intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

163
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?

  1. Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
  2. Bệnh mạch vành, bệnh tim do mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ (và cả những cụm từ như suy vành, thiểu năng vành) là những cụm từ khác nhau để chỉ tình trạng động mạch vành - động mạch cấp máu nuôi dưỡng tim – bị hẹp. Hậu quả là lượng máu cung cấp cho cơ tim bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu của hẹp động mạch vành là do xơ vữa động mạch. Đối tượng mắc bệnh là ai? Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đã phát triển. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ (cholesterol) máu, đái tháo đường (các yếu tố này cũng có tính gia đình). Béo phì, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi và cao hơn ở nam giới, cho dù nguy cơ ở nữ gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Thay đổi lối sống, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả hai biện pháp có thể giúp điều chỉnh được các yếu tố nguy cơ ngoại trừ yếu tố di truyền, tuổi và giới. Triệu chứng như thế nào?
  3. Bệnh mạch vành có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm. Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt ngực. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng không được để ý cho đến khi động mạch vành bị hẹp nhiều, đến một mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh mạch vành chỉ được biết đến khi đã xuât hiện biến chứng, nhồi máu cơ tim. Chẩn đoán như thế nào? Bệnh mạch vành không triệu chứng có thể được chẩn đoán bằng đáp ứng dương tính với nghiệm pháp gắng sức (bằng gắng sức thể lực khi chạy trên thảm chạy, đạp xe đạp có lực kế hay dùng thuốc, qua theo dõi các biến đổi trên điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc kết hợp với xạ hình tưới máu cơ tim) hoặc chụp động mạch vành thấy hẹp. Một khi đã có biểu hiện đau thắt ngực khi gắng sức, bệnh mạch vành cần được theo dõi và điều trị hết sức chặt chẽ. Cần làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như của các yếu tố ngu cơ và các yếu tố làm nặng bệnh. Điều trị như thế nào?
  4. Điều trị bệnh mạch vành phức tạp và tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, song nhất thiết phải được các bác sỹ theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời. Bao gồm những phương pháp từ đơn giản đến phức tạp như: điều chỉnh lối sống; dùng thuốc: aspirin, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm, các dẫn xuất nitroglycerin, thuốc chẹn kênh calci; can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng và đặt giá đỡ) và/hoặc mổ bắc cầu nối động mạch vành. Biến chứng nguy hiểm là gì ? Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành là nhồi máu cơ tim và đột tử. Các biến cố này thường do sự hình thành cục máu đông làm lấp tắc động mạch vành đã bị hẹp từ trước do mảng xơ vữa ở thành của động mạch vành. Các biến chứng khác bao gồm rối loạn nhịp tim và suy tim. Dự phòng như thế nào ? Những biện pháp điều chỉnh lối sống áp dụng trong điều trị cũng có ý nghĩa then chốt trong dự phòng hoặc giảm thiểu các tác hại của bệnh mạch vành.
  5. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tập luyện thể lực thường xuyên, kiểm soát huyết áp trong giới hạn bình thường, ăn ít chất béo và cholesterol, bỏ hoàn toàn hút thuốc lá là những biện pháp cơ bản trong phòng ngừa bệnh mạch vành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2