intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sởi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

232
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu như không một người Việt Nam nào không từng nghe nói tới bệnh sởi. Ðứa bé nào bị mọc nhiều nốt đỏ trong người cũng được cho là đang bị “ban sởi”. Một đứa bé dưới 5 tuổi có thể bị rất nhiều bệnh có kèm theo triệu chứng nổi những vết đỏ khắp người và lần nào cũng cho là lên ban, phải cữ ra nắng gió, phải cữ nước, nếu không thì sẽ bị “chạy hậu”… Vậy ban đỏ là gì?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sởi

  1. Bệnh Sởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng Hầu như không một người Việt Nam nào không từng nghe nói tới bệnh sởi. Ðứa bé nào bị mọc nhiều nốt đỏ trong người cũng được cho là đang bị “ban sởi”. Một đứa bé dưới 5 tuổi có thể bị rất nhiều bệnh có kèm theo triệu chứng nổi những vết đỏ khắp người và lần nào cũng cho là lên ban, phải cữ ra nắng gió, phải cữ nước, nếu không thì sẽ bị “chạy hậu”… Vậy ban đỏ là gì? Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một con siêu vi có mặt trên toàn thế giới. Những vết đỏ khắp người có thể làm người ta chú ý tới bệnh sởi. Nhưng thực ra đây chỉ là một trong những triệu chứng bên ngoài, những thay đổi bên trong mới nguy hiểm hơn. Bệnh sởi có thể nguy hiểm chết người, nhất là ở những trẻ nhỏ. Từ vài chục năm nay, với thuốc chích ngừa sởi, bệnh sởi ít sẩy ra ở những quốc gia tiến bộ như Mỹ chẳng hạn, nhưng vẫn còn là một ám ảnh kinh hoàng cho những người dân các nước chậm tiến. Do đó, người Việt thường lo sợ khi nghe nói tơí bệnh sởi. Bệnh lại rất hay lây và dễ dàng lan ra từ những người du lịch quốc tế. Hiện nay trên thế giới có đến 30 tới 40 triệu trường hợp bệnh sởi xẩy ra, gây ra hơn 750,000 cái chết. Triệu Chứng - Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: 1. Sốt 2. Ho khan 3. Chảy nước mũi 4. Mắt đỏ 5. Không chịu được ánh sáng 6. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik. 7. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau Diễn Biến Của Bệnh Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước. Nguyên Nhân Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.
  2. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể chúng ta sẽ có kháng thể chống bệnh nên ta sẽ không mắc bệnh sởi lại nữa. Nếu bạn sinh trước năm 1957, bạn thường đã có kháng thể chống bệnh dù chưa hề chủng ngừa. Ðó là vì bạn đã sống qua nhiều thời kỳ mà bệnh sởi hoành hành rất nhiều và nhiều phần bạn đã có nhiễm siêu vi dù có thể không lộ ra. Do đó bạn đã có miễn nhiễm. Bệnh sởi ít có ở Mỹ nhưng vẫn xảy ra ở nhiều các nước khác và bệnh rất nặng nếu bệnh nhân bị thiếu vitamin A, một điều dễ thấy ở những nước chậm tiến, do dân chúng thường thiếu ăn. Biến Chứng Bệnh sởi thường kéo dài từ 10 tới 14 ngày. Ở vài nơi trên thế giới, bệnh sởi là một bệnh nặng có thể gây ra chết người. Ở các nước tiến bộ Tây phương, ít khi xẩy ra cái chết. Bệnh nhân có thể bệnh nặng nhưng thường qua khỏi. Tuy nhiên biến chứng có thể xẩy ra: 1 - Nhiễm trùng tai xẩy ra ở 1 trong 10 trẻ bị sởi. 2 - Viêm não: xẩy ra ở khoảng 1 trong 1000 người mắc bệnh sởi. Não bị nhiễm siêu vi trùng gây ra ói mửa, giật kinh, có khi hôn mê. Viêm não có thể xẩy ra sau bệnh sởi hoặc có thể xẩy rất nhiều năm sau, vào tuổi vị thành niên, do một loại siêu vi mọc chậm, rất hiếm. 3 - Sưng phổi: khoảng 1/20 trườg hợp bị sởi. Có thể nguy hiểm chết người. 4 - Tiêu chảy và ói mửa: thường xẩy ra cho trẻ nhỏ. 5 - Sưng cuống phổi, sưng thanh quản hay “croup”. 6 - Ðàn bà co thai mắc bệnh sởi có thể hư thai, sanh sớm hay sanh trẻ nặng cân. 7 - Thiếu tiểu cầu (platelets) khiến khó đông máu. Ngăn Ngừa Sởi Thuốc chích ngừa sởi rất công hiệu. Trước khi có thuốc ngừa, có chừng 450,000 trường hợp bệnh gây ra khoảng 450 cái chết mỗi năm trên đất Mỹ. Việc chủng ngừa rộng rãi đã giảm con số này 99%. Vào những năm 80 khi số trường hợp bệnh hơi tăng lên, việc chích ngừa đã được đẩy mạnh hơn khiến hiện nay con số bệnh xuống thấp nhất từ trước đến giờ. Thuốc ngừa sởi thường được gồm chung trong một loại thuốc tên MMR chứa 3 thứ: sởi, quai bị và ban Ðức. Thuốc được chích cho trẻ em từ 12 tới 15 tháng và thêm liều thứ hai chích lúc 4, 5 tuổi. Các em bé mới sinh được kháng thể của mẹ truyền qua nên được bảo vệ từ 4 tới 6 tháng. Nếu em bé được bảo vệ trước 12 tháng, thí dụ như sẽ đi du lịch những vùng nhiều bệnh, em có thể được chích ngừa nhưng phải chích lại lúc được 12 tháng. Ai cần Chích Ngừa MMR (Sởi, Quai Bị và ban Ðức)? Bạn sẽ KHÔNG cần chích nếu bạn 1. Là đàn ông sinh trước 1957 2. Thử nghiệm máu chứng tỏ có kháng thể bệnh trong máu 3. Là đàn bà sanh trước năm 1957 và không định sanh con nữa, đã có miễn nhiễm bệnh ban Ðức hay đã chích ngừa ban Ðức. 4. Lúc bé đã được chích ngừa liều MMR sau 1 tuổi. Bạn cần chích ngừa nếu bạn không có một trong những điều kiện trên và bạn: 1 - Là đàn bà trong tuổi có thể mang thai và hiện đang không có thai. 2 - Ðang đi học đại học. 3 - Làm việc ở những cơ quan y tế hay trường học, nhà giữ trẻ… 4 - Ðang dự định đi du lịch. Những người sau đây không nên chích ngừa:
  3. 1) Đàn bà có thai hoặc dự định có thai trong vòng 4 tuần kế tiếp. 2) Người đã từng có phản ứng dị ứng nặng nguy hiểm đến tính mạng với chất gelatin hay chất trụ sinh neomycin. Nếu bạn đang bị ung thư, bệnh về máu hay một bệnh miễn nhiễm nào đó, bạn cần nói chuyện với bác sĩ trươc khi chích ngừa. Phản Ứng Phụ Của Thuốc Ngừa: Ða số người được chích ngừa không bị phản ứng nào cả. Có khoảng 10% sẽ bị sốt từ 5 tới 12 ngày sau khi chích và khoảng 5% bị nổi đỏ nhẹ. Ít hơn 1 phần triệu bị phản ứng dị ứng nặng. Trước kia người ta thường tin rằng người bị dị ứng với trứng không nên chích ngừa sởi. Tuy nhiên điều này không đúng. Ngưòi dị ứng với trứng có thể chích ngừa sởi hay MMR. Gần đây thường có dư luận liên kết việc chích ngừa sởi với bệnh “tự kỷ” autism. Tuy nhiên, báo cáo từ nhiều cơ quan y tế chính của Mỹ đều cho thấy không có sự liên hệ nào giữa hai việc này. Ða số những trẻ em bị autism được định bệnh vào khoảng 18 tới 30 tháng, vài tháng sau khi chích MMR. Do đó người ta dễ liên kết hai sự việc. Tuy nhiên, không có dữ kiện khoa học nào hiện nay cho thấy có sự liên kết cả. Bs Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2