Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 3
lượt xem 4
download
Sinh hóa tố trị liệu Một số bệnh nhân bị ung thư ruột già trực tràng đã lan xa được chữa trị với monclonal antibody, một loại sinh hóa tố. Monclonal antibody "bám" vào tế bào ung thư, ức chế sự tăng trưởng của tế bào và ngăn sự lan tràn của ung thư. Bệnh nhân được chữa trị qua cách truyền thuốc qua tĩnh mạch tại văn phòng bác sĩ, trung tâm Y Khoa hay bệnh viện. Đôi khi bác sĩ cũng dùng hóa chất chung với sinh hóa tố trị liệu. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 3
- Ung thư Ruột Già và trực tràng Phần 3 Sinh hóa tố trị liệu Một số bệnh nhân bị ung thư ruột già trực tràng đã lan xa được chữa trị với monclonal antibody, một loại sinh hóa tố. Monclonal antibody "bám" vào tế bào ung thư, ức chế sự tăng trưởng của tế bào và ngăn sự lan tràn của ung thư. Bệnh nhân được chữa trị qua cách truyền thuốc qua tĩnh mạch tại văn phòng bác sĩ, trung tâm Y Khoa hay bệnh viện. Đôi khi bác sĩ cũng dùng hóa chất chung với sinh hóa tố trị liệu. Trong lúc chữa trị, những chuyên viên sẽ theo dõi kỹ lưỡng các dấu vết của biến chứng như dị ứng. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại sinh hóa tố sử dụng, và có thể bao gồm nổi mề đay, sốt, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, huyết áp lên xuống, xuất huyết và khó thở. Những phản ứng phụ này giảm cường độ sau lần chữa trị đầu tiên. Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất hoặc sinh hóa tố:
- -Ung thư ở thời kỳ nào? Đã lan xa chưa? Tôi sẽ được chữa trị bằng những thứ thuốc nào? -Tôi có cần thử nghiệm để biết có thể giải phẫu không? -Tôi sẽ được chữa trị tại đâu? -Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi chữa trị? -Mục đích của việc chữa trị là gì? Có nhiều cách chữa để tôi chọn lựa không? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? -Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? -Có cách nào phòng ngừa không? -Việc chữa trị sẽ tốn bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí không? Có cuộc thử nghiệm lâm sàng nào hợp với bệnh trạng của tôi không? Xạ trị Xạ trị là cách chữa trị dùng tia phóng xạ để diệt trừ ung thư tại một vị trí nhất định. Bác sĩ dùng nhiều loại xạ trị để chữa ung thư. Đôi khi bệnh nhân được chữa trị bằng hai loại: 1) Ngoại xạ trị: Nguồn phóng xạ đến từ một máy phát xạ, thường sử dụng nhất là loại máy có tên Linear accelerator. Hầu hết mọi bệnh nhân đến bệnh viện, trung tâm y tế để chữa trị, 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần lễ.
- 2) Nội xạ trị: (implant hoặc brachytherapy): Tia phóng xạ đến từ nguồn phóng xạ đặt bên trong cơ thể tại khối u hoặc vùng lân cận. Bệnh nhân được chữa trị tại bệnh viện và nguồn phóng xạ được giữ trong cơ thể nhiều ngày cho đến khi rời bệnh viện. Đôi khi xạ trị được dùng trong khi giải phẫu gọi là intraoperative radiation therapy. Phản ứng phụ tùy thuộc vào lượng và loại xạ trị. Ngoại xạ trị đến ngực và bụng thường gây rát cổ, khó nuốt hoặc đau đớn tại vùng bụng. Xạ trị tại khoang bụng thường gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tiêu ra máu hoặc cảm giác cần đi tiêu liên tục. Đôi khi xạ trị cũng gây những khó khăn về tiết niệu như khó tiểu tiện. Da có thể trở nên đỏ rát, khô và đau đớn. Hậu môn có thể sưng đỏ. Bác sĩ có thể dùng thuốc men để làm giảm các triệu chứng kể trên. Vùng da nơi chiếu xạ trị sẽ đỏ rát, khó chịu. Hiếm khi xạ trị tại ngực gây hư hoại phổi, tim hoặc cột sống. Bệnh nhân thường rất mệt mỏi trong khi xạ trị, nhất là những tuần lễ sau chót của cuộc chữa trị. Sự mệt mỏi mất sức sẽ kéo dài nhiều tuần lễ sau đó. Nghỉ ngơi, dưỡng sức là việc quan trọng nhưng bác sĩ thường cổ võ việc vận động cơ thể càng nhiều càng tốt.
