Nhu cầu và khả năng tự chăm sóc hậu môn nhân tạo ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Bệnh viện Trung ương Huế
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày khảo sát các nhu cầu chăm sóc và khả năng tự chăm sóc hậu môn nhân tạo ở người bệnh ung thư đại trực tràng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 84 người bệnh ung thư đại trực tràng có hậu môn nhân tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhu cầu và khả năng tự chăm sóc hậu môn nhân tạo ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Bệnh viện Trung ương Huế
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG TỰ CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Hà Thị Thanh Xuân1,3 , Nguyễn Khoa Anh Chi2,3 , Nguyễn Thị Cẩm Tuyền1 , Nguyễn Thị Kim Lài1 , Nguyễn Thị Ngọc Trinh2 TÓM TẮT 71 SUMMARY Mục tiêu: Khảo sát các nhu cầu chăm sóc và NEEDS AND SELF-CARE CAPACITY khả năng tự chăm sóc hậu môn nhân tạo ở người FOR COLOSTOMY AMONG bệnh ung thư đại trực tràng. COLORECTAL CANCER PATIENTS Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang AT HUE CENTRAL HOSPITAL trên 84 người bệnh ung thư đại trực tràng có hậu Objective: This study aims to assess the care môn nhân tạo. needs and self-care capacity for colostomy Kết quả: Nhu cầu chăm sóc của NB cao với among colorectal cancer patients. 82,1%, trong đó cao nhất là chăm sóc thể chất Methods: A cross-sectional descriptive 95,2%, tiếp theo là cung cấp thông tin 80,9% và study was conducted on 84 colorectal cancer chăm sóc tâm lý là 71,4%. Khả năng tự chăm sóc patients with colostomies. của người bệnh đạt mức trung bình, với tỷ lệ Results: The patients exhibited a high level 52,4%. Người bệnh có trình độ học vấn dưới cấp of care needs, with 82.1% of them reporting 2 có nhu cầu chăm sóc cao hơn so với nhóm còn significant care requirements. The highest need lại (p < 0.05). was for physical care at 95.2%, followed by the Kết luận: Các nhu cầu của người bệnh ung need for information provision at 80.9%, and thư rất cao và khả năng tự chăm sóc hậu môn psychological care at 71.4%. The patients' self - nhân tạo chưa đạt ở mức cao do đó cần chú trọng care capacity was rated at a moderate level, with đáp ứng các nhu cầu cho người bệnh và tăng 52.4% of them achieving average self -care cường giáo dục, hướng dẫn về cách tự chăm sóc ability. Notably, patients with an education level và quản lý hậu môn nhân tạo cho người bệnh. below secondary school demonstrated higher Từ khóa: Nhu cầu chăm sóc, khả năng tự care needs compared to other groups. chăm sóc, hậu môn nhân tạo, ung thư đại trực Conclusion: The care needs of colorectal tràng. cancer patients are very high, and their self -care capacity for colostomy management is not 1 Trường Cao đẳng Y tế Huế optimal. Therefore, it is essential to focus on 2 Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Trung ương addressing these needs and enhancing education Huế and guidance on self-care and colostomy 3 Đồng tác giả management for patients. Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Khoa Anh Chi Keywords: Care needs, self-care capacity, Email: nkachi@cdythue.edu.vn colostomy, colorectal cancer. Ngày nhận bài: 26/8/2024 Ngày phản biện: 30/8/2024 Ngày chấp nhận đăng: 03/10/2024 595
