intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

265
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng học người pháp Albert Billet (1856-1915). Ông đã mô tả loài mới đó là sán lá song chủ Distomun hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo Việt Nam. Đến năm 1961-1976, P.G.Mamaev, U.L.Paruchin, nghiên cứu ký sinh trùng trên 60 loài cá của vịnh Bắc Bộ đã xác định được 190 loài giun sán ký sinh, trong đó đã mô tả được 9 giống và 37 loài mới đối với khoa học....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam

  1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng học người pháp Albert Billet (1856-1915). Ông đã mô tả loài mới đó là sán lá song chủ Distomun hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo Việt Nam. Đến năm 1961-1976, P.G.Mamaev, U.L.Paruchin, nghiên cứu ký sinh trùng trên 60 loài cá của vịnh Bắc Bộ đã xác định được 190 loài giun sán ký sinh, trong đó đã mô tả được 9 giống và 37 loài mới đối với khoa học. Người Việt Nam đầu tiên có những công trình nghiên cứu qui mô và đầy đủ nhất về ký sinh trùng cá là PTS Hà Ký. Năm 1968 - 1971, khi điều tra ký sinh trùng ở 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ, Việt Nam, ông đã xác định được 120 loài ký sinh trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp. Tiếp theo là công trình nghiên cứu: “Thành phần ký sinh trùng trên một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh (Khánh Hoà)” của nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa (1978-1980). Công trình này đã phát hiện được 80 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá biển.
  2. Từ 1981-1985 có công trình nghiên cứu: “Khu hệ ký sinh trùng ở 20 loài cá nước ngọt ở miền Trung và Tây Nguyên” của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hoà. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện và phân loại đựơc 117 loài ký sinh trùng, trong đó lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) chiếm số lượng loài đáng kể. Cũng trong thời gian này năm 1984, Bùi Quang Tề đã điều tra khu hệ ký sinh trùng trên 6 loài cá chép ở đồng bằng Bắc Bộ. Lê Văn Châu và các cộng sự của mình đã nghiên cứu vật chủ trung gian sán lá gan nhỏ vào năm 1997 đã xác định được 10 loài cá nhiễm metacercaria của Clonorchis và Opisthorchis ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Theo tổng kết mới nhất của Bùi Quang Tề, 2001 đã nghiên cứu ký sinh trùng của một số loài nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trên 41 loài cá kinh tế nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được 157 loài ký sinh trùng, 70 giống, 46 họ, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành. Trong 157 loài có 121 loài lần đầu tiên phát hiện được ở Việt Nam.
  3. Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, ký sinh trùng phân bố chủ yếu trên cá nước ngọt, một số ít ký sinh ở cá biển. Vì vậy hầu hết các công trình nghiên cứu ký sinh trùng chỉ tập trung vào đối tượng là cá nước ngọt. Đến nay đã nghiên cứu ký sinh trùng ở 103 loài cá nước ngọt và nước lợ, xác định được 336 loài ký sinh trùng thuộc 129 giống, 81 họ, 18 lớp. Trong đó phân loại được 78 loài, 3 giống, 1 họ mới đối với khoa học. Ngoài ra còn một số loài chưa có đủ tài liệu để định danh đến loài Thành phần giống loài ký sinh trùng ở cá nước ngọt Việt Nam rất phong phú. Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ Monogenea, gặp 103 loài, chiếm 28,14% tổng số loài ký sinh trùng phát hiện được. Tiếp theo là lớp Myxobolus gặp 46 loài (12,57%); lớp Nematoda gặp 45 loài (12,3%); lớp Trematoda gặp 45 loài (12,3%); lớp Oligohymenophorea gặp 35 loài (9,65%); lớp Maxillopoda gặp 26 loài (7,1%); lớp Acanthocephala gặp 18 loài (4,92%); lớp Cestoides gặp 16 loài (4,37%); còn 10 lớp khác số lượng loài ký sinh trùng gặp ít hơn (tổng cộng 32 loài). Trong tổng số 366 loài ký sinh trùng thì phần lớn có chu kì phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian (237 loài, chiếm 64,75%).
  4. 2.4. Những tác hại do ký sinh trùng gây ra Nhiều loài ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá, đặc biệt ở các giai đoạn cá hương và cá giống. Nhiều loài ký sinh trùng đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá như nhóm đơn bào ngoại ký sinh, sán lá đơn chủ, giun sán, giáp xác. O.N.Bauer (1969, 1972) cho biết một con cá mè 2 tuổi có 10.647 cá thể Dactylogyrus, ở cá chép cỡ 3,0 - 4,5 cm cường độ nhiễm 20 - 30 cá thể/con làm cho cá chết. Bệnh Argulosis là bệnh phổ biến trên cá ở nhiều nước trên thế giới. Theo O.N.Bauer, 1977, Argulus ký sinh làm cho cá hồi 0,1-1 kg chết khi cường độ nhiễm 100 - 200 cá thể/con. Năm 1960 bệnh Argulosis đã làm chết gần hai triệu cá chép ở giai đoạn cá bột ở Ucraina. Theo Hà Ký, 1961, bệnh Lernaeosiss và Dactylogyrosis ở cá mè hoa giai đoạn cá hương trong một số ao nhiễm bệnh 100%, khi cường độ nhiễm 210-325 cá thể/con, cá chết 75%. Theo Bùi Quang Tề, năm 1982 ở miền Trung, Dactylogyrus ký sinh làm chết hàng loạt cá vàng, gây tổn thất nặng cho nghề nuôi cá cảnh.
  5. Từ năm 1969 đến nay, Bùi Quang Tề có rất nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng đặc biệt là những thống kê về tác hại do ký sinh trùng gây ra trên cá. Đó là: Vào năm 1969, hàng loạt cá mè kích thước 12-15 cm ở hợp tác xã Tứ Hiệp – Hà Nội bị chết. Khi kiểm tra người ta đã xác định nguyên nhân gây chết do Lernaea ký sinh. Đến năm 1982, trong 100 ao nuôi cá ở tỉnh Đắc Lắc, Bình Định, cá mè, cá trắm cỏ bị nhiễm Lernaea với tỷ lệ nhiễm từ 70 - 80% và cường độ nhiễm 5 - 20 cá thể/con, có trường hợp 80 cá thể/con. Tại Yên Hưng, Quảng Ninh, năm 1996 - 1997, theo thông báo tại một đầm nước lợ rộng 324 ha đã bị đĩa (Piscicola) ký sinh làm chết khoảng 20 - 25 tấn cá rô phi gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong năm 1998, hàng loạt cá trắm cỏ giai đoạn cá hương đưa ra nuôi lồng ở Hồ Núi Cốc sau 3 ngày thì chết hầu hết, nguyên nhân chính là do cá bị nhiễm ấu trùng Centrocestus formosanus ở mang với tỷ lệ nhiễm 100%, bào nang ký sinh dày đặc trên tơ mang cá.
  6. Tính đến thời điểm hiện tai, Việt Nam đã nghiên cứu và tổng kết được một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá giống như: bệnh trùng bào tử sợi, bệnh tà quản trùng, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa, bệnh sán lá đơn chủ, bệnh giun tròn, bệnh ấu trùng sán ở mang cá, bệnh trùng mỏ neo và bệnh rận cá. Các tác giả Hà Ký (1966-1992), Nguyễn Thị Muội (1985), Nguyễn Văn Thành (1992) và Bùi Quang Tề (1990-1999) đều cho rằng bệnh trùng bánh xe là nguy hiểm nhất ở giai đoạn cá con. Ở giai đoạn cá giống thường gặp ngoại ký sinh trùng là những ký sinh trùng đơn bào và đa bào có chu kì phát triển trực tiếp không qua kí chủ trung gian. Cho đến nay, chúng ta đã nghiên cứu phòng trị những bệnh ký sinh trùng gây nguy hiểm ở cá nuôi: bệnh trùng bào tử sợi (Myxobolosis, Thelohanellosis); bệnh trùng bánh xe (Trichodonosis, Chichodinellosis, Tripartiellosis); bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthyriosis); bệnh sán lá đơn chủ; bệnh giun tròn (Spectatosis); bệnh trùng mỏ neo (Lernaeosis); bệnh rận cá (Argulosis). Thuốc và hóa dược thường được dùng phòng trị bệnh ký sinh trùng là: CuSO4, Formaline… dùng phòng trị bệnh ký sinh trùng đơn bào
  7. ngoại sinh; Lá xoan dùng để trị bệnh rùng mỏ neo, rận cá; hạt keo dậu, hạt cau để tẩy giun….[1],[3], [9]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2