intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh rubêôn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

112
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rubêôn là một bệnh nhiễm virus nhẹ thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây sốt trong vài ngày, sau đó phát ban. Bệnh do một chủng virus herpes thông thường gây ra. Bệnh rubêôn hay gặp ở trẻ em lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, nhưng đôi khi cũng xảy ra ở người lớn. Hầu như tất cả trẻ em đều bị nhiễm virus gây bệnh rubêôn trước tuổi đi nhà trẻ. Một số trẻ chỉ bị bệnh rất nhẹ và không có các biểu hiện rõ rệt của bệnh, trong khi một số trẻ khác lại có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh rubêôn

  1. Bệnh rubêôn Rubêôn là một bệnh nhiễm virus nhẹ thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây sốt trong vài ngày, sau đó phát ban. Bệnh do một chủng virus herpes thông thường gây ra. Bệnh rubêôn hay gặp ở trẻ em lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, nhưng đôi khi cũng xảy ra ở người lớn. Hầu như tất cả trẻ em đều bị nhiễm virus gây bệnh rubêôn trước tuổi đi nhà trẻ. Một số trẻ chỉ bị bệnh rất nhẹ và không có các biểu hiện rõ rệt của bệnh, trong khi một số trẻ khác lại có đầy đủ các triệu chứng. Bệnh có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, mặc dù cao điểm là vào cuối xuân đầu hè. Bệnh thường không nặng. Hiếm khi gặp các biến chứng do sốt cao gây ra. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt. Dấu hiệu và triệu chứng
  2. Khi tiếp xúc với người mắc bệnh, trẻ có thể bị nhiễm. Thường sau 1-2 tuần các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh những triệu chứng quá nhẹ không thể nhận biết được. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: - Sốt: thường đột ngột sốt cao 38,5-41oC. Một số trẻ cũng có thể bị viêm họng nhẹ hoặc chảy nước mũi kèm theo hoặc trước khi sốt. Trẻ cũng có thể bị sưng hạch cổ kèm theo sốt. Sốt kéo dài 3-7 ngày. - Phát ban. Khi sốt giảm, ban có thể xuất hiện nhưng không phải thường xuyên. Ban gồm nhiều chấm hoặc mảng màu hồng. Những chấm này thường phẳng, nhưng đôi khi hơi gồ lên. Có thể có vòng trắng xung quanh một số chấm. Ban thường khởi phát ở ngực, lưng và bụng, sau đó lan ra cổ và cánh tay, cũng có thể lan lên mặt và chân. Ban không gây ngứa hoặc khó chịu, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày trước khi mất đi. Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: Mệt mỏi  Trẻ quấy khóc  Tiêu chảy nhẹ 
  3. Chán ăn  Sưng mí mắt  Người lớn chưa từng bị bệnh khi còn nhỏ cũng có thể bị nhiễm virus muộn trong đời. Bệnh thường nhẹ ở người lớn khỏe mạnh. Mối lo ngại chính là người lớn mắc bệnh có thể truyền virus sang trẻ. Nguyên nhân Nguyên nhân thường gặp nhất là virus herpes người 6 (HHV6), nhưng cũng có thể do một chủng virus herpes khác (HHV7), cả 2 chủng này đều cùng họ nhưng khác với chủng herpes gây mụn rộp và bệnh herpes sinh dục. Giống như các bệnh do virus khác, bệnh rubêôn lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc với chất tiết đường hô hấp hoặc nước bọt của người nhiễm bệnh. Ví dụ như trẻ uống phải cốc mà một trẻ khác nhiễm rubêôn đã uống sẽ bị nhiễm virus. Bệnh lây ngay cả khi ban không mọc. Điều này nghĩa là bệnh có thể lây trong khi trẻ nhiễm bệnh bị sốt nhưng trước khi biết rõ là trẻ bị rubêôn. Theo dõi tìm các dấu hiệu của bệnh nếu trẻ có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh. Đôi khi cũng không rõ trẻ bị lây bệnh như thế nào.
  4. Không như thủy đậu và các bệnh nhiễm virus khác lây truyền một cách nhanh chóng, bệnh rubêôn hiếm khi gây thành dịch trong cộng đồng. Yếu tố nguy cơ Trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất bị rubêôn vì cơ thể chúng chưa có đ ủ thời gian tạo kháng thể chống lại nhiều loại virus. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được nhận kháng thể từ người mẹ để bảo vệ cơ thể chống các bệnh lây nhiễm như rubêôn. Nhưng miễn dịch này mất dần theo thời gian. Lứa tuổi hay gặp nhất mắc rubêôn là từ 6-12 tháng. Khi nào cần đi khám Bệnh rubêôn có thể gây sốt rất cao, có thể trên 39oC, khi đó cần gọi điện ngay cho bác sĩ để khám loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm hơn gây sốt. Trẻ có thể bị co giật khi bị sốt quá cao hoặc quá nhanh. Tuy nhiên, thường khi cha mẹ thấy trẻ sốt cao thì nguy cơ co giật đã qua. Nhưng nếu trẻ bị co giật không rõ nguyên nhân, phải đến bệnh viện ngay. Nếu trẻ bị rubêôn và sốt dai dẳng 7 ngày rồi, hoặc phát ban kéo dài trên 3 ngày hoặc thay đổi biểu hiện, cần báo cho bác sĩ ngay.
  5. Người bị suy giảm miễn dịch mà tiếp xúc với người mắc rubêôn cần đến khám bác sĩ. Họ cần được phòng hoặc điều trị vì bệnh có thể nặng ở đối tượng này. Sàng lọc và chẩn đoán Có thể khó chẩn đoán rubêôn vì các triệu chứng ban đầu giống với bệnh khác ở trẻ em như cảm lạnh hay viêm tai. Trên thực tế, bệnh có thể không chẩn đoán được hoặc chẩn đoán là sốt không rõ nguyên nhân. Hầu hết các bác sĩ muốn biết liệu trẻ dưới 2 tuổi có bị sốt cao hay không. Nếu có thể, việc chẩn đoán rubêôn nhờ khám trẻ khi bị sốt để chắc chắn rằng các bệnh khác không phải là nguyên nhân gây sốt. Nếu rõ ràng là trẻ không bị cảm, viêm tai, viêm họng hoặc các bệnh khác, bác sĩ sẽ chờ xem có các ban đặc trưng của rubêôn xuất hiện hay không. Bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ phát hiện ban khi đang tự điều trị sốt tại nhà cho trẻ. Bác sĩ sẽ khẳng định chẩn đoán rubêôn bằng dấu hiệu ban hoặc trong một số ca, bằng xét nghiệm máu tìm kháng thể với rubêôn. Biến chứng
  6. Đôi khi trẻ mắc rubêôn bị co giật do thân nhiệt tăng quá nhanh. Khi đó, trẻ có thể bị mất ý thức trong thời gian ngắn và co giật tay, chân hoặc đầu trong vài phút. Trẻ cũng có thể mất kiểm soát bàng quang hoặc đại tràng tạm thời. Nếu trẻ bị co giật, hãy đưa đi cấp cứu ngay. Mặc dù đáng sợ, nhưng co giật do sốt cao ở trẻ khỏe mạnh thường nhanh hết, hiếm khi nguy hiểm. Biến chứng của bệnh rubêôn hiếm gặp. Đại đa số trẻ em và người lớn khỏe mạnh bị rubêôn hồi phục nhanh và hoàn toàn khi điều trị thích hợp. Bệnh rubêôn đáng lo ngại hơn ở người có hệ miễn dịch bị tổn hại, như người được ghép tủy xương hoặc ghép tạng. Những người này có thể bị nhiễm mới, hoặc nhiễm trùng cũ tái phát khi hệ miễn dịch bị yếu đi. Vì kém đề kháng đối với virus nói chung, người suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng nặng và có thời gian chống chọi với bệnh khó khăn hơn. Người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh rubêôn có thể phải chịu những biến chứng nặng do nhiễm trùng, như viêm phổi hoặc viêm não. Điều trị
  7. Đa số trẻ em hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tuần sau khi sốt. Cha mẹ có thể cho trẻ uống các thuốc không kê đơn để hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen, theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, không cho trẻ nhiễm virus uống aspirin vì liên quan đến hội chứng Reye. Không có điều trị đặc hiệu cho rubêôn, mặc dù một số bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus để điều trị cho những người bị suy giảm miễn dịch. Kháng sinh không có tác dụng trong bệnh nhiễm virus như rubêôn. Phòng bệnh Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Nếu trẻ bị nhiễm rubêôn, hãy cho trẻ nghỉ học để tránh lây nhiễm cho các trẻ em khác. Hầu hết mọi người đến tuổi đến trường đã có kháng thể với rubêôn, giúp họ có miễn dịch. Dù vậy, nhưng nếu có thành viên nào trong gia đình bị nhiễm virus, hãy đảm bảo là mọi người phải rửa tay thường xuyên để phòng lây lan virus cho những người chưa có miễn dịch. Tự chăm sóc
  8. Giống như hầu hết các bệnh do virus, rubêôn tự khỏi. Khi sốt giảm, trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, sốt có thể làm trẻ khó chịu. Để điều trị sốt tại nhà cho trẻ, các bác sĩ khuyên: Nghỉ ngơi nhiều, cho trẻ nằm nghỉ trên giường đến khi hết sốt.  Uống nhiều nước, khuyến khích trẻ uống nhiều nước như nước  lọc, nước chanh, nước thịt hoặc dung dịch nước điện giải để phòng mất nước. Chườm bằng khăn ấm hoặc mát trên trán cho trẻ khỏi khó chịu  do sốt. Tuy nhiên, tránh dùng đá, nước lạnh, quạt hoặc khăn lạnh làm trẻ thấy ớn lạnh. Không có điều trị đặc hiệu cho ban trong bệnh rubêôn, mà nó sẽ tự hết trong thời gian ngắn. Kỹ năng đối phó với bệnh Bệnh rubêôn có thể khiến trẻ phải nghỉ học ở nhà trong vài ngày. Khi ở nhà trông trẻ, hãy có kế hoạch cùng vui chơi với trẻ. Đây có thể là điều mà bình thường cha mẹ không có thời gian để làm.
  9. Nếu trẻ ốm và cha mẹ phải đi làm, hãy nhờ cậy sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn bè.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2