intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ do viêm đường mật

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm đường mật nếu không được điều trị hoặc điều trị muộn có thể gây nên những hậu quả nặng nề như áp-xe đường mật, áp-xe gan, suy gan thận, vỡ, hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc, sốc mật, nhiễm khuẩn huyết... có thể dẫn đến tử vong. Bệnh hay gặp ở độ tuổi 20-40 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam (2,4 lần), ở người có tiền sử giun chui ống mật, người có sỏi mật. Viêm đường mật có thể xảy ra ở đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan, hoặc tại túi mật. Trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ do viêm đường mật

  1. Nguy cơ do viêm đường mật
  2. Viêm đường mật nếu không được điều trị hoặc điều trị muộn có thể gây nên những hậu quả nặng nề như áp-xe đường mật, áp-xe gan, suy gan thận, vỡ, hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc, sốc mật, nhiễm khuẩn huyết... có thể dẫn đến tử vong. Bệnh hay gặp ở độ tuổi 20-40 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam (2,4 lần), ở người có tiền sử giun chui ống mật, người có sỏi mật. Viêm đường mật có thể xảy ra ở đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan, hoặc tại túi mật. Trong nước mật có vi khuẩn đường ruột, các tế bào đường mật hoại tử, mủ; ống mật chủ giãn, thành dày; có các ổ áp-xe ở tận các đường mật nhỏ trong gan nên rải rác khắp nhu mô gan có các đốm mủ; túi mật giãn, thành dày. Nguyên nhân gây viêm đường mật là gì? Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường mật: do vi khuẩn đường ruột, thường gặp là E.coli, Enterobacter, Klebsiela...; do sỏi mật gây biến chứng viêm hay áp-xe; dị dạng đường mật; giun chui ống mật. Biểu hiện của bệnh như thế nào? Bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn với các cơn sốt nóng bất chợt, nhiệt độ từ 39-40oC, rét run, vã mồ hôi, thường sốt đột ngột không theo quy
  3. luật nào. Đau hạ sườn phải chiếm tỷ lệ 91,33% các trường hợp mắc bệnh, đau dữ dội, lan lên ngực, lên vai phải, có khi đau cả vùng thượng vị; có khi đau bụng vùng gan nhưng không đau dữ dội, có thể nôn hay buồn nôn. Vàng da và niêm mạc, nước tiểu vàng. 3 triệu chứng: đau, sốt, vàng da được gọi là tam chứng Charcot. Khám thấy bệnh nhân mệt mỏi, khó tiêu, ngứa toàn thân, gan to ấn vào đau, ấn đau điểm túi mật, nhịp tim chậm khoảng 60 lần/phút. Chụp Xquang thấy bóng gan to, có khi thấy hơi trong đường mật. Xét nghiệm thấy tăng bilirubin kết hợp, bạch cầu tăng; nước tiểu có muối mật; siêu âm thấy thành túi mật dày... Biểu hiện của các biến chứng do viêm đường mật Biến chứng cấp tính: - Khi bị viêm, túi mật có thể căng to đe dọa vỡ, khi đó bệnh nhân sốt cao, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, khám thấy túi mật căng to rất đau, xử trí cấp cứu trường hợp này là phải phẫu thuật dẫn lưu túi mật. - Túi mật hoại tử, bệnh nhân có biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, điểm túi mật đau, có thể bị trụy tim mạch. - Thấm mật phúc mạc, bệnh nhân có sốt cao, vàng da rõ rệt, phản ứng co cứng thành bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt.
  4. - Chảy máu đường mật có đau, sốt, vàng da, nôn ra máu, cục máu có hình dài nâu như đúc khuôn tròn dài. - Sốc mật: Sốt cao, vàng da đậm, mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp, thiểu niệu hoặc vô niệu, toàn thân suy sụp nặng nhanh chóng. - Nhiễm khuẩn máu thấy sốt cao, rét run nhiều, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, trướng bụng, vô niệu, đặc biệt cấy máu thấy vi khuẩn mọc. Biến chứng mạn tính: - Áp-xe đường mật: Bệnh nhân sốt cao dao động, gan to và đau, soi ổ bụng trên mặt gan có nhiều ổ áp-xe nhỏ. - Viêm gan mật: Da vàng, gan to chắc, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam và chảy máu chân răng... - Ung thư đường mật: Bệnh nhân có biểu hiện vàng da ngày càng tăng, cơ thể suy sụp nhanh chóng, chụp Xquang đường mật thấy tổn thương. - Viêm thận suy thận: Bệnh nhân có phù mặt, đái ít, nước tiểu có trụ hạt, hồng cầu, bạch cầu, albumin, ure máu tăng, creatinin tăng... Các phương pháp chữa trị
  5. Cần có một chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân: kiêng mỡ, nhất là mỡ động vật; uống các nước có tính chất hỗ trợ cho gan như: nhân trần, actisô. - Điều trị nội khoa: Dùng kháng sinh có phổ rộng tác dụng với nhiều loại vi khuẩn đường ruột cả yếm khí lẫn ái khí, kháng sinh có khả năng ngấm tốt vào đường mật; cần có sự kết hợp giữa các nhóm kháng sinh để phát huy hiệu quả chữa bệnh. Tốt nhất là diệt mầm bệnh dựa vào kháng sinh đồ. Liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc tan sỏi: Chenodesoxycholic, hoặc urodesoxycholic kéo dài 6-18 tháng, 24 tháng. Dùng các thuốc điều trị triệu chứng: giãn cơ giảm đau như atropin, papaverin, spasmaverin; thuốc lợi mật: sorbitol, chophytol, phytol... Có thể dùng kháng sinh kết hợp với corticoid. Điều chỉnh những rối loạn nước và điện giải, nhất là những rối loạn chức năng gan, thận. Phẫu thuật: Sử dụng thủ thuật để giải phóng đ ường mật tạm thời như chọc mật qua da, qua nội soi mở cơ thắt Oddi. Mổ cấp cứu giải quyết tắc mật như mở đường mật lấy sỏi, gắp giun, rửa đường mật. Xử lý các ổ áp-xe đã vỡ phải hút sạch để tránh rò mật về sau; dẫn lưu các ổ áp-xe chưa vỡ hoặc ở sâu; nếu nhiều ổ áp-xe khu trú có thể phải cắt gan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2