Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 2
lượt xem 9
download
Định Kỳ Nếu kết quả thử nghiệm trích mô cho thấy ung thư, bác sĩ cần thẩm định thời kỳ ung thư, ung thư đã lan đến đâu bộ phận nào trong cơ thể, để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều thử nghiệm sau: -Thử máu: Đo lượng carcinoembryonic antigen (CEA) và những chất khác trong máu. Một số bệnh nhân bị ung thư ruột già trực tràng hoặc những chứng bệnh khác gây gia tăng lượng CEA trong máu. -Nội soi: Nếu bác sĩ chưa làm nội soi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 2
- Ung thư Ruột Già và trực tràng Phần 2 Định Kỳ Nếu kết quả thử nghiệm trích mô cho thấy ung thư, bác sĩ cần thẩm định thời kỳ ung thư, ung thư đã lan đến đâu bộ phận nào trong cơ thể, để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều thử nghiệm sau: -Thử máu: Đo lượng carcinoembryonic antigen (CEA) và những chất khác trong máu. Một số bệnh nhân bị ung thư ruột già trực tràng hoặc những chứng bệnh khác gây gia tăng lượng CEA trong máu. -Nội soi: Nếu bác sĩ chưa làm nội soi quán sát toàn thể ruột già trực tràng thì sẽ cần làm nội soi để định kỳ. -Nội siêu âm trực tràng (Endorectal ultrasound): dụng cụ dò siêu âm đặt trong trực tràng, phát âm thanh, máy dò thu nhận làn sóng âm thanh dội lại sẽ cho thấy hình thể các cấu trúc trong khoang bụng dưới kể cả hạch bạch huyết sưng trướng -Quang tuyến phổi: tìm dấu vết ung thư lan đến phổi.
- -CT scan: chụp hình ảnh các cấu trúc bên trong khoang bụng. Bệnh nhân có thể được chích “thuốc nhuộm” để làm rõ hơn hình ảnh. Các hình ảnh này cho thấy ung thư đã lan đến các cấu trúc khác hay chưa. Bác sĩ có thể dùng các thử nghiệm khác như MRI để định kỳ. Đôi khi việc định kỳ ung thư chỉ hoàn tất sau khi giải phẫu cắt bỏ khối u. Ung thư ruột già trực tràng được định kỳ như sau: -Giai Đoạn 0 (Stage 0): ung thư chỉ xuất hiện ngay tại màng lót ruột già hoặc trực tràng, còn có tên là carcinoma in situ. -Giai Đoạn (Stage) I: ung thư lậm đến nhưng chưa qua thấu thành ruột già hoặc trực tràng. -Giai Đoạn (Stage) II: ung thư ăn sâu qua thành ruột già hoặc trực tràng, có thể lan đến cấu trúc chung quanh nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết. -Giai Đoạn (Stage) III: ung thư đã lan đến hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa đến các bộ phận khác. -Giai Đoạn (Stage) IV: ung thư đã lan đến các bộ phận khác như gan hoặc phổi. -Tái phát (Recurrence): ung thư tái phát sau khi đã chữa trị, bệnh tái phát có thể tại ruột già, trực tràng hoặc các bộ phận khác.
- Trị liệu Bệnh nhân thường muốn tham dự, tự quyết định chương trình trị liệu nên muốn biết rõ về căn bệnh cũng như các cách chữa trị hiện hành. Tuy nhiên sự xúc động, kinh hoàng sau khi chẩn bệnh sẽ khiến người bệnh tê liệt tâm thần và khó thu nhận những dữ kiện cần thiết để đặt câu hỏi. Vì vậy bệnh nhân nên sửa soạn một danh sách những điều muốn biết trước khi gặp bác sĩ. Để ghi nhận và nhớ những dữ kiện đã được thảo luận, bệnh nhân có thể dùng máy ghi âm hoặc đi khám bệnh với thân nhân, người thân có thể giúp bạn ghi chép, hoặc chỉ lắng nghe. Bạn không cần hỏi tất cả mọi câu hỏi trong một lần mà có thể hỏi nhiều lần, đặt câu hỏi với bác sĩ, với điều dưỡng, hoặc những chuyên viên chăm sóc sức khỏe khác. Bác sĩ có thể giới thiệu hoặc chính bạn có thể yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một chuyên gia có kinh nghiệm chữa trị loại bệnh này như bác sĩ chuyên về bệnh tiêu hóa, (gastroenterologists), bác sĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên về ung thư (medical oncologists), bác s ĩ chuyên về xạ trị (radiation oncologists). Bạn có thể được chữa trị bởi một nhóm chuyên viên gồm nhiều bác sĩ chuyên môn. Ý kiến thứ nhì
- Trước khi bắt đầu việc chữa trị, bạn có thể tham khảo một bác sĩ khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này nếu bạn hoặc bác sĩ yêu cầu. Bạn nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các cách chữa trị khác nhau, bác s ĩ giải phẫu gan-mật, bác sĩ chuyên về xạ trị, và bác sĩ chuyên về ung thư. Bạn cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, bạn có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa. Những phương cách trị liệu Việc lựa chọn cách trị liệu tùy thuộc vào vị trí của khối u tại ruột già hoặc trực tràng và thời kỳ của ung thư. Cách chữa trị có thể là giải phẫu, hóa chất, sinh hóa tố hoặc xạ trị. Một số bệnh nhân được chữa trị bằng nhiều cách kể trên.
- Ung thư ruột già đôi khi được chữa trị khác với ung thư trực tràng. Bác sĩ có thể mô tả việc chữa trị, hiệu quả có thể đạt được. Bệnh nhân và bác sĩ thảo luận để chọn lựa và quyết định cách chữa trị. Chữa trị ung thư có thể tại chỗ (local) hoặc toàn thân (systemic) 1) Chữa trị tại chỗ (local therapy): Giải phẫu và xạ trị là phương cách chữa trị tại chỗ. Bác sĩ cắt bỏ hoặc hủy diệt khối u tại ruột già hoặc trực tràng. Khi ung thư ruột già trực tràng lan đến những bộ phận khác trong cơ thể, cách chữa trị tại chỗ vẫn có thể được dùng để chữa trị tại vị trí cần thiết. 2) Chữa trị toàn thân (Systemic therapy): Hóa chất và sinh hóa tố trị liệu là các cách chữa trị toàn thân. Thuốc vào thân thể luân lưu qua máu và hủy diệt tế bào ung thư trong khắp cơ thể. Việc chữa trị ung thư thường gây hư hoại cho những tế bào khỏe mạnh, thường có phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng và không giống nhau cho tất cả mọi người, lần chữa trị này so với lần chữa trị khác. Trước khi chữa trị, bác sĩ sẽ giải thích việc phản ứng phụ có thể xảy ra và cách ngăn ngừa. Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư, supportive care (tạm dịch là “chữa trị phụ” nhằm giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe, chịu đựng những phản ứng phụ, biến chứng từ việc chữa trị chính) cũng được sử dụng để giúp bệnh
- nhân dễ chịu hơn. Tin tức về việc chữa trị được đăng tải trên trang nhà của Viện Ung Thư Quốc Gia www.cancer.gov/cancertopics/coping, và hoặc LiveHelp 1 Information Specialists at 1-800-4-CANCER (http://www.cancer.gov/help). Bạn có thể thảo luận với bác sĩ về thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu cách chữa trị mới. Xem thêm phần Thử nghiệm Lâm Sàng dưới đây. Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc trị liệu: -Tôi bị ung thư ở thời kỳ nào? Ung thư đã lan chưa? -Có những cách chữa trị nào cho căn bệnh của tôi? Bác sĩ nghĩ rằng cách trị liệu nào thích hợp nhất? Lý do? -Tôi có được chữa trị bằng nhiều phương cách hay không? -Lợi ích của mỗi cách chữa trị này là những gì? -Phản ứng phụ và những rủi ro của mỗi cách chữa trị này bao gồm những gì? Ta có thể giảm thiểu phản ứng phụ hay không? -Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? -Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu? -Việc chữa trị có tốn kém lắm không? Bảo hiểm của tôi có trang trải những phí tổn này không?
- -Bác sĩ có thể giới thiệu một bác sĩ chuyên môn khác cho tôi xin ý kiến thứ nhì không? -Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không? -Sau khi trị liệu, tôi có phải khám bệnh đình kỳ thường xuyên không? Giải phẫu Gỉai phẫu là cách chữa trị thông thường nhất cho ung thư ruột già trực tràng. -Nội soi toàn ruột già (Colonoscopy): Một polyp độc tính có thể được cắt bỏ từ ruột già hoặc trực tràng qua dụng cụ nội soi. Khối u nhỏ cũng có thể được cắt bỏ từ hậu môn mà không cần dùng dụng cụ nội soi. -Nội soi khoang bụng (Laparoscopy): Khối u nhỏ có thể được cắt bỏ qua dụng cụ nội soi đưa vào khoang bụng, một ống nhỏ đầu ống là đèn, kính hiển vi và dao mổ. Sau khi cắt 3-4 vết cắt nhỏ, bác sĩ chuyển dụng cụ vào khoang bụng để quan sát trực tiếp khối u và các bộ phận lân cận. Khối u và một phần của ruột già được cắt bỏ. Hạch bạch huyết lân cận cũng được cắt bỏ. -Giải Phẫu: Bác sĩ mổ khoang bụng để cắt bỏ khối u, một phần ruột già hoặc trực tràng và hạch bạch huyết. Bác sĩ tìm kiếm dấu vết lan tràn của ung thư tại ruột non và gan.
- Khi một phần ruột già hoặc trực tràng bị cắt bỏ, bác sĩ cần “nối” những phần còn lại với nhau. Đôi khi, việc “nối” kết này không thể thực hiện,, bác sĩ mở một lối để thải chất phế thải ra ngoài cơ thể. Lỗ hổng này gọi là “stoma”, nối phần ruột còn lại với lỗ hổng thoát chất phế thải. Cuộc giải phẫu chế tạo lỗ hổng stoma có tên là “colostomy”. Một túi nhựa bọc quanh lỗ hổng để chứa phân và dán vào màng bụng. Túi chứa phân đặt tại bụng thường có tính cách giai đoạn trừ một số trường hợp ngoại lệ. Cho đến khi ruột già hoặc trực tràng lành lặn sau khi mổ, bác sĩ sẽ “nối các phần ruột lại với nhau và vá lại lỗ hổng. Một số nhỏ bệnh nhân bị ung thư tại phần cuối của ruột già hoặc trực tràng sẽ cần dùng lỗ hổng tháo phân suốt đời. Lỗ hổng tháo phân thường gây đau rát da bụng. Bác sĩ, y tá và chuyên viên có thể giúp bệnh nhân chăm sóc túi phân, ngừa nhiễm trùng và bớt đau rát da. Thời gian cần thiết để phục hồi không đồng nhất cho mọi bệnh nhân, một vài ngày hậu giải phẫu là thời gian chịu đau đớn và thuốc men được dùng để giảm đau. Trước khi mổ, nên thảo luận với bác sĩ và y tá về cách giảm đau. Thuốc men có thể gia giảm để làm dịu cơn đau hậu giải phẫu.
- Bệnh nhân sẽ mệt mỏi, mất sức trong một thời gian ngắn. Đôi khi giải phẫu gây táo bón hoặc tiêu chảy. Bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu về xuất huyết, nhiễm trùng để kịp thời chữa trị. Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi giải phẫu: • Cách giải phẫu nào bác sĩ sẽ thực hiện cho tôi? • Tôi sẽ ra sao sau khi mổ? Bác sĩ có cần đặt túi chứa phân không? Nếu cần thì tôi sẽ phải giữ túi này bao nhiêu lâu? • Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì? • Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu? • Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không? • Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường Hóa chất trị liệu Hoá chất là những dược phẩm diệt tế bào ung thư. Thuốc vào máu, luân lưu khắp cơ thể và ảnh hưởng đến tế bào ung thư ở mọi nơi trong cơ thể, thuốc được truyền qua tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể được chữa trị tại trung tâm Y Tế, tại văn phòng bác sĩ, hoặc tại nhà. Đôi khi, bệnh nhân cần được chữa trị tại bệnh viện.
- Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng, thường thấy là buồn nôn, ói mửa, giảm sự thèm ăn, nhức đầu, sốt, nóng lạnh, và mệt mỏi. Một vài loại thuốc làm giảm hồng cầu (gây mệt mỏi), tiểu cầu (dễ xuất huyết), và bạch cầu (dễ nhiễm trùng). Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân để tìm kiếm các dấu hiệu kể trên hầu chữa trị kịp thời. Chữa trị hóa chất có thể gây lột da trên lòng bàn tay hoặc gan bàn chân rất đau đớn khó chịu. Bác sĩ có thể giúp cách giảm những phản ứng phụ. Hầu hết mọi phản ứng phụ sẽ tiết giảm khi việc chữa trị chấ m dứt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung Thư Ruột Già
4 p | 216 | 36
-
Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
7 p | 114 | 15
-
Phòng ngừa ung thư đường ruột
6 p | 160 | 14
-
Bệnh ung thư ruột
5 p | 123 | 10
-
Sữa chua giảm nguy cơ ung thư
3 p | 51 | 7
-
Tài liệu: Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
9 p | 75 | 6
-
Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 3
11 p | 58 | 4
-
Coi chừng với giảm cân, chán ăn
3 p | 86 | 4
-
Quả tươi không thể thay thế được rau xanh
2 p | 54 | 4
-
Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 1
10 p | 81 | 3
-
Nguyên nhân Ung Thư Ruột Già
12 p | 68 | 3
-
Những người không nên uống sữa hàng ngày
5 p | 85 | 3
-
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 2
10 p | 99 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn