Bệnh mạch vành – Thực tế nguy hiểm
lượt xem 13
download
Gần đây, theo tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh tim mạch đang ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là bệnh tim mạch ở phụ nữ. Đó là do quan niệm sai lầm về bệnh lý này, cho rằng bệnh tim mạch chỉ xuất hiện ở nam giới. Nhưng thực tế lại không như vậy. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ chết vì căn bệnh mạch vành. Còn tại Việt Nam, Viện Tim Mạch TW cũng có những tổng kết dựa trên số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại viện....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh mạch vành – Thực tế nguy hiểm
- Bệnh mạch vành – Thực tế nguy hiểm Gần đây, theo tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh tim mạch đang ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là bệnh tim mạch ở phụ nữ. Đó là do quan niệm sai lầm về bệnh lý này, cho rằng bệnh tim mạch chỉ xuất hiện ở nam giới. Nhưng thực tế lại không như vậy. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ chết vì căn bệnh mạch vành. Còn tại Việt Nam, Viện Tim Mạch TW cũng có những tổng kết dựa trên số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại viện. Mỗi ngày, viện có thêm vài bệnh nhân mạch vành mới, trong đó, số phụ nữ mắc bệnh mạch vành không hề ít. Năm 2003, bệnh nhân động mạch vành chỉ chiếm 11,2% bệnh nhân vào viện thì năm 2005 lên tới 28,8% và năm 2007 mức 24%. Và do những suy nghĩ chủ quan, rất nhiều chị để bệnh nặng, mới bắt đầu đến khám. Thực tế, động mạch vành là động mạch nuôi tim. Bệnh lý động mạch vành xảy ra khi các mảng xơ vữa bít dần mạch máu. Trong trường hợp mảng
- xơ vừa nứt ra cộng với máu đông gây tắc đột ngột mạch máu, bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim. Một số triệu chứng chung của bệnh là khó chịu trong lồng ngực (triệu chứng thường gặp nhất) và đau thắt lưng, đau nhói ở lồng ngực, dễ mệt, hạ huyết áo, khó thở... Với nữ giới thì triệu chứng chủ yếu thường là nhói đau ở ngực, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... Những người coi thường bệnh Trong một cuộc phỏng vấn nhanh những người đến khám tại Bệnh viện Tim TP. HCM, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các chị đều chủ quan với những biểu hiện của bệnh. Và, rất nhiều chị để bệnh trở nặng, việc điều trị khó khăn hơn nhiều mới bắt đầu đến khám. Chị Quách Mỹ Phương, 37 tuổi, (Học Lạc, Q.5) cho biết khoảng một năm trở lại đây, chị thường có các triệu chứng mệt mỏi trong khi chị phải đẩy xe hàng trên quãng đường không quá 500m. Khoảng hai tháng gần đây lại thêm cảm giác khó thở, tức ngực nên chị mới sắp xếp công việc để đi khám. Chẩn đoán ban đầu là chị bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Bác sĩ nhắc nhở đây có thể là triệu chứng của bệnh mạch vành, nếu không có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, bệnh sẽ ngày một nặng.
- Chị Trần Thị Tư, 48 tuổi, quê Cao Lãnh, Đồng Tháp lại có những biểu hiện khác. Cuối năm 2008, chị thường vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt. Lúc đầu chị nghĩ là những đợt cảm thông thường nên chị uống qua loa thuốc cảm. Sau tết, chị cảm thấy người càng ngày càng yếu hơn, lại thêm khó thở, tim đập nhanh và đặc biệt là ở ngực thường có những cơn đau nhói bất thường, sau đó đau lan dần sang vai và tay trái, đau nhức khó chịu đến mức chỉ muốn chặt cánh tay cho xong. Bác sĩ chẩn đoán chị bị bệnh mạch vành, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao và đã có một số dấu hiệu bệnh nặng hơn, có thể xảy ra trường hợp đợt cấp suy tim mãn. Chị Hồ Thu Hồng, 42 tuổi (Sư Vạn Hạnh, Q.10) thường bị mệt mỏi, chóng mặt, đau nhói ở lồng ngực khoảng 6 tháng nay. Cách đây một tháng, chị mới đi điện tâm đồ, kết quả xác định chị bệnh mạch vành, suy tim, máu nhiễm mỡ, nếu không có phương pháp điều trị cũng như sinh hoạt thích hợp bệnh ngày sẽ một nặng hơn, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Chị Trần Thị Quế Lan, 40 tuổi, là giáo viên dạy ngữ văn lớp 10 trường Lê Quý Đôn, Q.3. Cách đây một năm khi còn đi dạy, chị thường cảm thấy chóng mặt, vã mồ hôi, đặc biệt khi ngẩng đầu lên để viết bảng chị thấy chóng mặt, trời đất quay tít, tim đập nhanh, mỗi lần như vậy chị phải ngồi lại và thở đều. Bác sĩ kết luận, đây là triệu chứng của bệnh mạch vành, suy tim,
- mỡ máu cao. Sau một năm điều trị, bệnh có đỡ hơn nhưng gia đình cũng phải chi những khoản tiền lớn để chữa trị cho chị. Phát hiện sớm để tăng chất lượng cuộc sống Có một sai lầm mà ai cũng nghĩ bệnh tim mạch là "đặc quyền" của nam giới, trong khi nếu cũng béo phì, cao huyết áp thì tỉ lệ nữ gặp các bệnh lý tim mạch không kém nam giới. Đó là nhận định của thạc sỹ, bác sĩ Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch VN. Ngay cả khi chưa có triệu chứng của bệnh, những người có yếu tố nguy cơ nên đi thăm khắm định kỳ 6 tháng/lần để được phát hiện bệnh sớm. Trường hợp bệnh nhẹ, được can thiệp sớm hoặc được điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống, chất lượng sống của bệnh nhân sẽ tăng. Nếu để bệnh diễn biến nặng, khi đã ở mức suy tim, cho dù có can thiệp thì sức khỏe bệnh nhân cũng không hồi phục hoàn toàn. Ví dụ mỗi khi bệnh nhân gắng sức, cả về thể chất và tinh thần, đều bị khó thở, chất lượng sống sẽ giảm. Có lối sống lành mạnh cũng là một cách dự phòng hiệu quả. Theo TS Hùng, đã có nghiên cứu tại Mỹ cho thấy ba năm sau khi thực hiện cấm hút thuốc lá nơi công cộng, tỉ lệ người có bệnh lý tim mạch giảm hẳn. Đó là do tác hại của thuốc lá tới người hút thuốc lá thụ động cũng mạnh không kém
- so với người hút thuốc trực tiếp. Tại những gia đ ình có người hút thuốc, có khi người xung quanh như vợ, con... còn bị ảnh hưởng nặng hơn! Phòng bệnh bằng sữa đậu nành Theo Phó Giáo sư Lê Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam, ở các nước Châu Á, sữa đậu nành luôn được xem như một loại thức uống "kỳ diệu" bởi đậu nành giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na. Ngoài ra, đậu nành còn chứa hoạt chất isoflavone có tác dụng rất tốt với phụ nữ. Không chỉ rất tốt cho hệ tim mạch, cũng cần nói thêm là đậu nành có rất ít bột đường nên cũng có lợi cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì hay đái tháo đường - những căn bệnh vốn là "anh em họ hàng" với bệnh tim mạch. Sữa đậu nành giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu (LDL), răng cholesterol tốt cơ lợi (HDL), giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, sữa đậu nành còn làm giảm xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não... Sữa đậu nành giúp trách sự tích tụ mỡ ở vùng bụng, một hiện tượng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt với phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
- Ngoài ra, hoạt chất isoflavones, một dạng estrogen thực vật, có trong đậu nành cũng giúp ổn định huyết áp, giảm các khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh và gia tăng hấp thu calci, ngăn quá trình loãng xương làm giảm nguy cơ gãy xương. Trung bình mỗi ngày nên dùng khoảng 25 gr đậu nành, hoặc có thể uống hai hộp sữa đậu nành đều có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch của phụ nữ. Khi lối sống hiện đại với một chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý đang khiến cho nhiều trái tim phải làm việc quá sức và số người mắc các bệnh lý tim mạch răng cao, thì sữa đậu nành có thể xem là một trong những cách ngừa bệnh hiệu quả, thân thiện và ít tốn kém. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà vấn đề an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên lựa chọn những loại sữa đậu nành tiệt trùng được chế biến theo công nghệ hiện đại. Công nghệ tiệt trùng (UHT - Ultra High Temperature) xử lý sản phẩm đậu nành ở nhiệt độ cao (138 - 140 độ C) trong 5 giây, sau đó làm lạnh nhanh chóng, giúp giữ lại tối đa hương vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
- Bao bì giấy tiệt trùng được tạo thành từ các lớp nguyên liệu đa dạng, kết hợp các đặc tính tốt nhất của giấy, nhôm và nhựa giúp sữa đậu nành không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài (ánh sáng, độ ẩm, quá trình ôxy hóa...). Sữa đậu nành tiệt trùng và đóng gói trong bao bì giấy vì thế có thể tươi ngon trong một thời gian dài mà không cần đến bất kỳ một chất bảo quản nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh tiểu đường hủy hoại nghiêm trọng hệ tim mạch
2 p | 245 | 86
-
CHỤP MẠCH VÀNH TIM
5 p | 314 | 46
-
Bệnh mạch vành và những cách thức điều trị
7 p | 215 | 36
-
Ảnh hưởng của kiểm soát đường huyết tích cực đối với nguy cơ tim mạch của người bệnh đái tháo đường type 2
18 p | 178 | 35
-
Bệnh động mạch vành: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
7 p | 195 | 28
-
Bệnh mạch vành và các phương pháp điều trị hiện nay (Kỳ 1)
6 p | 180 | 28
-
Thuốc điều trị suy mạch vành
5 p | 191 | 24
-
Đau thắt ngực và bệnh động mạch vành
5 p | 176 | 20
-
Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
5 p | 160 | 20
-
Phòng bệnh mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường
7 p | 130 | 19
-
Bệnh động mạch vành: Đừng chủ quan!
5 p | 150 | 15
-
Món ăn chữa bệnh động mạch vành
3 p | 164 | 13
-
Tác động vào các yếu tố gây bệnh tim mạch
5 p | 105 | 12
-
Các thuốc điều trị suy mạch vành
5 p | 130 | 11
-
Bệnh ở mạch máu lớn do đái tháo đường
5 p | 143 | 10
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ĐỘNG MẠCH VÀNH XƠ CỨNG
4 p | 103 | 7
-
Cholesterol Có Lipoprotein Tỷ Trọng Thấp (LDL) hay Tỷ Trọng Cao (nonHDL) Dự Đoán Bệnh Mạch Vành Tốt Hơn?
19 p | 94 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn