Bệnh sởi (Phần 2)
lượt xem 32
download
Bệnh sởi (Phần 2) Cách phòng và chữa bệnh sởi Đang mùa sởi, nếu trẻ có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán âm ấm, lại có mụn lờ mờ ở dưới da; da mắt, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Sởi thường xuất hiện nhiều vào cuối năm cũ, đầu năm mới. Không chỉ gây các biến chứng như kiết lỵ ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, sởi còn có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh sởi (Phần 2)
- Bệnh sởi (Phần 2) Cách phòng và chữa bệnh sởi
- Đang mùa sởi, nếu trẻ có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán âm ấm, lại có mụn lờ mờ ở dưới da; da mắt, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Sởi thường xuất hiện nhiều vào cuối năm cũ, đầu năm mới. Không chỉ gây các biến chứng như kiết lỵ ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, sởi còn có thể là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không được điều trị đúng. Cách đề phòng tốt nhất là cho trẻ đi tiêm văcxin sởi. Về cuối năm, nên mua nhiều cây mùi già có quả rắn chắc, buộc treo ở đầu nhà, hong gió cho khô giòn, vò lấy hột và lá khô cho vào lọ đậy kín. Đến thời kỳ hay có bệnh sởi thì lấy một nắm nhỏ hạt và lá mùi già cho vào 3 gáo nước đun sôi để gần nguội tắm cho trẻ. Trước khi tắm, nên cho trẻ uống một thìa nước mùi. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh sởi phát sinh, lại sạch và thơm. Nếu cẩn thận thì quần áo của các cháu cũng thỉnh thoảng cho vào nồi nước mùi già để đun sôi. Khi có bệnh sởi lan tràn, các bà mẹ nên cho trẻ cách xa nơi có bệnh. Những người thân, cha mẹ có việc cần phải đến nơi có bệnh sởi thì khi vừa về tới nhà phải thay giặt quần áo bằng nước sôi và tắm rửa sạch sẽ rồi hãy tiếp xúc với trẻ. Gia đình nào đông các cháu mà lỡ có một cháu bị lên sởi thì phải ở riêng, không cho nằm chung, chăn màn, giường chiếu phải giặt sạch. Đang mùa sởi, nếu trẻ nào có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán âm ấm lại có mụn lờ mờ ở dưới da, da mắt, da trán, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này nên kiêng nước, tránh gió và ủ cho ấm. Đồng thời, có thể dùng một trong các bài thuốc dưới đây: Hạt lá tía tô 30 g; sắn dây 25 g; kinh giới, mạch môn mỗi thứ 20 g; cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ em một tuổi uống ngày hai gói, 3 tuổi uống ngày 4 gói, 5 tuổi uống ngày 6 gói: Hãm thuốc với nước sôi lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong 3 ngày, chỉ uống giai đoạn đầu, khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy không nên uống.
- Củ sắn dây một miếng to bằng hai bao diêm (gọt vỏ thái mỏng), cánh bèo cái lấy độ năm cây (vặt bỏ rễ), kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt). Cả ba thứ trên cho vào với nửa bát nước, đun sôi kỹ, gạn ra còn âm ấm cho uống rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc của các cháu 1-3 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; nếu dưới một tuổi thì chỉ cho uống một nửa số lượng trên. Mỗi ngày sắc một thang cho uống. Uống hai ngày liền, sởi mọc ra đều thì thôi. Lấy 5-6 lá cây hoa nhài, hoặc lấy một cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi mọc được hai, ba ngày mà các cháu ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc độ 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ, uống dần dần. Những cháu có mụn sởi lờ mờ đã hai ba ngày không mọc ra được rõ, nên lấy một nắm lá mùi già, đổ vào với hai bát nước đun sôi kỹ, để cho âm ấm, rồi lấy khăn mặt sạch thấm nước đó lau cho cháu từ đầu đến chân. Hoặc lấy một nắm mùi già với một chén rượu đun sôi để nguội rồi phun từ cổ đến chân và lưng bụng (tránh đầu, mặt). Phun xong ủ ấm cho ra mồ hôi. Tiếp đó cho uống những vị thuốc đã nói trên. Chỉ nên uống độ 2-3 thang. Thấy sởi đã mọc được rồi thì thôi. Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau ngót nấu cá trê, hoặc cá rô. Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không nên cho ăn quá no. Nấu nước lá thơm gồm lá sả, lá kinh giới, lá mùi già để lau cho sạch, không phải xông. Sởi- Quai bị- Rubella-Bại liệt MMR (Measles-Mumps-Rubella) là vaccin kết hợp cho trẻ em và người lớn chống lại bệnh sởi, bệnh sởi Ðức (Rubella) và quai bị. Có thể được dùng như vaccin cho một virus riêng lẻ hay vaccin cho hai virus kết hợp. Ðối tượng nào nên được chủng vaccin MMR ? Rubella
- Sự nhiễm Rubella trong thời kỳ đầu thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, sinh con đã chết (tử sản) và sinh con dị tật. Do đó vaccin MMR nên được chủng cho : Tất cả trẻ em dưới một tuổi, liều bổ sung được chủng khi 4-6 tuổi hay 11-12 tuổi. Tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ không chắc chắn đã được chủng ngừa khi nhỏ hay không có xét nghiệm thử máu đã có miễn dịch. Những nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với Rubella và phải tiếp xúc với phụ nữ có thai. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên xin ý kiến về việc chủng ngừa Rubella với bác sĩ của họ. Sởi Nhiễm sởi có thể gây nên những lây nhiễm ở phổi và não nghiêm trọng ở người lớn. Người lớn sinh trước năm 1956 thường miễn dịch với sởi và không cần tiêm chủng sởi. Những người nên được tiêm ngừa (với MMR hay vaccin sởi) bao gồm : Người lớn sinh sau năm 1956 không có bằng chứng miễn dịch vào hay sau lần sinh nhật đầu tiên. Những người du lịch từ nước ngoài. Sinh viên mới vào đại học. Nhân viên y tế sinh sau năm 1956 có nguy cơ tiếp xúc với bệnh nhân mang sởi. Quai bị Chủng ngừa quai bị được khuyên cho tất cả người lớn sinh sau năm 1957 là năm đầu tiên vaccin được sử dụng (những sinh trước 1957 dễ nhiễm sởi hơn nên được xem như đã có miễn dịch) và những người trước đây chưa từng được chủng ngừa hay bị quai bị. Vaccin MMR nên chủng ngừa như thế nào ? Ðối với Rubella và quai bị chỉ một liều duy nhất MMR cho người lớn.
- Ðối với sởi , 2 liều vaccin sởi hay MMR được chủng cho sinh viên và chuyên viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với sởi. (Liều thứ 2 nên sau liều đầu tối thiểu 1 tháng). Ðối với những người khác chỉ cần 1 liều. Ðối với thai phụ và phụ nữ cho con bú MMR được chế từ những virus sống đã được biến đổi từ những virus gây bệnh. Tuy vậy, không có bằng chứng vaccin này gây sinh con dị tật, phụ nữ có thai nên được chủng MMR. Phụ nữ cũng mang thai nên tránh vừa tiêm chủng vaccin MMR hay bất kì vaccin nào khác có chứa Rubella. Ðối tượng không nên chủng vaccin MMR Những bệnh nhân dị ứng với trứng hoặc có những phản ứng quá mẫn với neomycin. Phụ nữ có thai. Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Bệnh nhân có vi khuẩn lao hoạt động chưa được điều trị. Việc chủng ngừa nên tạm hoãn trong những nhóm sau : Người lớn đang bị bệnh cấp tính có sốt Bệnh nhân đang điều trị liều cao corticosteroid như prednisone, cho đến tối thiểu 3 tháng sau khi ngưng dùng corticosteroid. Tác dụng chính và tác dụng phụ của vaccin MMR ? Hơn 95% trường hợp có tác dụng lâu dài. Tác dụng phụ của MMR bao gồm đau khớp hay viêm khớp có thể xảy ra 1-3 tuần sau khi chủng ngừa và kéo dài nhiều ngày đến nhiều tuần. Tác dụng phụ khác bao gồm phát ban, sốt, và nổi hạch bạch huyết. Poliovirus (virus bại liệt) Có 2 loại vaccin ngừa virus bại liệt: vaccin có virus bại liệt sống đưa vào cơ thể qua đường uống (OPV - oral live poliovirus vaccine) và vaccin virus khử độc tính (IPV- inactivated poliovirus vaccine).
- OPV chứa virus sống đã được biến đổi từ virus dại (virus gây viêm tuỷ xám và bại liệt). IPV chứa những virus đã bất hoạt (đã chết) và không gây viêm tuỷ xám và bại liệt. Vì vậy hiện nay IPV được khuyên dùng cho người lớn và trẻ em. Những ai nên chủng ngừa vaccin bại liệt ? Các chuyên gia khuyên tất cả trẻ em nên được chủng ngừa IPV , việc chủng ngừa IPV được khuyên chỉ cho người lớn, những người chưa được chủng ngừa hoặc chủng ngừa không hoàn chỉnh và những ai có khả năng tiếp xúc với virus bại liệt (chưa xử lý hoặc đã giảm độc lực) : Những người du lịch đến những vùng có nhiều người nhiễm bại liệt. Ðang sống trong những cộng đồng đã thống kê nhiễm virus bại liệt chưa xử lý. Những nhân viên phòng thí nghiệm thao tác trên những mẫu thử chứa virus bại liệt. Nhân viên y tế phải tiếp xúc với những bệnh nhân đã nhiễm virus bại liệt hoang dã. Vaccin virus bại liệt nên được chủng ngừa như thế nào ? Thanh niên và người lớn chưa được chủng ngừa nên dùng 3 liều, liều thứ hai vào 4-8 tuần sau liều thứ nhất và liều thứ ba vào 6-12 tháng sau liều thứ hai. Thanh niên và người lớn chưa được chủng ngừa hoàn chỉnh nên hoàn tất đủ 3 liều. Người lớn đã có miễn dịch khi còn bé nhưng phải tiếp xúc với virus bại liệt chưa xử lý nên chủng ngừa một liều IPV. Ðối với thai phụ và phụ nữ cho con bú. Chưa thấy tác dụng hại trên thai phụ, nói chung nên tránh chủng ngừa cho phụ nữ có thai trừ những trường hợp bắt buộc. Ai không nên chủng ngừa vaccin bại liệt ?
- IPV không nên dùng cho người đã có phản ứng quá mẫn với liều trước, hay những người có phản ứng quá mẫn dữ dội với streptomycin., polymyxin B, hay neomycin. Tác dụng chính và tác dụng phụ của vaccin ngừa bại liệt . OPV có thể gây viêm tuỷ xám và bại liệt nhưng rất hiếm (1 trong 6 triệu liều). IPV không gây bại liệt. IPV có thể gây đau khu trú với mức độ ít và sưng vùng chích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng bệnh học nội khoa (Tập 1): Phần 2
157 p | 414 | 146
-
Kỹ thuật Nội soi tiêu hóa: Phần 2
116 p | 271 | 88
-
Phương pháp Ohsawa - Phục hồi sức khỏe: Phần 2
96 p | 215 | 60
-
Kỹ thuật Nội soi phế quản: Phần 2
105 p | 167 | 45
-
Điều trị và phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi tiết niệu: Phần 2
211 p | 150 | 30
-
Tìm hiểu về bệnh Sỏi mật, sỏi đường mật (Kỳ 2)
5 p | 193 | 26
-
Mẹo vặt y khoa thực dụng - Cẩm nang : Phần 2
55 p | 92 | 23
-
500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh: phần 2
241 p | 89 | 22
-
Sổ tay hướng dẫn thực hành nội khoa bệnh phổi: Phần 2
104 p | 76 | 19
-
Những điều cần biết về Bệnh sởi (phần 1)
25 p | 89 | 12
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa: Phần 2
67 p | 19 | 8
-
Bài giảng Chuyên đề: Chẩn đoán và điêu trị sỏi mật - BS. Trần Công Ngãi
31 p | 119 | 6
-
Cách chữa trị bệnh ngoại khoa bằng y học cổ truyền: Phần 2
81 p | 37 | 6
-
Đông y phòng trị sởi biến chứng
6 p | 118 | 5
-
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh trong gia đình (Tập I): Phần 2
109 p | 34 | 4
-
Thực hành Nội khoa bệnh phổi: Phần 2
97 p | 21 | 2
-
Thực trạng bệnh sỏi thận ở công nhân luyện gang thuộc Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan
8 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn