RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
<br />
ThS.BS. HUỲNH NGỌC THIỆN<br />
<br />
ĐỊNH NGHĨA<br />
• Rò động mạch vành là sự thông thương trực<br />
tiếp của 1 ( hay nhiều ) nhánh của 1 hoặc 2<br />
động mạch vành với 1 buồng tim hoặc với<br />
thân động mạch phổi , xoang vành , tĩnh<br />
mạch chủ hay tĩnh mạch phổi<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN & TẦN SUẤT<br />
• NGUYÊN NHÂN : bẩm sinh , chấn<br />
thương ngực ( xuyên thấu hay không xuyên<br />
thấu ) .<br />
• TẦN SUẤT : 0,2 % các trường hợp chụp<br />
mạch máu và chiếm khoảng 0,07% các<br />
bệnh tim bẩm sinh .<br />
<br />
HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH LÝ BỆNH(1)<br />
Đặc điểm của động mạch vành bị rò<br />
Nguyên ủy của lỗ rò :<br />
•<br />
- động mạch vành phải : 50 – 55 % trường hợp .<br />
•<br />
- động mạch vành trái: 35% trường hợp .<br />
- cả 2 động mạch vành : 5% trường hợp .<br />
Vị trí của lỗ rò động mạch vành trên đường đi của 1 động<br />
mạch vành chính ( dạng bên – bên ) hoặc ở chỗ tận cùng của<br />
1 động mạch vành chính (hay 1 nhánh của 1 động mạch<br />
vành chính ).<br />
Hình dạng động mạch vành bị rò thường giãn và dài ra, có<br />
thể ngoằn ngoèo .<br />
<br />
HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH LÝ BỆNH(2)<br />
Vị trí của lỗ rò<br />
Hơn 90 % các trường hợp rò động mạch vành là vào<br />
các buồngtim bên phải hoặc vào các mạch máu nối với<br />
các buồng tim bên phải theo thứ tự về tần suất như sau :<br />
thất phải( 40 %), nhĩ phải (25%), thân động mạch phổi (<br />
15%), xoang vành (7 %), tĩnh mạch chủ trên (1 %) .<br />
Khoảng 8 % trường hợp rò động mạch vành là vào các<br />
buồng tim bên trái , thường là vào nhĩ trái , rò động<br />
mạch vành vào thất trái ít gặp hơn (# 3 % ) và hiếm khi<br />
vào các tĩnh mạch phổi .<br />
<br />