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Người bệnh quá yếu, không đủ sức Tỷ lệ mắc ung thư đang gia tăng nhanh khỏe để tham gia khảo sát. chóng ở Việt Nam và trên thế giới, trong đó 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: có ung thư đại trực tràng. Nhiều người bệnh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2023 (NB) ung thư đại trực tràng phải sử dụng hậu đến hết tháng 7/2024 tại Trung tâm Ung môn nhân tạo (HMNT) sau phẫu thuật. Việc Bướu và khoa Ngoại Nhi cấp cứu bụng, có HMNT ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sinh Bệnh viện Trung ương Huế. hoạt và tâm lý của người bệnh. Do đó người 2.4. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt điều dưỡng cần xác định và đánh giá những ngang. nhu cầu cần chăm sóc ở NB có HMNT để 2.5. Phương pháp chọn mẫu kiểm soát và chăm sóc tốt hơn cho NB giúp Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả bệnh họ vượt qua được giai đoạn khó khăn trong nhân phù hợp với tiêu chí chọn mẫu. Có 84 tiến trình điều trị. Ngoài ra, HMNT có thể người bệnh tham gia vào nghiên cứu. gắn liền với NB trong suốt thời gian dài hoặc 2.6. Công cụ thu thập số liệu vình viễn do đó đòi hỏi NB phải có khả năng 2.6.1. Công cụ khảo sát nhu cầu: tự chăm sóc HMNT không chỉ trong quá - Chúng tôi sử dụng bộ công cụ trình nằm viện mà kể cả sau khi xuất viện về “Patients’ Needs Assessment Tools in nhà. Khả năng tự chăm sóc tốt có thể giảm Cancer Care” bao gồm 28 câu[1]. Mỗi câu thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ với số cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn điểm từ 0 đến 4 tương ứng với: không, hiếm gặp khó khăn trong việc này, ảnh hưởng khi, vừa phải, nhiều, rất nhiều được phân không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, thành 3 nhóm nhu cầu: nghiên cứu nhu cầu và khả năng tự chăm sóc + Nhóm 1 – Nhu cầu chăm sóc thể chất: HMNT là rất cần thiết nhằm nâng cao chất Gồm 9 câu hỏi, tối đa 32 điểm. lượng điều trị và hỗ trợ người bệnh một cách + Nhóm 2 – Nhu cầu chăm sóc tâm lý: 10 tốt nhất. câu tối đa 40 điểm. Mục tiêu nghiên cứu: + Nhóm 3 – Nhu cầu cung cấp thông tin: - Khảo sát các nhu cầu chăm sóc ở NB 9 câu tối đa 36 điểm. ung thư đại tràng có HMNT. - Khi phân tích các mức độ nhu cầu được - Đánh giá khả năng tự chăm sóc HMNT quy định như sau: ở NB ung thư đại trực tràng. + “Không có nhu cầu” được tính là 0 điểm. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Các mức độ nhu cầu “một ít”, “vừa 2.1. Tiêu chí chọn bệnh phải”, “nhiều”, “rất nhiều” số điểm lần lượt - Người bệnh mắc ung thư đại trực tràng là 1, 2, 3, 4. có HMNT. - Sau đó tính tổng điểm và chia cho tổng - Thời gian đặt hậu môn nhân tạo từ 2 số câu hỏi trong từng lĩnh vực để có điểm tuần trở lên. trung bình. Nếu số điểm lớn hơn 1 thì được - Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. xác định là có nhu cầu. 2.2. Tiêu chí loại trừ 2.6.2. Công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc: 596
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 - Chúng tôi sử dụng thang đo OSCI + Nhóm 3 – Khả năng quản lý: Gồm 5 (Ostomy Self-Care Index)[2] với tổng cộng 32 câu tối đa 20 điểm. câu. Mỗi câu hỏi dưới dạng thang đo Likert 5 + Nhóm 4 – Khả năng tự tin: Gồm 10 câu mức độ với số điểm từ 0 đến 4 tương ứng tối đa 40 điểm. với: không, hiếm khi, vừa phải, nhiều, rất - Chúng tôi quy định bệnh nhân có khả nhiều được phân thành 4 nhóm khả năng, với năng tự chăm sóc HMNT khi đạt 65% tổng tổng số điểm là 128. số điểm tương ứng 83,2 điểm. + Nhóm 1 – Khả năng tự duy trì: Gồm 9 2.7. Phân tích và xử lý số liệu câu tối đa 36 điểm. - Nhập và quản lý số liệu bằng phần mềm + Nhóm 2 – Khả năng theo dõi: Gồm 8 Epidata 3.1. câu tối đa 32 điểm. - Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 16. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chung n % Tuổi < 40 9 10.7 40 - 60 26 31 ≥ 60 49 58.3 Tuổi trung bình 57,5 ± 15 Giới Nam 51 60.7 Nữ 33 39.3 Nơi cư trú Nông thôn 46 54.8 Thành thị 38 45.2 Trình độ văn hóa Cấp 1 27 32.1 Cấp 2 - 3 41 48.8 Trên cấp 3 16 19.1 Nghề nghiệp Làm nông 36 42.9 Lao động/ buôn bán 21 25 CBVC, hưu trí 11 13 Mất sức lao động (tuổi già) 16 19.1 Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,3%, tuổi trung bình của NB là 57,5 ± 15,tỷ lệ NB nam cao hơn nữ với 60,7%, NB sống ở nông thôn cao hơn thành thị với 54,8%, nghề nghiệp chính làm nông (42,9%). 597
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Bảng 2. Tỷ lệ phân bố nhu cầu chăm sóc ở bệnh nhân Có Không Nhu cầu n % n % Chăm sóc thể chất 80 95,2 4 4,8 Chăm sóc tâm lý 60 71,4 24 28,6 Cung cấp thông tin 68 80,9 16 19,1 Chung 69 82,1 15 17,9 Tỷ lệ NB có nhu cầu chăm sóc cao. Trong đó nhu cầu chăm sóc về thể chất chiếm tỷ lệ cao nhất với 95,2%, tiếp đến là cung cấp thông tin 80,9% và chăm sóc tâm lý (71,4%). Bảng 3. Mười nhu cầu chăm sóc cao nhất Có Không STT Nhu cầu Thấp TB Cao Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) 1 Vệ sinh cá nhân hàng ngày 6 (7,1) 3 (3,6) 27 (32,1) 48 (57,1) 78 (92,9) 2 Biết về nguyên nhân ra phân lỏng 8 (9,5) 26 (30,9) 9 (10,7) 41 (48,8) 76 (90,5) 3 Mệt mỏi 9 (10,7) 27 (32,1) 18 (21,4) 30 (35,7) 75 (89,3) 4 Hỗ trợ sinh hoạt 9 (10,7) 17 (20,2) 21 (25) 37 (44,0) 75 (89,3) 5 Triệu chứng bất thường 28 9 (10,7) 22 (26,9) 9 (10,7) 44 (52,4) 75 (89,3) 6 Lo lắng về bệnh 10 (11,9) 18 (21,4) 16 (19,0) 40 (47,6) 74 (88,1) 7 Quan tâm của điều dưỡng 10 (11,9) 15 ( 17,9) 14 (16,8) 45 (53,6) 74 (88,1) 8 Biết về chế độ dinh dưỡng 12 (14,3) 13 (15,5) 8 ( 9,5) 51 (60,7) 72 (85,7) 9 Biết vì sao không ra phân 24 13 (15,5) 21 (25) 12 (14,3) 38 (45,2) 71 (84,5) 10 Sút cân, suy nhược 14 (16,7) 24 (28,6) 26 (30,9) 20 (23,8) 70 (83,3) Tất cả các nhu cầu đều có tỷ lệ cao trên 80%, trong đó nhu cầu vệ sinh cá nhân hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (92,9%). Bảng 4. Tỷ lệ phân bố khả năng tự chăm sóc của NB Khả năng tự chăm sóc n % Đạt 44 52,4 Chưa đạt 40 47,6 Nhóm khả năng Điểm số cao nhất TB ± ĐLC Duy trì 36 25,9 ± 5,9 Theo dõi 32 21,8 ± 5,6 Quản lý 20 10,8 ± 4,1 Tự tin 40 23,0 ± 7,7 Điểm tự chăm sóc chung 128 81,5 ± 19,3 Có 52,4% NB đạt được khả năng chăm sóc HMNT, điểm số về khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân ở mức trung bình, trong đó khả năng "Duy trì" và "Tự tin" có điểm số cao hơn so với khả năng "Quản lý". 598
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 5. Mười khả năng tự chăm sóc chưa đạt cao nhất STT Nhu cầu TB ± ĐLC 1 Đánh giá được các sự cố liên quan đến HMNT và vùng da xung quanh 1,77 + 1,09 Làm gì đó để giảm bớt các biến chứng liên quan đến HMNT và vùng da 2 1,99 + 1,10 xung quanh Nếu gặp vấn đề về HMNT hoặc vùng da xung quanh, ông/bà có nhận ra 3 2,06 + 1,16 nhanh chóng đó là các tổn thương không? 4 Thay đổi cách quản lý HMNT và vùng da xung quanh 2,09 + 1,08 5 Gọi cho bác sĩ/ điều dưỡng để được hướng dẫn 2,11 + 1,26 Đánh giá hiệu quả của biện pháp khắc phục các biến chứng đối với HMNT 6 2,13 + 1,12 và vùng da xung quanh 7 Ông/ bà có nhận ra những thay đổi ở HMNT và vùng da xung quanh không? 2,19 + 1,08 Thay đổi chế độ ăn uống hoặc lượng nước đưa vào để giảm hoặc ngăn chặn 8 2,19 + 1,10 các biến chứng liên quan đến HMNT 9 Tự tin trong việc theo dõi HMNTT và vùng da xung quanh 2,26 + 0,98 10 Theo dõi cân nặng 2,33 + 1,0 Người bệnh ít có khả năng “Đánh giá được các sự cố liên quan đến HMNT và vùng da xung quanh”, “Làm gì đó để giảm bớt các biến chứng liên quan đến HMNT và vùng da xung quanh” với điểm số thấp lần lượt là 1,77 + 1,09 và 1,99 + 1,10. Bảng 6 Mối liên quan giữa đặc điểm chung với nhu cầu và khả năng tự chăm sóc HMNT Không Khả năng tự chăm sóc Đặc đểm chung p p Không Có Chưa đạt Đạt Tuổi
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 IV. BÀN LUẬN người bệnh cần sự hỗ trợ. Nghiên cứu của 4.1. Nhu cầu chăm sóc HMNT Ola nội dung nhu cầu về cung cấp thông tin Tỷ lệ NB có nhu cầu về chăm sóc thể có tỷ lệ cao nhất là: “Biết cách đối phó với chất, tâm lý và cung cấp thông tin rất cao. các biến chứng của HMNT với 100%[4]. Các Trong đó nhu cầu chăm sóc thể chất cao nhất nhu cầu cung cấp thông tin cao chứng tỏ NB với 95,2%, tiếp đến là nhu cầu cung cấp vẫn chưa được tiếp cận thông tin đầy đủ. Do thông tin với 80,9% và cuối cùng là nhu cầu đó cần tăng cường giáo dục sức khỏe và cung chăm sóc tâm lý với 71,4%. Nhu cầu chăm cấp những thông tin liên quan để giúp NB sóc thể chất cao nhất phản ánh sự quan trọng chủ động hơn trong vấn đề chăm sóc và quản của việc duy trì sức khỏe và quản lý các vấn lý HMNT. đề thể chất liên quan đến HMNT. Việc chăm “Lo lắng về bệnh” và “Cần sự quan tâm sóc này không những hỗ trợ cho NB về mặt của điều dưỡng” là hai nhu cầu chăm sóc tâm thể chất mà còn góp phần cải thiện chất lý có tỷ lệ cao nhất với 88,1%. Lo lắng về lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong nhu bệnh là một phản ứng tự nhiên của tất cả NB cầu về thể chất, vấn đề mà nhiều NB quan đặc biệt là NB có HMNT với sự thay đổi lớn tâm nhất đó là vệ sinh cá nhân hàng ngày về ngoại hình. Nghiên cứu của Lò Thị Ngà (92,9%), tiếp theo là mệt mỏi và hỗ trợ sinh cũng cho thấy có 90% NB cảm thấy tiêu cực hoạt