Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
lượt xem 15
download
Ung thư (UT) đại trực tràng (ĐTT) hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do tại sao nếu bạn ở trong hạn tuổi này thì nhât thiết phải đi siêu âm nội soi ĐTT để có những phát hiện kịp thời. UT ĐTT là gì? Đại tràng (ruột già) và trực tràng (ruột cùng, ruột kết, ruột thẳng) là những bộ phận của ruột. Những bộ phận này giúp tống xuất những thành phần phế thải từ thức ăn. Giống như những bộ phận khác trong cơ thể, ruột già và ruột cùng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
- Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày Ung thư (UT) đại trực tràng (ĐTT) hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do tại sao nếu bạn ở trong hạn tuổi này thì nhât thiết phải đi siêu âm nội soi ĐTT để có những phát hiện kịp thời.
- UT ĐTT là gì? Đại tràng (ruột già) và trực tràng (ruột cùng, ruột kết, ruột thẳng) là những bộ phận của ruột. Những bộ phận này giúp tống xuất những thành phần phế thải từ thức ăn. Giống như những bộ phận khác trong cơ thể, ruột già và ruột cùng được cấu tạo bởi những khối xây dựng tí hon được gọi là tế bào. Y như những viên gạch khối xây nhà, tế bào xây dựng lên cơ thể của chúng ta. Nhưng đôi khi những tế bào mọc vượt quá tầm kiểm soát, chúng sẽ trở thành tế bào UT. UT bắt đầu ở ruột già hay ruột cùng thì gọi là UT ĐTT đôi khi gọi là UT ruột già. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm UT ĐTT Bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ khi bệnh UT đã ở giai đoạn muộn, thường là có các dấu hiệu lâm sàng đã biểu hiện 1 - 2 tháng trước đó và bệnh nhân thường chủ quan nghĩ đó là do nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt đối với UT ĐTT, và điều này thực sự cần thiết cho việc điều trị đạt kết quả cao. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về lợi ích của việc kiểm soát UT ĐTT. Có thể phát hiện UT ĐTT nhờ những xét nghiệm cơ bản, nội soi ĐTT. Một số các kỹ thuật chẩn đoán khác để hỗ trợ phát hiện polip đường tiêu hóa bao gồm nội soi đại tràng sigma, chụp phim CT có bơm thuốc cản quang vào đại tràng... Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị UT ĐTT
- UT ĐTT rất phổ biến. Có người nghĩ rằng chỉ có nam giới bị chứng UT ĐTT. Nhưng nữ giới cũng bị chứng bệnh này. Cơ hội mắc bệnh tăng lên theo số tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% người bị bệnh là những người trên 50 tuổi, trung bình là 72 tuổi. Ngoài ra còn có những yếu tố sau: - Bị polyp tại ĐTT: hầu hết polyp không nguy hại, nhưng đôi khi có thể trở thành UT. Truy tìm và cắt bỏ polyp sẽ giảm nguy cơ gây UT. - Thân nhân bị UT ĐTT: thân nhân (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) bị UT ĐTT, nhất là khi còn trẻ, là một yếu tố quan trọng. - Biến thái di thể: sự biến thái của một số di thể có thể dẫn đến UT ĐTT. - Bị viêm ĐTT: người bị viêm ĐTT nhiều năm có nguy cơ bị UT cao hơn. Phương pháp điều trị Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản đối với UT ĐTT. Hóa trị và xạ trị là phương pháp điều trị bổ sung, nhằm mục đích làm tăng cao kết quả điều trị cho nhiều bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ phần ruột có khối u và những hạch lân cận và thường thì các bác sĩ nối phần ruột lành còn lại với nhau. Nếu đoạn ruột còn lại không đủ nối với nhau thì phải dùng thủ thuật làm hậu môn nhân tạo.
- Hóa trị bổ sung sau phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh UT ĐTT ở giai đoạn 2 và 3. Điều này giúp cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho bệnh nhân so với việc chỉ áp dụng phẫu thuật đơn thuần. Theo các báo cáo cho thấy số bệnh nhân này đáp ứng với thuốc hóa trị khá tốt. Xạ trị là phương pháp điều trị cần thiết cho một số ca bệnh UT ĐTT, xong cần phối hợp để kéo dài tình trạng bệnh. Phòng bệnh bằng cách nào? Để không mắc UT ĐTT, mỗi người có thể tự phòng tránh bằng cách: Thực hiện khẩu phần ăn ít mỡ, nhất là mỡ động vật, rượu. Tăng cường các loại thực phẩm nhiều xơ và giàu canxi. Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những người ngồi một chỗ hoặc béo phì dễ bị mắc bệnh UT ĐTT. Người hút thuốc lá tử vong vì UT ĐTT nhiều hơn người không hút 30 - 40%. Với những người ngoài 50 tuổi, nhất thiết phải đi siêu âm nội soi ĐTT để có những phát hiện kịp thời. Ung thư âm hộ
- Hỏi: Mẹ tôi năm nay 68 tuổi, gần đây hay bị ngứa và nỗi gồ lên ở vùng kín, khi gãi hay bị chảy máu, nghe nói chỗ hay bị chảy máu dễ bị ung thư. Tôi nghe bạn bè nói nữ giới lớn tuổi ngứa hay chảy máu ở vùng kín dễ ung thư âm hộ lắm. Vậy tôi xin hỏi âm hộ là cơ quan gồm những phần nào ở vùng kín, ung thư âm hộ biểu hiện ra sao và cách điều trị? Trả lời: Về phương diện giải phẫu, âm hộ là một thuật ngữ chỉ chung cho nhiều cơ quan với các tên gọi khác nhau như: đồi vệ nữ, còn gọi là gò mu, cấu trúc bởi tổ chức mỡ nằm trên xương vệ; Âm vật, tương đương với dương vật nam nhưng không có thể xốp và không có niệu đạo bên trong, dài 1 - 2 cm kích thước ngang 0,5 cm, là 1 tạng cương nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ, dưới khớp mu, được cấu tạo bởi 2 vật hang, một thân và quy đầu âm vật; Môi lớn, là hai nếp da lớn giới hạn đến hết phần ngoài hai bên của âm hộ, nối tiếp đồi vệ nữ; Môi bé, ở phía trong 2 môi lớn, có nhiều thần kinh cảm giác; Tuyến Skène và tuyến Bartholin, là 2 tuyến tiết ra dịch để cho âm đạo luôn luôn giữ độ ẩm; Lổ niệu đạo, còn gọi là lổ tiểu, nằm dưới xương vệ khoảng 1 - 1,5 cm, ở cạnh bên lổ niệu đạo có 2 tuyến Skène; Màng trinh và lổ âm đạo, là một màng mỏng, diện tích khoảng vài cm2, gồm lớp niêm mạc phủ lên một lớp mô đàn hồi, có nhiều mạch máu nhỏ. Về ung thư âm hộ, thì các nhà khoa học cho rằng ung thư âm hộ là căn bệnh ung thư phổ biến đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư đường sinh dục
- nữ và ngày nay đang có xu hướng gia tăng, bệnh thường xảy ra sau mãn kinh và nhiều nhất là ở lứa tuổi 60 - 70. Về nguyên nhân gây bệnh, hiện tại các nhà khoa vẫn chưa xác định, nhưng bệnh thường thấy ở những phụ nữ lớn tuổi, có tiền sử hành kinh muộn và có thời kỳ mãn kinh sớm trước tuổi 40, tuy nhiên cũng gặp nhưng hiếm hơn ở những phụ nữ trẻ, bệnh có mối liên hệ nhiều đến viêm nhiễm nhóm virus human papilloma, type 16 - 18 và 33 gây nên. Bệnh biểu hiện lúc đầu thường là sang thương nhỏ, ở trên phần của âm hộ, hay gặp nhất là môi lớn, sau đó sang thương lớn dần, hay gặp bằng những triệu chứng đi kèm như ngứa rát và đau xung quanh âm hộ hoặc có những khối u hay mụn rộp nổi trên mặt da, có thể kèm theo sần sùi hay chảy máu hoặc đổi màu da… Tuy nhiên, tất cả những yếu tố trên chỉ là gợi ý, muốn chẩn đoán chính xác, các thầy thuốc đều dựa vào chẩn đoán qua giải phẫu bệnh. Về điều trị, hiện nay chủ yếu là phẫu thuật, cắt bỏ toàn bộ sang thương khi còn khu trú như ở môi lớn, âm vật, nếu để lâu, bệnh nặng thì phải cắt bỏ cả hai môi lớn, hai môi bé, mép dưới âm đạo và nạo vét hạch bẹn cả hai bên và thường phối hợp bằng hóa chất hay xạ trị. Để ngăn chặn hay phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư bộ âm hộ nói riêng, tốt nhất vẫn là cảnh giác với ung thư bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ, 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản hay da liễu. Hoặc khi có những bất thường như thay đổi trong kích cỡ, màu sắc, hay là bề mặt của vết chàm hay vết bớt ở vùng âm hộ ngứa rát và đau xung quanh âm hộ, xuất hiện u cục hay
- mụn rộp nổi lên rất rõ trên da, chảy máu bất thường hay khí hư nhiều, đau rát khi tiểu tiện, vết thương, chỗ sưng hay khối u ở vùng âm hộ thì nhất thiết cần được điều trị triệt để bởi thầy thuốc chuyên khoa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Điều Cần Biết về Ung thư Đại Trực Tràng (Phần 1)
5 p | 246 | 59
-
Thông tin tổng quan về Ung thư Đại trực tràng (Kỳ 1)
5 p | 167 | 24
-
Những điều cần biết về ung thư đại-trực tràng (Kỳ 1)
5 p | 125 | 10
-
Ngưỡng sẵn sàng chi trả trên mỗi năm sống có chất lượng của người bệnh ung thư đại trực tràng điều trị nội trú tại hệ thống Bệnh viện đa khoa Xuyên Á năm 2022 - 2023
8 p | 5 | 3
-
kiến thức và thực hành phòng chống ung thư đại trực tràng ở đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh năm 2020
8 p | 4 | 3
-
Nghiên cứu tính di truyền của đột biến gen trong ung thư đại trực tràng ở người trẻ
5 p | 16 | 3
-
Vai trò của vitamin D trong ung thư đại trực tràng
8 p | 51 | 3
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ CEA và CA 19-9 với các đặc điểm giải phẫu bệnh ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
6 p | 8 | 2
-
Đánh giá hiệu quả thực hiện ERAS trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng
7 p | 6 | 2
-
Mối liên quan giữa mức độ sao chép gen KIAA1199 với một số đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh của người bệnh ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2022-2023
10 p | 4 | 2
-
Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
12 p | 4 | 2
-
Khảo sát thiếu máu trước phẫu thuật ở người bệnh ung thư đại trực tràng
5 p | 2 | 1
-
Số bản sao DNA ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng người Việt Nam
9 p | 2 | 1
-
So sánh chất lượng hồi tỉnh của Desfluran và Sevofluran trong gây mê cho phẫu thuật ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Việt Đức năm 2020
4 p | 3 | 1
-
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở người bệnh ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021
7 p | 3 | 1
-
Distress ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K năm 2020
9 p | 5 | 1
-
Tình trạng đột biến BRAF V600E ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng DMMR tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 05/2021 đến tháng 10/2022
6 p | 1 | 1
-
Đánh giá tình trạng đột biến gen CTNNB1 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
6 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn