intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần IV - B

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chụp X Quang Mạch Máu Chụp X Quang Mạch Máu là một xét nghiệm dưới da. Nó được dùng cho những bệnh nhân hiển thị chứng cứ rõ rệt về sự tắt nghẽn nghiêm trọng qua kiểm tra về stress và các kiểm tra khác, và cho những bệnh nhân bị hội chứng mạch vành mãn tính. Phương pháp này được yêu cầu thực hiện khi cần biết cấu trúc chính xác và căn bệnh hiện diện bên trong các động mạch vành. Một hạn chế của phương pháp chụp X quang động mạch vành là mạch máu bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần IV - B

  1. BỆNH TIM MẠCH VÀNH Phần IV - B CHẨN ĐOÁN Chụp X Quang Mạch Máu Chụp X Quang Mạch Máu là một xét nghiệm dưới da. Nó được dùng cho những bệnh nhân hiển thị chứng cứ rõ rệt về sự tắt nghẽn nghiêm trọng qua kiểm tra về stress và các kiểm tra khác, và cho những bệnh nhân bị hội chứng mạch vành mãn tính. Phương pháp này được yêu cầu thực hiện khi cần biết cấu trúc chính xác và căn bệnh hiện diện bên trong các động mạch vành. Một hạn chế của phương pháp chụp X quang động mạch vành là mạch máu bị tắt nghẽn nhiều nhất không nhất thiết là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim. Trong tiến trình chụp X quang mạch máu: • Một ống hẹp được đưa vào một động mạch, thường ở chân hoặc tay, và rồi len lõi qua cơ thể đến các động mạch vành. • Một chất phản quang được tiêm vào ống hẹp, tia X ghi lại sự lưu thông của chất phản quang trong các động mạch.
  2. • Quá trình này cung cấp một biểu đồ về sự tuần hoàn của mạch vành, phát hiện các vùng bị tắt nghẽn. Dye is injected into the coronary arteries: Chất phản quang được tiêm vào các động mạch vành Coronary artery blockage site: Vị trí tắt nghẽn ở động mạch vành X-ray image: Hình chụp X-quang
  3. Sau khi ống thông được đặt vào miệng, hay lỗ hở của một trong những động mạch vành, bác sĩ tiêm thuốc cản quang và chụp một loạt hình X quang của động mạch này. Những vùng bị hẹp hoặc bị tắt nghẽn trong động mạch vành có thể được nhìn thấy trên hình X quang. Những biến chứng chính bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và tổn thương thận. Tuy nhiên, những biến chứng này rất thấp (khoảng 0.1%) nếu tiến trình được thực hiện ở một trung tâm y khoa có kinh nghiệm (là trung tâm thực hiện ít nhất 300 ca phẫu thuật mỗi năm). Những phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra. Tiến tr ình này thì tốn kém, và 10 – 30% số bệnh nhân được thực hiện tiến trình này đã trở lại bình thường. Phương Pháp X Quang Cộng Hưởng Từ (MRA). MRA là một kỹ thuật ghi hình ngoài da đầy hứa hẹn mà có thể ghi lại những hình ảnh 3 chiều của những động mạch chủ dẫn đến tim và xác định bệnh với độ chính xác cao. Các chuyên gia tin rằng phương pháp này sẽ là một phương pháp tối ưu có thể thay thế phương pháp chụp X quang mạch máu (angiography). Phương Pháp Chụp Cắt Lớp Vi Tính (CT) Chụp CT tiếp tục được dùng trong một số lĩnh vực liên quan đến bệnh động mạch vành
  4. Chụp CT Tim Đo Chỉ Số Canxi. Phương pháp này có thể được dùng để phát hiện canxi đóng trên thành đ ộng mạch. Sự hiện diện của canxi liên hệ mật thiết với sự hiện diện của chứng xơ vữa động mạch của tim. Nếu chỉ số canxi khá thấp, bệnh nhân không có khả năng bị bệnh động mạch vành. Chỉ số canxi cao có thể cho thấy nguy cơ gia tăng bị bệnh động mạch vành hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, sự hiện diện của canxi không nhất thiết biểu thị sự thu hẹp của các động mạch mà phải cần thêm những đánh giá hoặc trị liệu trước mắt. Các kết quả có thể không nhất thiết làm gia tăng sự lo âu và cũng có thể dẫn đến những xét nghiệm hoặc trị liệu không cần thiết. Chụp CT X Quang Mạch Máu. Chụp CT cũng được dùng để hiển thị những động mạch vành. Khi so sánh với phương pháp chụp x quang mạch máu ngoài da, chụp CT X quang không thể xác định chính xác bệnh nhân nào thực sự bị bệnh động mạch vành và bệnh nhân nào không bị. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng kết quả chụp CT X quang âm tính giúp tiên đoán khá chính xác nh ững bệnh nhân mà không bị bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, vai trò chính xác của phương pháp này trong việc đánh giá những bệnh nhân bị nghi ngờ bị bệnh tim thì không được xác định rõ ràng. Cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác định những lợi ích của việc chụp CT ở những cá nhân cụ thể.
  5. Trong quá trình chụp CT, một tia X quang mỏng xoay quanh một vùng cơ thể, tạo ra một hình ảnh 3 chiều của cấu trúc bên trong cơ thể CT là viết tắt của kỹ thuật chụp cắt lớp sử dụng kỹ thuật vi tính. Trong tiến trình này, một tia X quang mỏng xoay quanh một khu vực của c ơ thể để khu vực này được hiển thị. Bằng việc sử dụng một quy trình toán học khá phức tạp gọi là thuật giải hay angorit, máy vi tính có thể tạo ra h ình ảnh 3 chiều của một phần cơ thể. Kỹ thuật chụp CT thì rất chi tiết và cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ. Các kỹ thuật chụp CT tiên tiến đang cải thiện độ chính xác, bao gồm:
  6. • Chụp CT Sử Dụng Tia Điện Tử. Chụp EBCT là một kỹ thuật chụp CT mà có thể chụp lướt tim khá nhanh đến nỗi trái tim dường như ngưng hoạt động. Tiến trình này giúp xác định sự vôi hóa. • Chụp CT Đa Dò. Một phương pháp chụp CT khác gọi là chụp CT đa dò có thể chụp những tấm hình của toàn bộ quả tim theo những khoanh có kích th ước 1 mm trong thời gian bệnh nhân nín thở. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy rằng chụp CT đa dò có khuynh hướng có tỉ lệ “giả-dương tính” (cho thấy có bệnh nhưng thật ra không phải), nhưng đối với một số bệnh nhân kết quả xét nghiệm này có lợi trong việc loại trừ bệnh động mạch vành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0