Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
lượt xem 57
download
Nghiên cứu về bệnh học thuỷ sản trên thế giới có lịch sử phát triển gần 100 năm. Người ta bắt đầu quan tâm tới bệnh cá từ cuối thế kỉ XIX nhưng chỉ dừng lại ở mô tả những dấu hiệu bệnh lí chưa có những nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Sang đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học bắt đầu nhiên cứu và viết sách về bệnh cá mà đầu tiên là những bệnh do ký sinh trùng gây ra....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
- Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới Nghiên cứu về bệnh học thuỷ sản trên thế giới có lịch sử phát triển gần 100 năm. Người ta bắt đầu quan tâm tới bệnh cá từ cuối thế kỉ XIX nhưng chỉ dừng lại ở mô tả những dấu hiệu bệnh lí chưa có những nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Sang đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học bắt đầu nhiên cứu và viết sách về bệnh cá mà đầu tiên là những bệnh do ký sinh trùng gây ra. ở Liên Xô (cũ) có thể nói là một cái nôi đầu tiên của nghành ký sinh trùng học. Viện sỹ V.A.Dogiel (1882-1956) người đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng cá. Năm 1929, ông đưa ra “phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng cá” đã mở ra một hướng mới cho nhiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên cá và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra. Tiếp bước viện sỹ V.A.Dogiel, vào năm 1962 Viện sỹ Bychowsky và các cộng sự xuất bản cuốn “Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô cũ”, trong đó tác giả đã mô tả 1211 loài ký sinh trùng của khu hệ cá nước ngọt Liên Xô cũ.
- Tiếp tục những năm 1984, 1985, 1987 công trình của O.N.Bauer và nhiều tác giả khác như Schulman, Gussev đã mô tả hơn 2000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô. Cho đến tận bây giờ nó vẫn là cuốn tài liệu được lưu hành ở hầu hết các nước và được dùng làm tài liệu tham khảo phân loại ký sinh trùng. Ở Trung Quốc việc nghiên cứu ký sinh trùng – bệnh cá và động vật thủy sản nói chung khá phát triển so với các nước ASEAN. Vào năm 1973, Chen Chin Leu và ctv đã xuất bản cuốn ký sinh trùng cá nước ngọt tỉnh Hồ Bắc, trong đó đã phân loại được 379 loài ký sinh trùng trên 50 loài cá nước ngọt. Nếu tính riêng trên một số đối tượng nuôi chính thì: Cá chép đã phát hiện được 61 loài ký sinh trùng, trắm cỏ 71 loài, mè trắng 75 loài, cá diếc 75 loài. Một số nước khu vực Đông Nam Á đã có các nghiên cứu ký sinh trùng cá từ đầu thế kỷ 20, nhưng chưa nghiên cứu toàn diện các nhóm ký sinh trùng mà thường chỉ nghiên cứu theo từng nhóm ký sinh trùng như sán lá song chủ, sán lá đơn chủ hoặc ký sinh trùng ở một vài loài cá
- Tại Thái Lan công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B.Wilson,1926-1927 thông báo về hiện tượng hai loài rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt và đến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh lý trên cá trê Thái Lan có một loài thuộc giống Caligus ký sinh. Hiện nay khu hệ ký sinh trùng ở Thái Lan đã mở rộng bởi sự xâm nhập của khu hệ ký sinh trùng mặn. Năm 1981, L.Ruangpan đã thành công trong việc cho ra đời cuốn sách viết về ký sinh trùng trên cá biển, cho đến nay bà vẫn tiếp tục thực hiện những công trình nghiên cứu này. Ở Indonneessia năm 1952, sự ra đời cuốn sách “Notes on the parasites of fresh water fishes in Indonesia” thực sự là một bước ngoặt trong nghành ký sinh trùng học của nước này. Tác giả của cuốn sách này là M.Sachlan – nhà khoa học Indonesia đầu tiên nghiên cứu về ký sinh trùng cá. Đây là một tài liệu đóng ghóp không nhỏ cho khu hệ ký sinh trùng trên cá ở Indonesia nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung. Theo Akhamad Rukyani, cho đến nay ở Indonesia bệnh ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thiệt hại về kinh tế đối với các
- loài cá nước ngọt. Thường gặp nhất là Ichthyophthyriosis – đối với bệnh này sự điều trị bằng thuốc hóa học không mang lại hiệu quả vì sự chết chóc luôn luôn xảy ra trước khi phép điều trị có hiệu lực. Ở Malaysia, từ năm 1961- 1973 J.I. Furtado và C.H. Fernanda đã có báo cáo về phân loại và hình thái một số giun sán ký sinh trên ở cá nước ngọt Malaysia (Leong,1992). Đến giai đoạn 1983- 1987, khi nghiên cứu về ký sinh trùng trên một số cá nước ngọt ở vùng bán đảo Malaysia, Lim và J.I Furtado đã phát hiện ra 54 loại Monogenema . Hiện nay, ở Malaysia nhiều tác giả không chỉ đi sâu nghiên cứu riêng về cá nước ngọt mà cả ở cá biển với nhiều hình thức nuôi khác nhau. Năm 1947, ở Philippin M.A.Tubangui đã có kết quả nghiên cứu về một số loại thuộc bọn sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ (Trematoda), giun tròn (Nemapoda) và giun đầu móc (Acanthocephara). Trong cuốn sách dày 30 trang, tác giả C.C. Velasquez 1958 đã đề cập đến sự phân loại và chu trình sống của ký sinh trùng giun sán. Mãi tới năm 1975 C.C Velasquez đã cho ra đời
- cuốn sách nói về sán lá song chủ ở Philippin một cách hoàn thiện, đây cũng là tài liệu chuyên khảo rất có giá trị hiện đang được lưu hành. Ngoài ra ở một số nước như Ấn Độ có công trình nghiên cứu của Thapar, 1976 đã tổng kết về sán lá đơn chủ (Monogenea) có 100 loài ký sinh trùng ký sinh ở các loài cá ở Ấn Độ. Năm 1973 – 1974 A.V.Gussev, nghiên cứu khu hệ sán lá đơn chủ ở 38 loài cá nước ngọt Ấn Độ, đã phát hiện được 40 loài sán lá đơn chủ là loài mới đối với khoa học. Ở bên cạnh nước láng giềng Ấn Độ, Banglades có các tác giả A.T.A.Ahoned và M.T.Ezaz, năm 1997 đã nghiên cứu ký sinh trùng của 17 loài cá da trơn, đã xác định được 69 loài giun sán ký sinh. Ở Nhật Bản đáng lưu ý nhất là các công trình công trình nghiên cứu tổng kết về hệ thống giun sán "System Helminthum" của chuyên gia S.Yamaguti. Với thời gian làm việc ba năm (từ 1952- 1955) tại Indonexia tác giả đã viết 10 trang báo"Aca Medicinae Okayama" với tiêu đề
- "Parasitic Worms mainyly from celeles" và Borneo, S.Yamaguti xác định 90 loài mới biến thái phức tạp. Ở Châu Mỹ, Hoffman G.L (1998) đã tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng của cá nước ngọt ở Bắc Mỹ trên 416 loài cá đã xác định được 19 ngành thuộc 4 giới: sinh vật nhân nguyên thủy, động vật nguyên sinh - nấm, động vật đa bào. [1], [3], [9]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam
7 p | 263 | 53
-
Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng trên cá bớp (Rachycentron Canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang
11 p | 78 | 4
-
Tình hình nhiễm ve ở chó nuôi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
6 p | 43 | 4
-
Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
12 p | 8 | 3
-
Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá của dê nuôi tại một số nông hộ ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 12 | 3
-
Tình hình sử dụng kháng sinh tại các trại gà thịt trên địa bàn tỉnh Nam Định và Thái Nguyên
10 p | 10 | 3
-
Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa trên bò sữa tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 8 | 3
-
Mô hình hóa động thái sinh trưởng để ước tính khối lượng, tăng khối lượng và tuổi giết thịt phù hợp của gà Mía thương phẩm
11 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) trên địa bàn tỉnh Thái Bình
7 p | 60 | 3
-
Tình hình mắc bệnh gạo lợn trên đàn lợn của Bắc Ninh
9 p | 21 | 2
-
Nghiên cứu tình hình nhiễm và thành phần loài cầu trùng ký sinh ở thỏ nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
5 p | 10 | 2
-
Thành phần loài giun sán ký sinh ở rắn trun (Cylindrophis ruffus) và rắn bông súng (Enhydris enhydris) tại tỉnh Đồng Tháp
10 p | 21 | 2
-
Tình hình nhiễm giun đũa ở lợn tại Thanh Chương
4 p | 30 | 2
-
Tình hình nhiễm mò đỏ ở gà thả vườn nuôi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
6 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu biến động một số yếu tố môi trường lên sinh trưởng, tỉ lệ sống và sản lượng của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) trong các ao nuôi tôm thâm canh đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng
5 p | 96 | 1
-
Nghiên cứu thành phần tuyến trùng ký sinh cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) tại hai huyện Tịnh Biên và An Phú, tỉnh An Giang
11 p | 8 | 1
-
Mô tả phân loại một số loài nấm ký sinh côn trùng Chi Cordyceps được thu nhận tại Sinh cảnh rừng ẩm dọc sườn Núi Langbiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn