intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sốt Q và cách phòng tránh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

68
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh sốt Q xuất hiện tại Hà Lan và đã có trường hợp tử vong. Ở nước ta, Bộ Y tế khẳng định, hiện nay chưa ghi nhận ca bệnh nào cũng như chưa có thông báo xuất hiện bệnh trên vật nuôi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc mong muốn được biết thêm thông tin về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, điều trị căn bệnh này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS. Trần Thanh Dương – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường – Bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sốt Q và cách phòng tránh

  1. Bệnh sốt Q và cách phòng tránh Bệnh sốt Q xuất hiện tại Hà Lan và đã có trường hợp tử vong. Ở nước ta, Bộ Y tế khẳng định, hiện nay chưa ghi nhận ca bệnh nào cũng như chưa có thông báo xuất hiện bệnh trên vật nuôi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc mong muốn được biết thêm thông tin về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, điều trị căn bệnh này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS. Trần Thanh Dương – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường – Bộ Y tế về bệnh sốt Q. Tác nhân gây bệnh: Là coxiella burnetii, là sinh vật có hai giai đoạn kháng nguyên, giai đoạn 1 tìm thấy trong tự nhiên, giai đoạn 2 trong phòng thí nghiệm sau khi cấy truyền nhiều lần trong trứng hoặc nuôi cấy tế bào. Vi sinh có độ bền vững tương đối, có thể phát triển mạnh ở môi trường động vật và có sức đề kháng tương đối với nhiều chất sát khuẩn. Sự lưu hành: Bệnh có ở mọi châu lục. Tỷ lệ mắc mới thường cao hơn so với tỷ lệ được báo cáo bởi vì nhiều thể nhẹ không biết đến, ít nghi ngờ trên lâm sàng và không có điều kiện xét nghiệm để chẩn đoán. Đây là bệnh lưu hành địa phương tại những nơi có ổ chứa động vật, gây bệnh cho cán bộ thú y, công nhân lò mổ và những người chăn cừu, dê, đôi khi ở nơi chế biến bơ sữa. Dịch xảy ra ở những người chăn nuôi gia súc, đóng gói, chế biến thịt, ở phòng xét nghiệm chẩn đoán, ở cơ sở y tế sử dụng cừu (đặc biệt là cừu mang thai) để nghiên cứu. Hàng ngàn trường hợp xảy ra trong các trại lính Mỹ ở châu Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, có thể xảy ra ở những người không tiếp xúc trực tiếp với động vật. Nhiễm khuẩn thường xảy ra ở những người nghiên cứu về C. burnetti và cả những người đến tham quan các cơ sở nghiên cứu đó.
  2. Ổ chứa: Trâu, bò, cừu, dê, chó, mèo và một số động vật hoang dại khác (chuột túi và một số loài gặm nhấm hoang dã), chim, ve là những ổ chứa thiên nhiên. Ở ve, mầm bệnh thường được truyền qua trứng góp phần duy trì chu trình truyền bệnh ở động vật gặm nhấm, chim và động vật hoang dã lớn. Động vật bị nhiễm, kể cả cừu, mèo nhà thường không có triệu chứng nhưng chứa một số lượng mầm bệnh trong khi sinh sản. Đường lây truyền: Thông thường, sự lây nhiễm của Rickettsia theo bụi trong không khí từ đất bị nhiễm các tổ chức rau thai của động vật, dịch tiết của các loài chim và chất bài tiết của các động vật bị nhiễm trong các xưởng chế biến động vật hoặc các bộ phận cơ thể của chúng trong các phòng mổ tử thi. Trong không khí chứa tác nhân có thể được phát tán trong khoảng cách tương đối lớn (nửa dặm hoặc hơn) theo chiều gió. Cũng có thể do tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh hoặc với các đồ vật nhiễm khuẩn như: lông cừu, rơm, phân và quần áo của người bị nhiễm bệnh. Sữa tươi của bò bị bệnh chứa tác nhân và có thể gây bệnh ở một số người, nhưng chưa xác định rõ. Đã có báo cáo bệnh lây truyền trực tiếp qua truyền máu hoặc tủy xương.
  3. Thời kỳ ủ bệnh: Phụ thuộc vào mức độ liều nhiễm khuẩn, thông thường từ 2 – 3 tuần. Thời kỳ lây truyền: Lây truyền trực tiếp từ người sang người rất hiếm xảy ra. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Nói chung mọi người đều có cảm nhiễm. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể có miễn dịch bền vững suốt đời, trong đó miễn dịch trung gian tế bào tồn tại lâu hơn miễn dịch dịch thể. Phương pháp phòng chống: Biện pháp dự phòng: - Giáo dục cho cộng đồng về nguồn lây nhiễm, sự cần thiết phải tiệt khuẩn đúng phương pháp và hủy bỏ những động vật nhiễm khuẩn, hạn chế đi đến các chuồng trại nuôi bò, cừu và các phòng thí nghiệm có động vật mắc bệnh, thực hiện biện pháp khử khuẩn sữa. - Khử khuẩn sữa bò, dê, cừu ở 62,70C trong 30 phút hoặc ở 71,60C trong 15 giây hoặc có thể đun sôi làm bất hoạt Rickettsia.
  4. - Gây miễn dịch bằng vaccin bất hoạt được sản xuất từ C. burnetii (giai đoạn 1) nuôi cấy trong lòng đỏ trứng có tác dụng phòng bệnh cho những người làm việc tại phòng thí nghiệm và những người làm việc tiếp xúc với C. burnetii, có thể cho cả những người làm việc ở lò mổ và những người khác có thể mắc bệnh nghề nghiệp, kể cả người nghiên cứu y học thực hành trên cừu đang có thai. Để tránh phản ứng nặng tại chỗ, trước khi tiêm vaccin phải thử phản ứng bì với liều nhỏ vaccin đã pha loãng và không tiêm cho người có xét nghiệm kháng thể dương tính hoặc có tiền sử bị bệnh sốt Q. - Những cán bộ nghiên cứu có tiếp xúc với cừu mang thai cần phải được tiêm phòng và đề phòng nhiễm bệnh qua chất tiết của những con cừu nhiễm bệnh. Quần áo bẩn trong phòng thí nghiệm phải có tủ đựng riêng và nơi giặt thích hợp để đề phòng bệnh cho người thợ giặt. Nơi nuôi giữ cừu phải ở xa khu dân cư và thực hiện các biện pháp đề phòng sự lây nhiễm theo các luồng không khí sang các khu dân cư khác. Cần hạn chế người đến tham quan. Kiểm soát bệnh nhân, người tiếp xúc với môi sinh Báo cáo cho cơ quan y tế địa phương: Khi phát hiện có bệnh nhân bị sốt Q phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế để xử lý kịp thời. Sát khuẩn tẩy uế đồng thời: Đờm, máu và những đồ vật mới bị nhiễm bẩn được khử khuẩn bằng dung dịch chloraminB 3 – 5%. Áp dụng các biện pháp đề phòng trong khi khám nghiệm tử thi người và súc vật nghi ngờ nhiễm bệnh. Điều tra người tiếp xúc và nguồn lây nhiễm: Điều tra tiền sử tiếp xúc với cừu, trâu, bò, dê trong các trang trại hoặc trong các cơ sở nghiên cứu, tiếp xúc với mèo đẻ, sử dụng sữa tươi hoặc có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với các phòng thí nghiệm nuôi cấy C. burnetii.
  5. Điều trị đặc hiệu: Uống tetraxyclin hoặc chloramphenicol liên tục đến khi hết sốt vài ngày, nếu mắc bệnh lại thì uống tiếp thuốc đến khi khỏi bệnh. Nếu viêm nội tâm mạc mạn tính thì thường dùng kết hợp tetraxyclin và rifampycin hoặc dùng quinolon như ciprofloxacin rất hiệu quả nhưng không nên dùng cho trẻ em. Biện pháp chống dịch: Dịch thường diễn biến trong thời gian ngắn, khống chế bệnh chủ yếu bằng cách loại trừ nguồn lây, theo dõi người tiếp xúc và điều trị bằng kháng sinh cho những người mắc bệnh. Biện pháp kiểm soát dịch trên động vật: Cơ quan thú y cần kiểm soát nhập khẩu dê, cừu, trâu, bò và các sản phẩm của chúng. Đặc biệt giám sát chặt chẽ dịch trên đàn trâu, bò, dê, cừu, nếu có thì phải tiêu hủy ngay các đàn gia súc bị bệnh để tránh dịch bệnh lây lan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2