cùng chiếm tỷ lệ 89,3%. Hậu môn nhân sau khi đặt HMNT[3]. Do đó việc giúp người tạo có thể gây cảm giác vướng víu, làm khó bệnh giảm lo lắng là rất cần thiết. Ngoài ra, khăn trong việc vệ sinh cá nhân và sinh hoạt. sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ từ điều dưỡng Ngoài ra ung thư và các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị khiến NB mệt mỏi. Tác giả có thể giúp NB giảm bớt cảm giác lo lắng. Lò Thị Nga và cộng sự đã chỉ ra có 82,5% Người bệnh cần sự quan tâm của điều dưỡng NB gặp khó khăn về sinh hoạt do HMNT gây chiếm tỷ lệ cao đã chứng tỏ vai trò quan ra[3]. Trong nghiên cứu của Ola và cộng sự trọng của điều dưỡng trong việc chăm sóc hỗ nhu cầu chăm sóc về tư thế ngủ đúng chiếm trợ tinh thần cho NB, làm giảm bớt sự lo lắng tỷ lệ cao nhất với 100% bệnh nhân có nhu trong quá trình điều trị. Trong nghiên cứu cầu[4]. của Ola các nhu cầu có tỷ lệ cao là: “lo lắng Trong các nhu cầu về cung cấp thông tin, hình ảnh cơ thể, lo lắng hơi và mùi từ túi các nhu cầu có tỷ lệ cao là “Muốn biết về HMNT với tỷ lệ lần lượt là 98% và 96 %[4]. nguyên nhân ra phân lỏng” (90,5%), “Biết Chúng tôi thấy rằng có mối liên quan các triệu chứng bất thường ở HMNT” giữa trình độ học vấn và nhu cầu chăm sóc (89,3%), “Biết về chế độ dinh dưỡng” với p < 0,05. Người bệnh có trình độ học vấn (85,7%). Tùy theo vị trí HMNT có thể ảnh từ cấp 2 trở xuống có nhu cầu chăm sóc cao hưởng đến quá trình hấp thu nước dẫn đến hơn so với những NB có trình độ học vấn từ tình trạng phân lỏng. Phân lỏng ảnh hưởng cấp 2 trở lên. Người bệnh có trình độ học vấn lớn đến vấn đề sinh hoạt, và dễ dẫn đến viêm da quanh hậu môn. Đây chính là lý do khiến thấp hơn thường có ít kiến thức về chăm sóc sức khỏe hơn. Mặt khác, NB có thể gặp khó 600
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 khăn trong việc hiểu và tiếp cận thông tin y dõi cân nặng định kỳ là rất quan trọng. Liên tế. Sự thiếu hụt kiến thức có thể dẫn đến việc quan đến dinh dưỡng, NB có khả năng thấp họ cần nhiều sự hỗ trợ và tư vấn từ nhân viên trong việc “Thay đổi chế độ ăn uống hoặc y tế hơn. Dó đó, việc chú trọng hỗ trợ chăm lượng nước đưa vào để giảm hoặc ngăn chặn sóc cho nhóm đối tượng này là rất cần thiết. các biến chứng liên quan đến HMNT”. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường tư 4.2. Khả năng tự chăm sóc HMNT vấn và giáo dục về chế độ dinh dưỡng cho Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng có NB. Chuyên gia dinh dưỡng cần cung cấp 52,4% NB có khả năng tự chăm sóc ở mức thông tin cụ thể về các nhóm thực phẩm nên đạt trong đó và 47,6% NB chưa đạt, điểm số ăn, cũng như các loại thực phẩm cần tránh để chung về khả năng tự chăm sóc ở mức trung NB biết và thực hiện. Khả năng tự chăm sóc bình. Trong các nhóm khả năng tự chăm sóc của NB có HMNT chưa cao, điều này cho thì khả năng tự "Quản lý" HMNT có điểm số thấy sự cần thiết phải tăng cường hướng dẫn thấp nhất với 10,8 ± 4,1. Trong nhóm “Tự tin” hai nội dung “Đánh giá được các sự cố và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc và quản lý liên quan đến HMNT và vùng da xung HMNT. Đối với bệnh nhân ung thư, HMNT quanh”, “Làm gì đó để giảm bớt các biến có thể là vĩnh viễn hoặc kéo dài trong thời chứng liên quan đến HMNT và vùng da xung gian dài, do đó việc tự thực hiện chăm sóc và quanh” người bệnh ít có khả năng đạt được quản lý HMNT là rất quan trọng và cần thiết. nhất với điểm số thấp nhất lần lượt là 1,77 + Tác giả Võ Thị Thanh Tuyền nghiên cứu trên 1,09 và 1,99 + 1,10. Một trong những vấn đề 118 NB có HMNT cho thấy kiến thức, thái cơ bản trong khả năng tự quản lý HMNT là độ và thực hành đúng về chăm sóc HMNT nhận ra nhanh chóng các tổn thương ở của NB còn rất thấp khi chỉ số lần lượt là HMNT và vùng da xung quanh nhưng số điểm tự đánh giá của NB chưa cao (2,06 ± 26,3%, 28,8% và 16,1%[5]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Phạm Thị Huế, tỷ lệ NB hiểu 1,16). Khả năng chủ động “Gọi cho bác sĩ/ biết về kiến tức chung và thực hành cao hơn điều dưỡng để được hướng dẫn có kết quả với con số lần lượt là 73,2% và 61% do NB điểm số chưa cao với 2,11 ± 1,26, điều này đã được nhân viên y tế giải thích kỹ và có cho thấy nhân viên y tế cần khuyến khích chương trình hướng dẫn chăm sóc HMNT cụ bệnh nhân chủ động liên hệ trong những thể[6]. Nghiên cứu của Walaa cũng cho thấy trường hợp cần thiết, giúp NB hiểu rõ quyền tỷ lệ NB chưa đạt được khả năng tự chăm lợi và trách nhiệm của mình trong việc tự sóc rất cao với 86,7% trước khi được tư vấn chăm sóc và quản lý HMNT, đồng thời tăng và giáo dục sức khỏe. Tác giả cũng kết luận cường hơn nữa sự chủ động kết nối giữa NB rằng việc thực hiện các hướng dẫn điều với NVYT. Trong nhóm khả năng “Theo dưỡng có tác động tích cực đáng kể về mặt dõi”, “Theo dõi cân nặng” là nội dung có thống kê đối với kiến thức và thực hành tự điểm số thấp nhất với 2,33 ± 1,0. Cân nặng là chăm sóc ở bệnh nhân HMNT[7]. yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của NB. Do đó việc theo 601
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 V. KẾT LUẬN Two new tools for self‐care in ostomy - Nhu cầu chăm sóc của NB rất cao với patients and their informal caregivers: 82,1% NB có nhu cầu, trong đó cao nhất là Psychosocial, clinical, and operative aspects. chăm sóc thể chất 95,2%, tiếp theo là cung International Journal of Urological Nursing, cấp thông tin 80,9% và chăm sóc tâm lý là 13(1), 2018, pp. 23-30. 3. Lò Thị Nga. "Mô tả chất lượng cuộc sống 71,4%. của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại - Khả năng tự chăm sóc của người bệnh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023." đạt mức trung bình, với tỷ lệ 52,4%, trong đó Khoa luận tốt nghiệp trường Đại học khả năng tự Quản lý hậu môn nhân tạo vẫn Phenika, 2023. còn thấp. 4. Ola Sh. Tobeek, Assessment of Health Needs and Self-Efficacy for Patients with VI. KIẾN NGHỊ Colostomy, Port Said Scientific Journal of - Cần tăng cường hơn nữa chương tình Nursing, 3(20), 2016, tr.132-145. GDSK cho NB có HMNT và gia đình định 5. Võ Thị Thanh Tuyền, Đo lường kiến thức, kỳ. thái độ và thực hành tự chăm sóc của người - Xây dựng các tài liệu phát tay để cung bệnh có hậu môn nhân tạo tại bệnh viện miền cấp kiến thức về chăm sóc và quản lý Nam Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Y học HMNT. số 5 tập 23, 2019, tr.218-223. 6. Phạm Thị Huế và cộng sự, Đánh giá thực TÀI LIỆU THAM KHẢO trạng người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân 1. A. Richardson, J. Medina, V. Brown, J. tạo, Tạp chí Y dược học lâm sàng 108, Sitzia, "Patients' needs assessment in cancer tr.259-264. care: a review of assessment tools". Support 7. Walaa Ali Abd El-Rahman et al, Effect of Care Cancer, 15(10), 2007, pp.1125-1144. Nursing Instructions on Self Care for 2. Villa G., Vellone E., Sciara S., Stievano A., Colostomy Patients, Assiut Scientific Proietti M., Manara D., & Pantaleo G., Nursing Journal, 23(8), 2020, pp 96 -105. 602
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
9 p | 234 | 31
-
Ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ mạn tính (CML)
6 p | 170 | 18
-
Món ăn thuốc từ nấm kim chi
5 p | 171 | 12
-
5 yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ ở bé
7 p | 103 | 7
-
Khả năng cung cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của hệ thống y tế địa phương cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp Việt Nam 2013 – 2014
8 p | 125 | 6
-
Khảo sát nhu cầu sử dụng và khả năng cung cấp các chế phẩm máu tại Bệnh viện Trung ương Huế trong 02 năm (2018 – 2019)
7 p | 6 | 4
-
Kết quả đánh giá nhanh khả năng cung ứng dịch vụ và nhu cầu đầu tư trang thiết bị tại các trạm y tế xã điểm trong đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới
14 p | 57 | 4
-
Nhu cầu và khả năng chi trả dịch vụ tư vấn dinh dưỡng nhi khoa của bà mẹ tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2019
6 p | 52 | 4
-
Nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân của vị thành niên/thanh niên tại một số tỉnh/thành phố
12 p | 11 | 3
-
Nhu cầu và khả năng chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà theo mô hình Buurtzorg có kết nối y tế từ xa tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2021
6 p | 42 | 3
-
Những tiến bộ mới trong đánh giá chức năng thần kinh trẻ em bằng MRI sọ não sức căng khuếch tán
8 p | 73 | 3
-
Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất phenylhydrazon
6 p | 53 | 3
-
Phá thai bằng thuốc: Khả năng chấp nhận của phụ nữ tại TP. Hồ Chí Minh
4 p | 57 | 3
-
Nhận định một số nhu cầu và khả năng đáp ứng của người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022
5 p | 7 | 2
-
Đánh giá thực trạng và nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của người bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Việt
8 p | 5 | 1
-
Giáo trình Phục hồi chức năng (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
67 p | 2 | 1
-
Chiều hướng nhiễm HIV và nhu cầu cải thiện chương trình can thiệp dự phòng trên nhóm nam nghiện chích ma túy tại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2017-2021
8 p | 1 | 1
-
Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi ở một số xã thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2018-2019
4 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn