, hoành nghiïch sang vị, làm cho phủ khí bất lợi, do đó đại tiện bí kết không thông; hỏa gặp khí của can đởm làm trở ngại khí, vì vậy khí huyết đều không lợi, gây đau đớn không chịu nổi, miệng đắng, nôn liên tục. Sau khi chẩn đoán, cho uống Gia Giảm Sài Hồ Thang (Sài hồ 18g, Đại hoàng 9g, Bạch thược 9g, Chỉ thực 9g, Hoàng cầm 9g, Bán hạ 9g, Uất kim 9g, Sinh khương 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sắc 2 lần chia uống làm 3 lần.). Uống một thang thì hết đau, ngủ được, hết 2 thang thì đại tiện được, hết nôn, hết 3 thang thì đại tiện dễ dàng, hết đau đớn và các chứng khác.
- Bệnh Án Viêm Túi Mật Cấp (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Lý XX, Nữ, 49 tuổi, sơ chẩn ngày 16-9-1978. Ba ngày qua bệnh nhân đau bụng trên từng cơn, lan đến trước sau ngực sườn xuyên tới vai, lưng, ngày vừa rồi càng nặng thêm. Khám ngoại khoa chẩn đoán là viêm túi mật cấp đơn thuần, chuyển điều trị đông y. Bệnh nhân biểu hiện chứng hoàng đản không rõ rệt, miệng đắng họng khô, ăn uống không ngon, thỉnh thoảng muốn nôn, lại có cảm giác sốt, sợ lạnh, đại tiện khô táo, kém ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu vàng nhạt, mạch Huyền Sác, tả quan thì Huyền có lực. Cho dùng bài Đại Sài Hồ Thang Gia Vị, uống được 3 thang, giảm đau sườn, còn buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhạt hơi dày, đại tiện bình thường. Vẫn cho bài trên, bỏ Đại hoàng, Hoàng cầm, thêm Hoàng liên 5g, Trúc nhự 10g, uống tiếp 3 thang, bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ăn uống được nhiều hơn. Dùng bài này bỏ Trúc nhự, Chỉ thực, cho uống thêm 3 thang. Sau khi uống thuốc thì các chứng đã hết về cơ bản. Đổi sang dùng bài Tiêu Dao Tán Gia Giảm 3 thang bệnh khỏi. Bàn luận: Viêm túi mật cấp là thuộc phạm trù "hiếp thống" của đông y. Nói chung người mà nhiệt không rõ phần lớn là thuộc khí uất, nên trước hãy dùng Tiêu Dao Tán để sơ can lý khí chỉ thống. Ca bệnh này có sốt rét,
- do đó trước hết phải thanh đởm tiết nhiệt hoà vị, ứng dụng Đại Sài Hồ Thang gia vị mà điều trị, sau đó dùng Tiêu Dao Tán gia giảm, có công hiệu hoàn toàn. Bệnh Án Viêm Túi Mật Cấp (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Vương XX, nữ, 50 tuổi, vốn có bệnh "tâm khẩu thống" lúc phát lúc hư, mỗi tháng lên cơn 2-3 lần, đã 10 năm nay. Mỗi khi bệnh phát thì hết sức đau đớn, đau gập người lăn lộn, đau từ bụng lan đến vai, chụp phim, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính kèm sỏi mật, thường dùng kháng sinh, Atropin, nhưng kết quả kém. Khi bệnh nhân đến khám thì đang lên cơn cấp tính, triệu chứng như trên, đại tiện khó táo, nước tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch Huyền Khẩn, tròng trắng mắt hơi vàng. Các chứng đó là can đởm uất trệ. Cho uống Thanh Đởm Chỉ Thống Thang (Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 10g, Hàng thược 12g, Đại hoàng 12g (cho sau), Chỉ thực12g, Nguyên hồ 10g, Mộc hương 10g, Trạch lan 12g, Sinh khương 6g, Đại táo 3 quả, Tam thất phấn 5g (chia 2 lần chiêu với nước thuốc). Uống một thang thì đỡ, 3 thang thì các chứng hết. Sau đó đổi dùng Phức Phương Kim Linh Tử Tán (Xuyên luyện tử (Kim linh tử) (sao) 30g, Nguyên hồ 30g, (tẩm dấm nướng), Uất kim 60g, Bồ công anh 60g, Kê nội kim 30g. Tất cả
- tán bột mịn, mỗi lần uống 6, mỗi ngày 3-4 lần, 3 thang là một liệu trình thời gian dùng thuốc kiêng ăn cay, dầu mỡ tanh). Trong thời gian liệu trình thứ nhất chỉ lên cơn 2 lần, mức độ nhẹ hơn trước. Lại uống thêm một đợt nữa bệnh nhân có cảm giác trong bụng đã thoải mái, chức năng tiêu hoá tốt, các chứng trước kia không thấy trở lại. Cho đến nay đã ngừng thuốc 3 năm, bệnh chưa tái phát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Học Thực Hành: Bệnh gout
11 p | 188 | 26
-
Bệnh Học Thực Hành: Cơn đau thắt ngực (Angor Pectoris - Anginalsyndrome) & Thiếu máu cơ tim (Ischaemie Heart disease - Angine de poitrine)
10 p | 149 | 15
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Dạ dày đau
17 p | 160 | 14
-
Bệnh Học Thực Hành: Ung thư gan
12 p | 139 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: Hư lao (hư tổn)
11 p | 156 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP - BAZEDOW
18 p | 121 | 11
-
Tài liệu Bệnh học thực hành: Dạ dày viêm mạn tính
12 p | 132 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: CƠN ĐAU QUẶN THẬN (Thận Giảo Thống)
7 p | 125 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÍN MÉ (Giáp Sang – Paronychia – Paronychie)
4 p | 115 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: Kiết lỵ (Lỵ tật – Dysenterie - Dysentery)
20 p | 131 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG MẠCH VIÊM TẮC (Thromboarteritis – Thromboartérite)
7 p | 103 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: LAO THẬN (Thận Kết Hạch)
4 p | 85 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: HẬU MÔN RÒ
3 p | 113 | 6
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÀM VÀNH TAI
2 p | 116 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM NANG HUYẾT THỦNG
4 p | 131 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM HÃN
3 p | 113 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc)
9 p | 115 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: ADDISON (A Đich Sâm Chứng - Addison)
8 p | 113 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn