Bệnh kí sinh trùng ở cá - Ths. Trần Công Bình
lượt xem 11
download
Hiện nay, nghề nuôi Thủy sản phát triển mạnh ở các địa phương với nhiều chủng loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá tai tượng, …. đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể, góp phần nâng cao mức sống cho người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh kí sinh trùng ở cá - Ths. Trần Công Bình
- Bệnh kí sinh trùng ở cá Ths. Trần Công Bình, Viện Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Ks. Nguyễn T Quỳnh Giao, Phòng nghiên cứu Thủy sản, Cty Vemedim Hiện nay, nghề nuôi Thủy sản phát triển mạnh ở các địa phương với nhiều chủng loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá tai tượng, …. đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể, góp phần nâng cao mức sống cho người dân. Song, với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi thì bệnh cá xảy ra trong quá trình nuôi - nhất là các bệnh ký sinh trùng là điều khó tránh khỏi. Mặc dù không gây tổn thất lớn nhưng nó làm cho cá chậm lớn, giảm chất lượng thịt cá, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công. Nhằm giúp hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, chúng tôi xin trình bày cách nhận biết bệnh ký sinh trùng ở cá và một số biện pháp phòng trị bệnh. 1. Bệnh trùng bánh xe Nguyên nhân: Do nhiều giống loài thuộc giống Trichodina, Tripartiella, Trichodinella ký sinh chủ yếu ở da và mang cá. Sau khi rời khỏi cơ thể cá, trùng có thể sống tự do trong nước được 1-1,5 ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này qua cá thể khác. Triệu chứng: Cơ cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da cá chuyển màu xám và ngứa ngáy. Cá nổi đầu từng đàn trên mặt nước riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, một số cá tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở,
- những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau hết cá lật bụng mấy vòng chìm xuống đáy ao và chết. Bệnh thường xuất hiện và phát triển sau vài ngày trời u ám không có nắng, nhiệt độ xuống thấp đặc biệt vào mùa mưa. 2. Bệnh trùng quả dưa Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis, trùng có dạng rất giống quả dưa, toàn thân có nhiều lông tơ, giữa thân có một nhân lớn hình móng ngựa. Trùng mềm mại có thể biến dạng khi vận động, trong nước ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành. Triệu chứng: Trên da, mang, vây và cơ thể cá bị bệnh có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu trắng đục (đốm trắng) có thể thấy rõ bằng mắt thường. Cơ thể cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có nhiều cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá quá yếu chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. 3. Bệnh do sán lá đơn chủ Nguyên nhân: Do các loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ancyrocephalus, Pseudodactylus…Mỗi loài sán chỉ ký sinh trên một loài cá nhất định nên gọi là sán lá đơn chủ. T riệu chứng: Sán ký sinh ở da và mang, chủ yếu là ở mang. Lúc ký sinh chúng dùng móc bám chặt và phá hoại các tổ chức da và mang cá làm cá tiết nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp, cá nổi đầu và tập trung ở chỗ nước thoáng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
- 4. Bệnh giun tròn Nguyên nhân: Do các loài giun tròn thuộc giống Philometra. Cơ thể thon, dài, con đực khoảng 5-6mm, con cái dài 6-8mm. Giun đẻ con ký sinh ở ruột. Triệu chứng: Giun chui vào tầng niêm mạc thành ruột phá hoại niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập gây bệnh. Giun hút chất dinh dưỡng làm cá chậm lớn và tiêu tốn thức ăn. Cá tra, basa, lóc nuôi bè thường bị giun tròn ký sinh trong ruột với số lượng lớn. 5.Bệnh trùng mỏ neo Nguyên nhân: Do các loài thuộc giống Lernaea. Kích thước lớn khoảng 8- 12mm, có thể nhìn thấy trùng bằng mất thường. Khi ký sinh trên cá chúng tiết ra một chất dịch làm tan tổ chức biểu bì của ký chủ và cắm sâu vào da của ký chủ. Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 26-280C. Triệu chứng: Cá bị cảm nhiễm ký sinh trùng Lernaea, lúc đầu cảm thấy khó chịu, biểu hiện cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy chất dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Đối với cá hương cá giống bị ký sinh trùng Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng. Lúc ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào trong tổ chức ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước nên thường bị một số giống nguyên sinh động vật, tảo, nấm bám vào da cá phủ một lớp rất bẩn. Ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng không đóng lại được, cá không bắt được thức ăn và chết. 6. Bệnh rận cá Nguyên nhân: Do các loài thuộc giống Argulus. Hình dáng bên ngoài giống con rệp, chiều dài cơ thể khoảng 4-8mm. Rận đẻ trứng, nhiệt độ cho chúng phát
- triển là 25-28oC. Rận cá có thể chết ở pH nước 9,0-9,2. Triệu chứng: Ký sinh trùng Argulus ký sinh trên cá có thể quan sát được bằng mắt thường nhưng do màu sắc của chúng gần giống với màu sắc của cá , mặt khác cơ thể dẹp dán chặt vào da nên phải thật tỉ mỉ mới nhìn thấy được. Giống Argulus thường ký sinh ở da, vây, mang một số cá nước ngọt, nước lợ, nước biển. Argulus dùng cơ quan miệng, các gai xếp ngược ở mặt bụng cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm lóet tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập. Vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét dẫn đến làm cá chết hàng loạt. Mặc khác chúng còn dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ làm cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm. 7. Bệnh nấm thuỷ mi (Nấm nước ở cá) Nguyên nhân: Bệnh gây ra do 4 giống nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya, gây hại nhiều đối với nhiều loại cá nuôi giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (18-20oC), đặc biệt khi cá bị xây xát hoặc do viêm nhiễm ngoài da. Triệu chứng: Khi cá bị nấm thuỷ mi ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước và có màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi, bệnh thường xảy ra ở cá mè, cá rô phi, cá tra đã bị tổn thương cơ thể. Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục.
- BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG CÁ 1. Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung cho các loại ký sinh trùng như sau: Giữ vệ sinh ao cá nhất là ao ương, trước khi ương nuôi phải cải tạo kỹ , bón vôi kết hợp với xử lý Zeolite Plus Các loại phân hữu cơ trước khi bón cần được ủ kỹ với 1% vôi. Không thả cá với mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung thuốc bổ, dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm Vitamin C Antistress, Figrow for fish, Prozyme for fish, Vimevit No 9.100… Định kỳ 7-10 ngày dùng 1 trong các loại hóa chất sau: Fresh water: 100g/150-200m3 nước Sử dụng tắm cá lúc trời mát Sau đó , xử lý Vime- Yucca hay Zeolite Plus kết hợp với bón vôi đối với cá nuôi ao và treo vôi đối với bè. Riêng đối với bệnh giun tròn và sán lá : Khi cá lớn định kỳ 1-2 tháng nên tẩy giun bằng Vime-Clean trộn vào thức ăn liên tục 3-5 ngày với liều 1kg thuốc dùng cho 3-4 tấn cá hoặc 1kg thuốc trộn với 200-300 kg thức ăn. Hoặc đối với cá tra hoặc cá ba sa định kỳ 30 ngày trộn Vimax 250ml vào 400 - 800 kg thức ăn liên tục 2 ngày. 2. Trị bệnh : Tắm cá bằng 1 trong các loại hoá chất sau: Fresh water :100g/100m3 nước. NaCl 2-3% tắm cá 5-15 phút.
- Trộn Vime-Clean Cá vào thức ăn liên tục 3-5 ngày với liều 1kg thuốc dùng cho 3 - 4 tấn cá hoặc 1kg thuốc trộn với 200-300 kg thức ăn. Thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng, premix để tăng cường sức đề kháng cho cá như Vemevit No 9.100, Prozyme for fish, Vitamin C Antistress, Glucan for fish… * Đối với bệnh Nấm thủy mi, dùng 1 trong các loại hóa chất sau: Disina 1 lít /100-300m3 nước Fresh water: 100g/100-150 m3 nước dùng lúc trời mát. Để phòng bệnh do nấm thuỷ mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi. Chú ý: Chỉ sử dụng hoá chất lúc trời mát Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho cá nước ngọt Đánh giá bài viết (Thủy sản Việt Nam) - Mùa thu, cá nước ngọt hay mắc một số bệnh do ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh xuất huyết, trong đó có bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ. Người nuôi cần quan sát, kiểm tra hoạt động của cá để chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Dấu hiệu và chẩn đoán Thân cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục: Có thể cá bị bệnh trùng bánh xe, trùng loa kèn, tả quản trùng. Mang có màu nhợt nhạt, tia mang rách, nhiều nhớt: Cá có thể bị sán lá đơn chủ hoặc bị nhiễm 1 trong số loại ký sinh trùng như trùng bánh xe…
- Thân, mang, vây cá có những hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục: Cá bị bệnh thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa. Nếu trên thân cá có những sợi nhỏ tua tua như bông là cá mắc bệnh nấm thủy mi. Trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, viêm loét và có một loại ký sinh trùng có chiều dài 10 - 20mm cắm vào thân cá trông giống chiếc mỏ neo là do cá bị nhiễm trùng mỏ neo. Nếu trên thân, vây cá có những đốm đỏ, lỗ hậu môn sưng đỏ, các vết đỏ có màng mỏng, trong chứa nhiều dịch màu sẫm, các tia vây đuôi rách, bệnh lây lan nhanh, cá chết hàng loạt là cá mắc đốm đỏ lở loét. Sản phẩm khử trùng, xử lý nước ao của VICATO
- Phòng và trị bệnh Sản phẩm VICATO - Tiên đắc, VICATO khử trùng của Công ty TNHH VICATO Đối với bệnh ký sinh trùng mỏ neo, có thể dùng cành và lá xoan tươi bó thành bó thả xuống ao với lượng 5 - 7 kg/100m2 ao. Các bệnh như thích bào tử trùng, trùng quả dưa… có thể dùng CuSO4 phun xuống ao với liều lượng 0,5 - 0,7 g/m3 nước. Riêng đối với bệnh đốm đỏ lở loét: Dùng thuốc VICATO - Tiên đắc với liều lượng 100g/100kg cá/ngày. Cho ăn từ 5 - 7 ngày liên tục. Cách sử dụng thuốc Với thức ăn xanh (rau, cỏ, lá…): làm ướt rau cỏ lá, trộn thuốc dính đều, hong khô ở nơi râm mát khoảng 30 phút rồi cho cá ăn.
- Đối với thức ăn khô, thức ăn công nghiệp: trộn thuốc vào thức ăn sau đó phun một ít nước vừa đủ cho thuốc dính, sau đó trộn thuốc vào thức ăn rồi cho cá ăn. Đối với thức ăn tự chế biến: trộn thuốc đều vào thức ăn, nếu là thức ăn nấu chín phải để nguội sai đó mới trộn thuốc. Cho cá nhịn ăn 1 ngày trước khi dùng thuốc để tăng hiệu quả. Lưu ý: Để phòng bệnh hiệu quả thì dùng VICATO - Tiên đắc với liều lượng 50g thuốc/250 kg cá/lần/tháng (đối với cá thương phẩm, dùng 3 tháng liên tục) hoặc 75g/250 kg cá/lần/ngày (đối với cá giống, cho ăn 10 ngày/lần). Trong khi cải tạo ao và quá trình nuôi, dùng vôi bột với lượng 10 - 15 kg/m2, xử lý nước ao với lượng 1,5 - 2,5 kg/100m3 nước (1 lần/tháng). Hoặc dùng VICATO khử trùng để phòng bệnh với lượng 0,3 - 0,5 kg/1.000m3 nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách nhận biết và phòng trị một số bệnh trên thỏ
3 p | 443 | 126
-
Sâu bệnh hại ca cao
15 p | 241 | 99
-
Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
6 p | 254 | 57
-
Bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi
9 p | 231 | 36
-
Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 5.4 - Ths. Trương Đình Hoài
58 p | 157 | 31
-
Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng-White spot disease
5 p | 145 | 28
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 2
16 p | 115 | 21
-
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BỆNH HỌC THỦY SẢN
64 p | 132 | 21
-
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá Dầy
11 p | 141 | 13
-
Các thời kỳ phát triển của tế bào sinh dục cái ở cá
3 p | 154 | 12
-
Các loại kí sinh trùng trên cá dầy - phần 1
7 p | 106 | 10
-
Thông tin về bệnh Đốm Trắng ở Thẻ Chân Trắng
4 p | 60 | 10
-
Một số bệnh cho cá nước mặn
4 p | 101 | 8
-
Các loại kí sinh trùng trên cá dầy - phần 2
4 p | 76 | 8
-
Các bệnh thường gặp ở cá La Hán
10 p | 147 | 7
-
Cá nhiễm sán lá
16 p | 87 | 3
-
Một số kí sinh trùng gây bệnh ở tôm chân trắng (Litopenaeus Vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận
7 p | 115 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn