intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

164
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi sang thương phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân kèm theo sốt. Bệnh có tiềm năng gây tổn thương thần kinh biểu hiện viêm não, viêm màng não, liệt, là nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng não về lâu dài làm trẻ khó thích ứng với xã hội. 1. Đường lây .Đường lây nhiễm chính của bệnh TCM là đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân - miệng hoặc gián tiếp qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng

  1. Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi sang thương phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân kèm theo sốt. Bệnh có tiềm năng gây tổn thương thần kinh biểu hiện viêm não, viêm màng não, liệt, là nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng não về lâu dài làm trẻ khó thích ứng với xã hội. 1. Đường lây
  2. Đường lây nhiễm chính của bệnh TCM là đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn, bị ô nhiễm phân người bệnh, một số trường hợp được ghi nhận lây qua đường hô hấp. Siêu vi trùng gây bệnh có trong nước bọt, phân, bóng nước của trẻ bệnh. Siêu vi trùng này cũng có thể bám vào bàn tay, thức ăn thức uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Vì vậy trẻ có thể mắc bệnh TCM khi nuốt phải thức ăn, thức uống hay khi ngậm đồ chơi có chứa siêu vi trùng gây bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa ở trẻ sống cùng nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ. Những trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra 2 mùa trong năm: từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. 2. Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh TCM
  3. Các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ gây những vết loét trong miệng làm cho trẻ đau và bỏ ăn. Trong khi nổi bóng nước trẻ có thể kèm sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ ăn do đau miệng. 3. Chăm sóc trẻ bị bệnh Nếu bệnh không có biến chứng, đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày, nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Những bóng nước lúc đầu có dịch trong (lúc bội nhiễm sẽ gây đục) sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Vì vậy để giảm nguy cơ nhiễm trùng da niêm cần phải: Vệ sinh thân thể - Chăm sóc răng miệng trẻ mỗi ngày.
  4. - Chăm sóc da bằng cách tắm với nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các bóng nước hay trầy sướt da, thay quần áo sạch. - Nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống - Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước trái cây...) - Rửa tay bằng xà bông và dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi tiêu. - Đối với trường hợp bệnh không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau và tái khám đúng theo toa Bác sĩ. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, chia thành nhiều bữa trong ngày. Một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não nếu tác nhân gây bệnh do Enterovirus 71.
  5. Làm thế nào để phát hiện sớm các biến chứng?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2