- Bạn có thể tìm đọc thêm chi tiết trong tập tài liệu Radiation Therapy and You của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị: -Tại sao tôi cần loại chữa trị này? -Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi? Cả hai loại xạ trị có cần thiết không? -Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? Chữa trị bao nhiêu lần? -Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi có cần vào bệnh viện không? Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị? -Tôi có thể tự đến nơi chữa trị hay không? -Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không? -Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không? Chữa trị ung thư ruột già Hầu hết mọi bệnh nhân bị ung thư ruột già được chữa trị bằng giải phẫu. Một số đuọc chữa trị bằng giải phẫu và cả hóa chất. Một số khác được được chữa trị bằng sinh hóa tố. Túi chứa phân ở bụng ít khi cần thiết cho bệnh nhân bị ung thư ruột già.
- Xạ trị ít khi được sử dụng, chỉ dùng để giảm đau và giảm các triệu chứng khác. Chữa trị ung thư trực tràng Tất cả mọi giai đoạn của ung thư trực tràng đều được chữa trị bằng giải phẫu. Một số bệnh nhân được chữa bằng giải phẫu, xạ trị và cả hóa chất, những giai đoạn cuối, ung thư trực tràng được chữa bằng sinh hóa tố. Khoảng 15% bệnh nhân cần đặt túi chứa phân ở bụng suốt đời. Xạ trị có thể dùng trước hoặc sau khi giải phẫu. Một số bệnh nhân dùng xạ trị tiền giải phẫu để thu nhỏ khối u,người khác dùng xạ trị hậu giải phẫu để diệt ung thư còn sót lại. Bệnh nhân có thể dùng xạ trị trong khi giải phẫu hoặc dùng xạ trị để giảm đau và giảm các triệu chứng gây ra bởi ung thư. Dinh dưỡng Dinh dưỡng rất quan trọng trong mọi giai đoạn, trước khi, trong khi và sau khi chữa trị ung thư. Bệnh nhân cần một lượng đầy đủ calorie, protein, sinh tố, và khoáng chất. Khi cơ thể được bồi bổ đúng mức, bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống vì nhiều nguyên nhân, mệt mỏi, biếng ăn hoặc khó nuốt thức ăn. Khi dùng hóa chất
- trị liệu, bệnh nhân có thể không c òn nếm được thức ăn, hoặc cho rằng thức ăn không còn hương vị, thơm ngon như trước. Bệnh nhân cũng có thể chịu các phản ứng phụ như biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy. Có nhiều cách để bồi bổ cơ thể khi không thể ăn uống đầy đủ. Hãy thảo luận với chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietitian) để chọn cách dinh dưỡng thích hợp với đầy đủ calorie, protein, vitamins, và minerals. Khi có thể, nên duy trì sự hoạt động, đi bộ, yoga, bơi lội hoặc những hoạt động khác có thể gia tăng năng lực. Nên thảo luận với bác sĩ về việc vận động cơ thể và báo cho bác sĩ biết khi việc vận động gây đau đớn. Phục hồi Phục hồi là một phần quan trọng của việc chữa trị ung thư, bác sĩ và các chuyên viên y tế sẽ cố gắng giúp bệnh nhân phục hồi càng sớm càng tốt. Nếu bạn có túi chứa phân tại bụng, sẽ cần học cách tự chăm sóc, bác sĩ, y tá và các chuyên viên có thể giúp đỡ bạn. Thông thường trước khi rời bệnh viện, chuyên viên y tế sẽ chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc túi phân, cách sinh hoạt hàng ngày kể cả việc giao hợp. Họ cũng có thể giới thiệu bạn với những nhóm hỗ trợ. Thăm bệnh định kỳ
- Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng, các loại thử nghiệm như thử máu, chụp hình phổi, CT scan, nội soi hoặc những loại thử nghiệm khác. Báo cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ. Cách chữa trị phụ thuộc (complementary treatment) Bệnh nhân thường muốn hồi sức nhanh chóng, bệnh nhân bị ung thư thường cho rằng các cách chữa trị phụ giúp họ dễ chịu hơn. Cách chữa trị phụ thuộc này dùng chung với các cách chữa trị theo truyền thống y học Âu Mỹ. Châm cứu, thoa bóp, dược thảo, sinh tố hoặc cách ăn uống đặc biệt ... là những cách chữa trị phụ. Thảo luận với bác sĩ trước khi thử các cách chữa trị phụ. Những thứ có vẻ an toàn như trà dược thảo có thể thay đổi tác dụng của thuốc men, và sự thay đổi này có thể gây hiệu quả trầm trọng. Những cách chữa trị khác có thể gây biến chứng cho bệnh nhân. Trước khi thử các cách chữa trị phụ thuộc, bạn có thể hỏi bác sĩ: -Cách chữa trị này hiệu quả như thế nào? Có những rủi ro gì?
- -Lợi ích có hơn rủi ro không? -Phản ứng phụ là những gì? -Cách chữa trị này có thay đổi việc trị trị liệu đang diễn tiến không? -Có thử nghiệm lâm sàng nào về cách chữa trị này không? -Phí tổn là bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả không? -Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một phuong cách chữa trị phụ thuộc nào không? Những nguồn hỗ trợ Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu. Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm
- hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua bạn hữu, thân nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác. Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà… Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện thoại, hoặc qua internet. Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin tức, tài liệu liên quan đến ung thư. Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan trọng về cách trị liệu hữu hiệu nhất.
- Những tìm hiểu khoa học đã tạo được nhiều lợi ích, giúp con người sống lâu hơn, và khoa học tiếp tục tìm kiếm. Các chuyên gia đang tìm kiếm phương pháp ngăn ngừa ung thư, cách tìm ra bệnh sớm hơn, cũng như cách trị liệu hiệu quả hơn. Thử nghiệm về cách ngừa bệnh Việc nghiên cứu đang diễn tiến để tìm hiểu xem cách ăn uống đặc biệt nào đó có thể giúp ngừa ung thư ruột già. Thí dụ như việc dùng sinh tố D và calcium, selenium, và dược phẩm celecoxib trong bệnh nhân bị polyp. Thử nghiệm về cách truy tìm và chẩn bệnh Các chuyên gia đang thử nghiệm cách truy tìm mới để tìm kiếm polyp và ung thư ruột già như phương thức virtual colonoscopy. Đây là một loại CT scan ruột già, chụp hình bên trong ruột già. Thử nghiệm về cách chữa trị Các chuyên gia đang thử nghiệm các hóa chất và sinh hóa tố trị liệu. Họ tìm hiểu kiếm các loại thuốc mới, các cách dùng chung nhiều loại thuốc, và luọng thuốc mới. Ngoài ra các chuyên gia cũng tìm cách tiết giảm phản ứng phụ của việc trị liệu. Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ có phần tin tức về thử nghiệm lâm sàng: h*tp://www.cancer.gov/clinicaltrials. Tại đây ngoài các tin
- tức về thử nghiệm còn có những chi tiết về các cuộc thử nghiệm lâm sàng về ung thư. Nguồn tài liệu, tin tức từ viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Bạn có thể lấy tin tức cho chính mình, thân nhân hoặc bác sĩ của mình. Điện thoại (miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ): 1-800-4-CANCER (1- 800-422-6237). Điện thoại dành cho những người lãng tai: 1-800-332-8615 Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp tin tức về cách ngăn ngừa ung thư, truy tìm, chẩn đoán, chữa trị, di tính học, thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra còn có những dữ kiện về các chương trình khảo cứu, chương trình tài trợ và cả thống kê về ung thư.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung Thư Ruột Già
4 p | 216 | 36
-
Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
7 p | 114 | 15
-
Phòng ngừa ung thư đường ruột
6 p | 160 | 14
-
Bệnh ung thư ruột
5 p | 123 | 10
-
Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 2
10 p | 70 | 9
-
Sữa chua giảm nguy cơ ung thư
3 p | 51 | 7
-
Tài liệu: Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
9 p | 75 | 6
-
Coi chừng với giảm cân, chán ăn
3 p | 86 | 4
-
Quả tươi không thể thay thế được rau xanh
2 p | 54 | 4
-
Nguyên nhân Ung Thư Ruột Già
12 p | 68 | 3
-
Những người không nên uống sữa hàng ngày
5 p | 85 | 3
-
Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 1
10 p | 81 | 3
-
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 2
10 p | 99 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn