Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 1
lượt xem 3
download
Ruột gìa và trực tràng là những cấu trúc trong bộ phận tiêu hóa. Những cấu trúc này tạo thành một ống cơ trơn gọi chung là ruột già, Anh ngữ là “large intestine” hay “large bowel”. Ruột già dài 120 -150 cm, phần còn lại là trực tràng, dài 10- 15cm. Thức ăn tiêu hóa (một phần) được chuyển xuống ruột già từ ruột non. Ruột già thu nhận nước và chất dinh dưỡng từ thực phẩm và chuyển hóa phần còn lại thành chất phế thải (phân). Phân được đẩy xuống trực tràng và bài tiết khỏi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 1
- Ung thư Ruột Già và trực tràng Phần 1 Ruột gìa và trực tràng là những cấu trúc trong bộ phận tiêu hóa. Những cấu trúc này tạo thành một ống cơ trơn gọi chung là ruột già, Anh ngữ là “large intestine” hay “large bowel”. Ruột già dài 120 -150 cm, phần còn lại là trực tràng, dài 10- 15cm. Thức ăn tiêu hóa (một phần) được chuyển xuống ruột già từ ruột non. Ruột già thu nhận nước và chất dinh dưỡng từ thực phẩm và chuyển hóa phần còn lại thành chất phế thải (phân). Phân được đẩy xuống trực tràng và bài tiết khỏi cơ thể qua hậu môn (the anus). Hiểu biết căn bản về ung thư Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành bộ phận. Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể
- trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối u“, bướu hay "tumor“. Khối u (bướu) có thể "lành“ (benign) hoặc "độc“ (malignant). Bướu lành thường không độc hại như bướu độc. Bướu lành: - Ít khi gây tử vong - Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ - Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận - Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể Bướu độc: - Có thể gây tử vong - Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị - Có thể ăn lậm đến các mô lân cận - Lan ra các bộ khác Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể.
- Tế bào ung thư có thể “bám“ vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối u mới hay khối ung thư thứ phát (secondary tumor), có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sự lan tràn của tế bào ung thư gọi là “metastasis“. Khi ung thư lan ra bên ngoài ruột già trực tràng, tế bào ung thư thường xuất hiện tại hạch bạch huyết lân cận. Điều này có nghĩa là ung thư có thể đã lan ra những hạch bạch huyết khác ở xa hơn hoặc các bộ phận khác. Ung thư ruột già trực tràng thường lan đến gan. Khi ung thư lan xa, khối u mới có cùng loại tế bào ung thư như khối u nguyên thủy. Thí dụ khi ung thư ruột già trực tràng lan đến gan, thì khối u tại đây là các tế bào ung thư ruột già trực tràng, không phải ung thư gan. Vì vậy sẽ được chữa trị như ung thư ruột già trực tràng. Khối u mới được gọi là khối u thứ phát. Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột già trực tràng Ta chưa rõ nguyên nhân của loại ung thư này. Bác sĩ không thể giải thích tại người này bị ung thư mà kẻ khác không bị. Tuy nhiên ung thư ruột già trực tràng không phải là bệnh truyền nhiễm, không lan từ người nọ sang người kia. Những người có các yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư không hẳn là sẽ bị ung thư. Các yếu tố này bao gồm:
- - Tuổi trên 50: ung thư ruột già trực tràng xuất hiện ở tuổi trung niên; 90% người bị bệnh là những người trên 50 tuổi, trung bình là 72 tuổi. - Bị polyps tại ruột già trực tràng: Polyps là những “túi” mọc ra từ màng lót ruột già hoặc trực tràng, thường thấy ở những người trên 50 tuổi. Hầu hết polyp không nguy hại, nhưng đôi khi loại adenomas có thể trở thành ung thư. Truy tìm và cắt bỏ polyp sẽ giảm nguy cơ gây ung thư. - Thân nhân bị ung thư ruột già trực tràng: Thân nhân (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) bị ung thư ruột già trực tràng, nhất là khi còn trẻ, là một yếu tố quan trọng. - Biến thái di thể: Sự biến thái của một số di thể có thể dẫn đến ung thư ruột già trực tràng. - Hereditary nonpolyposis colon cancer (HNPCC) là một loại ung thư ruột già trực tràng di truyền thường thấy nhất, khoảng 2% các ca ung thư ruột già trực tràng, do sự biến thái của di thể HNPCC. Tuổi trung bình là 44 khi tìm ra bệnh. - Familial adenomatous polyposis (FAP) là một chứng bệnh di truyền rất hiếm, với hàng trăm polyp xuất hiện tại ruột già và trực tràng. Bệnh này do sự biến thái của di thể có tên APC. Trừ khi được chữa trị đúng mức,
- chứng FAP thường dẫn đến ung thư vào tuổi 40. Chứng bệnh này chiếm 1% trong số các ca ung thư ruột già trực tràng. Thân nhân của bệnh nhân bị HNPCC hoặc FAP nên thử nghiệm di thể để tìm dấu vết của sự biến thái. Những người có dấu hiệu biến thái di thể sẽ cần thay đổi cách sống để giảm nguy cơ hoặc sẽ được chữa trị bằng cách cắt bỏ một phần hoặc toàn thể ruột già trực tràng. - Bị ung thư trong quá khứ: ung thư ruột già trực tràng có thể xảy ra lần thứ nhì (tái phát). Phụ nữ bị ung thư buồng tứng, tử cung hoặc vú có nguy cơ bị ung thư ruột già trực tràng cao hơn những người khác. - Bị viêm ruột già (Ulcerative colitis) hoặc bị chứng bệnh Crohn's: Người bị viêm ruột già (như ulcerative colitis hoặc Crohn) nhiều năm có nguy cơ bị ung thư cao hơn. - Cách ăn uống: Thực phẩm nặng chất béo (mỡ động vật) và ít calcium, folate, chất xơ gia tăng nguy cơ bị ung thư. Một vài cuộc nghiên cứu cho rằng thức ăn ít trái cây rau có cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư. Đây là những điều cần được theo dõi và thử nghiệm kỹ lưỡng hơn trước khi có kết luận vững chắc. - Hút thuốc lá
- Ung thư ruột già trực tràng có thể tái phát nên điều quan trọng là nên đi khám bệnh định kỳ. Thân nhân người bệnh cũng nên đi khám bệnh định kỳ để theo dõi dấu vết ung thư cho chính họ. Nếu lo âu về ung thư và muốn thử nghiệm, nên thảo luận với bác sĩ của mình. Hãy đọc phần “Truy Tìm” để biết thêm về các loại thử nghiệm tìm kiếm polyp và ung thư ruột già trực tràng. Truy tìm Việc truy tìm giúp bác sĩ nhận diện polyp và ung thư sớm hơn trước khi có triệu chứng. Cắt bỏ polyp có thể ngăn ngừa ung thư và việc tìm thấy bệnh sớm sẽ giúp chữa trị hiệu quả hơn. Để tìm polyp hoặc dấu vết ung thư ruột già trực tràng: 1) Những người 50 trở lên cần khám bệnh và thử nghiệm. 2) Những người có các yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư nên thử nghiệm dù chưa đến tuổi 50, nên thảo luận với bác sĩ về loại thử nghiệm, loại nào hữu hiệu hơn và lợi ích ra sao. Những loại thử nghiệm sau có thể dùng để tìm kiếm polyp và ung thư hoặc những sự bất thường. Bác sĩ có thể giải thích thêm về mỗi loại thử nghiệm:
- - Máu trong phân (Fecal occult blood test, FOBT): Đôi khi ung thư hoặc polpy xuất huyết, và loại thử nghiệm này sẽ cho thấy dấu hiệu của máu trong phân. Khi thấy máu, ta sẽ cần tìm nguồn gốc; chứng trĩ tại trực tràng cũng gây xuất huyết và đây là chứng bệnh dễ chữa. - Nội soi ruột già phần dưới (Sigmoidoscopy): Bác sĩ quan sát bên trong trực tràng và phần dưới của ruột già qua dụng cụ nội soi. Đây là một ống mềm, đầu có đèn và kính hiển vi có tên là “sigmoidoscope”. Khi thấy polyp, bác sĩ sẽ cắt bỏ, tiểu phẫu này gọi là polypectomy. - Nội soi ruột già phần trên (Colonoscopy): Bác sĩ quan sát bên trong trực tràng và toàn thể ruột già qua dụng cụ nội soi. Đây là một ống mềm, đầu có đèn và kính hiển vi có tên là “colonoscopy”. Khi thấy polyp, bác sĩ sẽ cắt bỏ. - Double-contrast barium enema: bệnh nhân uống dung dịch barium, sau đó bác sĩ bơm không khí vào trực tràng và chụp quang tuyến, barium và không khí sẽ giúp nhận hình thể ruột già và trực tràng rõ hơn, và do đó polyp hoặc khối u sẽ rõ ràng hơn. - Khám hậu môn (Digital rectal exam): Bác sĩ khám hậu môn tìm dấu vết các khối u, đây là phần khám bệnh bệnh thông thường.
- - Virtual colonoscopy: Cách thử nghiệm này đang được khảo sát, chưa được sử dụng rộng rãi. Xem thêm phần “Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu”. Bạn có thể tìm đọc thêm tài liệu "Colorectal Cancer Screening: Questions and Answers" của Viện Ung Thư Quốc Gia. Bạn có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi sau: -Bác sĩ đề nghị loại thử nghiệm nào cho tôi? Tại sao? -Loại thử nghiệm này tốn bao nhiêu tiền? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí này không? -Thử nghiệm này có đau đớn không? -Bao nhiêu lâu thì có kết quả? Triệu chứng Triệu chứng thông thường nhất của ung thư ruột già trực tràng là sự thay đổi về đại tiện. Những triệu chứng khác bao gồm: -Tiêu chảy hoặc táo bón -Cảm giấc “đầy” sau khi đại tiện -Máu (đỏ tươi hoặc máu bầm) trong phân -Phân có kích thước nhỏ hơn bình thường -Đau bụng, đầy hơi, khó chịu
- -Xuống ký lô mà không có nguyên nhân -Mệt mỏi, mất sức -Buồn nôn và ói mửa Những triệu chứng này xuất hiện trong những căn bệnh khác không chỉ ung thư, do đó nên đi khám bệnh để định rõ nguyên nhân càng sớm càng tốt. Ung thư lúc khởi đầu thường không gây đau đớn, đi khám bệnh sớm, đừng chờ cho đến khi đau đớn Chẩn bệnh Nếu kết quả thử nghiệm cho thấy dấu vết ung thư hoặc có triệu chứng, bác sĩ cần tìm kiếm nguyên nhân và định bệnh rõ ràng. Ngoài việc lập bệnh sử, đặt câu hỏi, bác sĩ sẽ khám bệnh và thử nghiệm, dùng các loại thử nghiệm mô tả trong phần Truy Tìm. Nếu kết quả thử nghiệm bình thường, không cần chữa trị nhưng bác sĩ có thể muốn khám bệnh định kỳ để theo dõi bệnh trạng. Nếu kết thử nghiệm cho thấy polyp, cần làm sinh thiết (trích mô) để tìm dấu vết ung thư. Thông thường, bác sĩ có thể trích mô khi làm nội soi, và bác sĩ Bệnh Lý (pathologist) sẽ quan sát mô dưới kính hiển vi để tìm dấu vết của sự bất thường trong các tế bào.
- Bạn có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): -Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao? -Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô? -Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? -Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? -Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu? -Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung Thư Ruột Già
4 p | 216 | 36
-
Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
7 p | 114 | 15
-
Phòng ngừa ung thư đường ruột
6 p | 160 | 14
-
Bệnh ung thư ruột
5 p | 123 | 10
-
Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 2
10 p | 70 | 9
-
Sữa chua giảm nguy cơ ung thư
3 p | 51 | 7
-
Tài liệu: Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
9 p | 75 | 6
-
Ung thư Ruột Già và trực tràng - Phần 3
11 p | 58 | 4
-
Coi chừng với giảm cân, chán ăn
3 p | 86 | 4
-
Quả tươi không thể thay thế được rau xanh
2 p | 54 | 4
-
Nguyên nhân Ung Thư Ruột Già
12 p | 68 | 3
-
Những người không nên uống sữa hàng ngày
5 p | 85 | 3
-
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 2
10 p | 99 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn