BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM
lượt xem 22
download
Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi sốt cao, loét miệng và nổi hồng ban, mụn nước trên nền hồng ban. Các hồng ban, mụn nước này thường nổi theo hướng lan từ ngọn chi đến gốc chi, gặp nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM
- BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM ThS. BS. Vũ Thiên Ân I. Định nghĩa – Tác nhân gây bệnh Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi sốt cao, loét miệng và nổi hồng ban, mụn nước trên nền hồng ban. Các hồng ban, mụn nước này thường nổi theo hướng lan từ ngọn chi đến gốc chi, gặp nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Tác nhân gây bệnh Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm enterovirus gây ra. Nhóm này bao gồm • các virus sau: poliovirus, coxsackie virus, echovirus, enterovirus. Coxsackie virus A16 là tác nhân chủ yếu gây bệnh tay chân miệng, nhưng các • coxsackie virus khác cũng có thể gây bệnh này như các type A5, A7, A9, A10, B2, B5... (9). Đáng lưu ý là Enterovirus, bao gồm Enterovirus 71, cũng gây bệnh tay chân • miệng với các vụ dịch ở một số khu vực Châu Á và Châu Mỹ với bệnh cảnh nặng hơn và phức tạp hơn. Virus này đã gây ra một số vụ dịch ở Đông Nam Á như ở Malaisia (1997), Đài Loan (1998), Singapore (2000) và ở Việt Nam chúng ta trong những năm gần đây (7,9,10). Cosxackie virus Enterovirus 71
- II. Các trận dịch trên thế giới Các trận dịch tay chân miệng xảy ra lẻ tẻ trên khắp thế giới. Ở các nước nhiệt đới, • các trận dịch xảy ra thường xuyên hơn. Ở các nước ôn đới, các trận dịch thường xảy ra vào mùa hè và đầu mùa thu. Từ năm 1997, các trận dịch tay chân miệng do Enterovirus 71 đã được ghi nhận ở • Châu Á và Châu Úc. Bệnh tay chân miệng do Coxsackie virus type A16 gây ra thường nhẹ và hầu hết • tự giới hạn trong 7-10 ngày mà không cần điều trị. Bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 gây ra nặng hơn nhiều, chúng có thể gây • biến chứng lên thân não và gây tử vong do viêm não làm rối loạn hô hấp và tuần hoàn (10). III. Triệu chứng –Biến chứng III.1 Triệu chứng Bệnh thường bắt đầu với sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, đau họng. • Một hai ngày sau, xuất hiện các vết đỏ trong họng và các vết đỏ này diễn tiến • thành các vết loét. Các vết loét này thường gặp nhiều nhất ở lưỡi và mặt trong má. Ngoài ra, còn có thể gặp các vết loét ở các vị trí khác như ở vòm họng hoặc cạnh trụ amygdales…(1). Chúng gây đau nhiều khiến bệnh nhân không ăn được, chảy nước bọt nhiều. Các hồng ban và mụn nước ở da cũng thường xuất hiện sau sốt 1-2 ngày. Chúng • thường gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối với kích thước thay đổi từ 1-2 mm đến 10 mm. Bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng có thể không có đủ tất cả các triệu chứng trên. • Đôi khi bệnh nhân chỉ có loét miệng mà không có hồng ban hay mụn nước.
- III.2 Biến chứng Các biến chứng do bệnh tay chân miệng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu đã có • thường rất nặng, có thể dẫn đến tử vong. Một số trường hợp có thể gặp viêm màng não siêu vi hay viêm màng não phản • ứng khi bị bệnh tay chân miệng. Các trường hợp bệnh này thường tự giới hạn, không cần điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và nâng đỡ. Nghiêm trọng hơn là biến chứng viêm não của bệnh tay chân miệng. Biến chứng • này thường gặp khi tác nhân gây bệnh là Enterovirus type 71 và có thể gây tử vong do virus gây ảnh hưởng đến trung khu hô hấp và tuần hoàn ở thân não có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn nhanh chóng (10). IV. Cách thức lây truyền Đây là một bệnh lây truyền từ người sang người, không liên quan đến thú vật. • Bệnh lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp. Virus gây bệnh được • tìm thấy ở vùng mũi họng, trong nước bọt, trong các mụn nước và trong phân của bệnh nhân. Bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với tay chưa rửa sạch hay trên các bề mặt có nhiễm các virus gây bệnh này. Người bệnh lây truyền mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh. •
- Virus gây bệnh còn tồn tại trong cơ thể người bệnh nhiều tuần sau khi các triệu • chứng biến mất. Như vậy, sau khi bệnh nhân khỏe, người này vẫn có thể tiếp tục lây bệnh cho những người xung quanh một tuần nữa (1). V. Nguy cơ lây nhiễm Mọi người đều có nguy cơ lây nhiễm các virus gây bệnh tay chân miệng. Tuy • nhiên, đa số người nhiễm virus không có triệu chứng bệnh. Ở Châu Âu, Châu Mỹ, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn 10 tuổi (1). • Tuy nhiên, vẫn ghi nhận thấy một số trường hợp ở người lớn. Trẻ em dễ mắc bệnh này hơn người lớn do chúng chưa có kháng thể bảo vệ. Ở Châu Á, nhất là ở vùng Đông Nam Á, ghi nhận tuổi của trẻ em mắc bệnh nhỏ • hơn nhiều. Đa số trẻ mắc bệnh từ 1- 5 tuổi với các trường hợp diễn tiến lâm sàng nặng thường gặp ở trẻ 2-3 tuổi. Theo Kwai Peng Chan, tại Singapore, gần 80% trẻ bị bệnh tay chân miệng nhỏ hơn 4 tuổi (4). Kháng thể chỉ có thể bảo vệ đặc hiệu cho tác nhân đã nhiễm nên một người đã • mắc bệnh tay chân miệng một lần vẫn có thể bị nhiễm bệnh này nhiều lần nữa nhưng các lần sau là do những tác nhân khác gây ra (1, 9). Ví dụ: Một người nhiễm bệnh tay chân miệng 2 lần, một lần do Cosxackie virus, một lần do Enterovirus 71. VI. Chẩn đoán Bệnh tay chân miệng chủ yếu chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Người ta phân biệt • bệnh tay chân miệng với các bệnh lý ở miệng khác dựa vào tuổi của bệnh nhân, tính chất của các triệu chứng ghi nhận như tính chất, vị trí của các hồng ban, mụn nước phù hợp chẩn đoán. Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh từ cấy, phân lập virus hay PCR tìm virus từ các • mẫu bệnh phẩm như phết họng, phân, dịch não tủy, bóng nước. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường mất nhiều thời gian để trả lời kết quả. Theo phác đồ sử dụng tại BV Nhi Đồng 2, phân độ như sau (11): • Độ 1: có loét miệng và/hoặc sang thương da. o Độ 2: có rung giật cơ, bứt rứt. Thay đổi dịch não tủy > 5 tế bào/mm3. o Độ 3: yếu liệt chi, liệt thần kinh sọ, co giật, lơ mơ, ngủ gà, đi loạng choạng. o
- Độ 4: mạch nhanh, tăng huyết áp diễn tiến nhanh đến hạ huyết áp, trụy mạch o và/hoặc thở nhanh, suy hô hấp, phù phổi. VII. Điều trị Điều trị phụ thuộc vào phân độ bệnh. Phác đồ đang sử dụng tại BV Nhi Đồng 2 (11) Độ 1: Có thể điều trị ngoại trú và tái khám mỗi ngày. • Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, nghỉ ngơi, tránh kích thích. • Cần chú ý vấn đề dinh dưỡng của trẻ, cẩn thận nguy cơ mất nước, hạ đường huyết • do ăn uống kém vì đau loét miệng. Độ 2: Từ độ 2 trở di, phải nhập viện điều trị. • Cho thuốc, an thần, nghỉ ngơi, tránh kích thích. • Theo dõi sát sinh hiệu, tri giác để phát hiện sớm các biến chứng thần kinh, hô hấp, • tuần hoàn. Một số trường hợp rung giật cơ nhiều, bứt rứt, chới với nhiều phải xem xét chỉ • định dùng Immunoglobuline. Độ 3: Điều trị tại phòng hồi sức săn sóc tăng cường • Dùng Immunoglobuline • Cho thuốc an thần • Chống phù não • Điều trị rối loạn nước điện giải, toan kiềm và đường huyết • Theo dõi sát sinh hiệu, tri giác, ran phổi, SpO2 mỗi giờ. Tốt nhất nên đặt • monitoring theo dõi liên tục. Độ 4: Trong độ 4, dù sử dụng Immunoglobuline thường cũng không có hiệu quả nữa. • Xử trí hô hấp, tuần hoàn tương tự độ 3. • Chống sốc thần kinh. Nên đặt CVP theo dõi lượng dịch truyền và sử dụng vận • mạch sớm. Chống suy hô hấp. Nên đặt nội khí quản thở máy sớm. •
- VIII. Phòng ngừa VIII.1 Phòng ngừa chuẩn Hiện không có cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng đặc hiệu. Cách phòng ngừa • tốt nhất là vệ sinh môi trường tốt để tránh lây nhiễm bệnh. Cách phòng ngừa tốt nhất là • Rửa tay thường xuyên và đúng cách trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. o Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, các vật dụng chung quanh đúng cách. o Tránh tiếp xúc thân mật trực tiếp với những người nhiễm bệnh trong thời gian o có thể lây truyền bệnh. VIII.2 Vaccin Hiện chưa có vaccin phòng ngừa các tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Tài liệu tham khảo 1. CDC. Hand foot mouth disease (HFMD). http://www.cdc.gov/ncidod/dvrd/revb/enterovirus/hfhf.htm 2. Centre for health protection. Hand foot mouth disease. http://www.chp.gov.hk/en/content/9/24/23.html 3. Emedecine. Peadiatrics - Hand foot mouth disease. http://emedicine.medscape.com/article/802260-overview 4. Kwai Peng Chan. Epidemic Hand, Foot and Mouth Disease Caused by Human Enterovirus 71, Singapore. CDC. http://www.cdc.gov/NCIDOD/EID/vol9no1/02-0112.htm 5. Medecine net. Hand foot mouth disease. http://www.medicinenet.com/hand-foot-and-mouth_syndrome/article.htm 6. Medecine plus. Hand foot mouth disease. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000965.htm 7. Monto Ho. An Epidemic of Enterovirus 71 Infection in Taiwan. NEJM: 341:929-935. http://content.nejm.org/cgi/content/short/341/13/929 8. Parenting and Child Health. Hand foot mouth disease. http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetails.aspx?p=114&np=303&i d=1783 9. Stephen J Nervi. Medscape. Hand foot mouth disease.
- http://emedicine.medscape.com/article/218402-overview 10. Stephen J Nervi. Hand foot mouth disease. Medscape 2009. http://emedicine.medscape.com/article/218402-overview 11. Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng. 2008. Trang 605.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Tay - Chân - Miệng: chăm sóc để tránh những biến chứng đáng tiếc
8 p | 474 | 128
-
Tất cả về Bệnh Tay Chân Miệng
13 p | 514 | 92
-
Hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng
6 p | 462 | 78
-
Chuẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng
6 p | 379 | 72
-
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay- chân – miệng
5 p | 474 | 39
-
Phát hiện sớm và đúng bệnh tay - chân - miệng
2 p | 247 | 36
-
Bệnh tay chân miệng ở trẻ: coi chừng các biến chứng
6 p | 199 | 33
-
Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng
7 p | 124 | 25
-
Biến chứng viêm não trong bệnh tay chân miệng
5 p | 152 | 23
-
Các virut gây bệnh tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm
4 p | 129 | 12
-
Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng
5 p | 163 | 10
-
Thuốc hỗ trợ trị bệnh tay - chân miệng ở trẻ em
4 p | 114 | 7
-
Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết:Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ
6 p | 116 | 6
-
Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa đúngcách
8 p | 140 | 6
-
Dịch bệnh ở Việt Nam - dịch bệnh “tay chân miệng” và dịch bệnh “lở mồm long móng”
5 p | 106 | 4
-
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay, chân miệng ở trẻ nhỏ
6 p | 164 | 4
-
Bệnh tay chân miệng – Cách phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng
8 p | 93 | 4
-
Cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ
7 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn