intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 12)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU SỐT RÉT LÂM SÀNG: - SR lâm sàng là trường hợp được chẩn đoán SR dựa chủ yếu vào lâm sàng, theo tiêu chuẩn "ca bệnh SR" của TCYTTG (xem 1.2.). - Hướng chọn thuốc căn cứ vào: Cơ cấu thành phần loại KST ở địa phương, và đặc điểm lâm sàng ca bệnh. - Vùng P.vivax chiếm ưu thế: Trước tiên dùng Chloroquin (xem mục 4) nếu sau 48 giờ vẫn sốt cao, bệnh không thuyên giảm phải chuyển sang Artemisinin và dẫn xuất, hoặc Quinin. - Vùng P.falciparum chiếm ưu thế: Dùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 12)

  1. BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 12) 5. ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU SỐT RÉT LÂM SÀNG: - SR lâm sàng là trường hợp được chẩn đoán SR dựa chủ yếu vào lâm sàng, theo tiêu chuẩn "ca bệnh SR" của TCYTTG (xem 1.2.). - Hướng chọn thuốc căn cứ vào: Cơ cấu thành phần loại KST ở địa phương, và đặc điểm lâm sàng ca bệnh. - Vùng P.vivax chiếm ưu thế: Trước tiên dùng Chloroquin (xem mục 4) nếu sau 48 giờ vẫn sốt cao, bệnh không thuyên giảm phải chuyển sang Artemisinin và dẫn xuất, hoặc Quinin. - Vùng P.falciparum chiếm ưu thế: Dùng ngay Artemisinin, Artesunat hoặc Quinin (xem mục 3). - ở Việt Nam, tỷ lệ P.falciparum cao hơn P.vivax ở các vùng: rừng núi, , đồi, giáp ranh ven biển từ Phan Thiết trở vào, tỷ lệ P.vivax chiếm ưu thế ở các vùng: đồng bằng châu thổ, và ven biển từ Phan Thiết trở ra.
  2. 6. ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN SỐT RÉT: Với SR thông thường, không nên chỉ quan tâm dùng thuốc đặc trị: 6.1. Cần theo dõi và chăm sóc bệnh nhân: - Đôn đốc kiểm tra dùng thuốc, kể cả bệnh nhân ngoại trú: đủ ngày, đủ liều, đúng khoảng cách. - Đo nhiệt độ 2 lần/ngày và bất thường khi có cơn sốt; khi cần chẩn đoán phân biệt: Đo nhiệt độ 3 giờ 1 lần. - Đánh giá: tình trạng mất nước (nôn, vã mồ hôi, , tiêu chảy, lượng nước tiểu, thiếu máu, xét nghiệm hematocrit, hồng cầu, bạch cầu- công thức bạch cầu, huyết cầu tố, triệu chứng véo da...) - Phát hiện sớm triệu chứng dự báo ác tính. - Phát hiện triệu chứng ngoài ý muốn do thuốc. Xét nghiệm KST tối thiểu: trước điều trị là (N0), ngày N2, N3, khi hết sốt - Sau đợt thuốc và khi ra viện (N7, N14, N21, N28 tuỳ theo test in vivo). 6.2. Nuôi dưỡng và bổ sung dịch thể: - Cho ăn đủ calo từ đầu, ăn lỏng (khi còn sốt cao) hoặc đặc, trẻ nhỏ tiếp tục bú, ăn sữa.
  3. - Bổ sung dịch thể theo yêu cầu: uống (nước trắng, nước hoa quả, cháo muối đường), truyền thêm nếu cần thiết. 6.3. Sử trí sốt cao: - Sốt cao: nhiệt độ nách > 39,50C; nhiệt độ hậu môn > 400C - Sốt cao có thể gây: Kích thích, vật vã, mê sảng, nôn và co giật ở trẻ em. - Dùng Paracetamol: Chỉ dùng khi bệnh nhi co giật, người lớn mê sảng, nhiệt độ nách >39,50C. Dùng đường uống hoặc đạn hậu môn (trẻ em). - Biện pháp khác: Cởi nới quần áo, bỏ chăn, quạt , đắp nước mát... Chú ý: + Aspirine: không dùng cho trẻ < 12 tuổi vì dễ gây hội chứng Reye. + Không lạm dụng thuốc gây khó khăn cho chẩn đoán và đánh giá hiệu lực thuốc. 6.4. Xử lý thiếu máu: Bệnh nhân sốt rét thường bị thiếu máu, nhất là những bệnh nhân sốt rét dai dẳng, phụ nữ mang thai, trẻ em < 5 tuổi. Thiếu máu ở sốt rét do yếu tố: tan huyết, rối loạn hồng cầu (đặc biệt với P.falciparum) và thiểu dưỡng (do sốt rét gây ra).
  4. Cần đặc biệt xử trí thiếu máu khi lượng huyết cầu tố từ 80g/l đến 50g/l, ở đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai. Thuốc dùng: Bổ sung Fe và những chất vi lượng khác. Vitamin A, C và Zn (Zn có thể giúp chuyển hóa Fe). Acid Folic (chất này thường được chỉ định, tuy chưa được xác minh). Khi huyết cầu tố < 50g/l kèm theo rối loạn hô hấp ở bệnh nhi: Có thể truyền máu từ 2 ngày đầu. 7. ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT Ở THỂ ĐỊA ĐẶC BIỆT: 7.1. Điều trị sốt rét ở phụ nữ có thai: - Bệnh sốt rét ở phụ nữ có thai dễ diễn biến nặng: Thiếu máu, hạ đường huyết áp, xảy thai, đẻ non, nguy cơ chuyển vào sốt rét ác tính cao. - Cần được điều trị và chăm sóc tích cực. 7.1.1. Thuốc đặc hiệu: - Dùng được: + Quinin, Chloroquin. + Chỉ được dùng trong quý 2,3 của thai: Artemisinin, Artesunat và dẫn xuất, Mefolquin.
  5. - Chống chỉ định: Halofantrin, Primaquin, Doxycyclin, Tetracyclin. 7.1.2. Chăm sóc: - Chú ý ngăn ngừa và phát hiện sớm hạ đường huyết: ngăn ngừa bằng dung dịch Glucose 5%, sữa v.v... Sử trí bằng dung dịch Glucose ưu trương (30% - 50%), 25 - 50ml; không dùng Quinin khi hạ đường huyết. - Bám sát tình trạng thai nhi để xử trí kịp thời khi doạ xẩy, đẻ non, chú ý phát hiện suy tim - phù phổi cấp sau khi xảy hoặc đẻ. - Đánh giá thiếu máu và xử trí (xem 6.4).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2