intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh nhiễm khuẩn đường mật

Chia sẻ: Battu_1 Battu_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh NKĐM có thể dẫn đến các biến chứng nặng mà BN và thầy thuốc cần phát hiện để điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp gồm: Túi mật tăng to dọa vỡ với biểu hiện: sốt cao, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, sờ túi mật thấy căng to, rất đau. BN cần được mổ cấp cứu dẫn lưu túi mật. .(Bệnh sỏi mật) Với biến chứng túi mật hoại tử, BN có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng; điểm túi mật đau; có thể bị trụy tim mạch. Thấm mật phúc mạc làm cho BN...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh nhiễm khuẩn đường mật

  1. Bệnh nhiễm khuẩn đường mật Bệnh NKĐM có thể dẫn đến các biến chứng nặng mà BN và thầy thuốc cần phát hiện để điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp gồm: Túi mật tăng to dọa vỡ với biểu hiện: sốt cao, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, sờ túi mật thấy căng to, rất đau. BN cần được mổ cấp cứu dẫn lưu túi mật.
  2. (Bệnh sỏi mật) Với biến chứng túi mật hoại tử, BN có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng; điểm túi mật đau; có thể bị trụy tim mạch. Thấm mật phúc mạc làm cho BN sốt cao, vàng da đậm hơn. Đặc biệt BN có phản ứng co cứng thành bụng; mạch nhanh, huyết áp tụt. Chảy máu đường mật: ngoài các triệu chứng đau, sốt, vàng da, BN có nôn ra máu với tính chất cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì.
  3. Sốc mật: BN sốt cao, vàng da đậm nhưng có triệu chứng sốc như mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp; nước tiểu ít hoặc không có nước tiểu; toàn trạng trở nặng nhanh chóng. Nhiễm khuẩn máu với các triệu chứng: sốt cao kèm theo nhiều cơn rét run; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt; huyết áp tụt; trướng bụng, vô niệu; cấy máu thấy vi khuẩn mọc. Áp-xe đường mật: sốt cao dao động, gan to và đau, soi ổ bụng thấy trên mặt gan có nhiều ổ áp-xe nhỏ…
  4. Chú ý trong điều trị và phòng bệnh Kể từ khi phát hiện bị NKĐM, BN cần thực hiện một chế độ ăn kiêng béo, nhất là phải kiêng mỡ động vật. Nên uống các loại nước thuốc Nam có tác dụng tốt cho gan, mật như nhân trần, actisô. Sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Trường hợp chưa làm được kháng sinh đồ thì dùng phối hợp 1, 2 hay 3 loại thuốc kháng sinh sau: colistin, cephalosporin, apixilin, gentamyxin.
  5. Nếu nhiễm khuẩn do sỏi mật, mà sỏi nhỏ dưới 2cm ở đường dẫn mật trong gan, hoặc không mổ được thì dùng thuốc tan sỏi: chenodesoxycholic, urodesoxycholic… Điều trị triệu chứng dùng thuốc giãn cơ giảm đau, corticoid. Phẫu thuật điều trị khi có viêm đường mật do sỏi lớn trên 2cm, viêm đường mật có biến chứng… Phòng bệnh: Cần khám phát hiện các nguyên nhân gây tắc đường mật như sỏi mật, u lành hoặc ác tính của bóng Vater, dị dạng đường mật… để điều trị dứt điểm. Phòng chống bệnh giun đũa để tránh giun chui ống mật gây viêm nhiễm bằng cách không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước lã. Không dùng phân tươi bón ruộng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2