Bệnh tay chân miệng – Cách phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng
lượt xem 4
download
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh tay chân miệng – Cách phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng
- Bệnh tay chân miệng – Phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Biểu hiện của bệnh Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày. Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C. Đau họng, chảy nước bọt liên tục. Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường. Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi. Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da. Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Các triệu chứng khi có biến chứng Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn mê. Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng. Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức máu, đường máu, khí máu, X-quang phổi… Phân độ nặng của bệnh: Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da. Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với. Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê. Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch. Phân biệt với các bệnh khác: Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước. Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng.
- Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào. Biện pháp điều trị Nguyên tắc: Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện. Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I. Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên. Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng. Nghỉ ngơi. Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành. Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh. Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay. Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường… Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé
- đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem. Biện pháp phòng ngừa Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn. Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng So với các nước trong khu vực thì Việt Nam đứng thứ 4 về số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) và về tỉ lệ mắc/ 100.000 dân. Bệnh tập trung ở trẻ với tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi trở lên tới 98%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa chỉ bằng phương pháp vệ sinh đơn giản. Biểu hiện của bệnh Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt. - Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày. - Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C. - Đau họng, chảy nước bọt liên tục. - Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- - Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường. - Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông. - Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi. - Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da. - Chú ý: Có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều trị bệnh tay chân miệng Các bậc phụ huynh cần chú ý tới các biểu hiện của bệnh để đưa bé tới các cơ sở y tế chữa trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ (độ I) thì có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay. Rửa tay bằng xà phòng – biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất Theo các chuyên gia, có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh TCM bằng biện pháp rửa tay sạch với xà phòng.
- Theo đó, người lớn, trẻ em nên thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/ hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thức ăn của trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên mớm thức ăn cho trẻ. Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không để trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, đồ chơi khi chưa được khử trùng. Có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng bằng biện pháp rửa tay sạch với xà phòng (ảnh minh họa) Đối với những hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại gia đình cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi,
- dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt khi phát hiện trẻ có biểu hiện loét miệng: vết loét đỏ, hay phỏng nước đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm; ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. Phỏng vấn TS. Nguyễn Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - Xin ông cho biết diễn biến bệnh từ đầu năm 2012 đến nay? Từ đầu năm 2012 đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 12.400 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 60 tỉnh, thành phố trong số đó ca tử vong là 11 ca. Các trường hợp tử vong từ đầu năm đến nay đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút EV 71 (chiếm 100%)… So với các nước trong khu vực thì Việt Nam đứng thứ 4 về số ca mắc bệnh tay chân miệng và về tỉ lệ mắc bệnh/ 100.000 dân. - Với những diễn biến phức tạp đó, Bộ Y tế đã triển khai những biện pháp chống dịch ra sao, thưa ông? Bộ Y tế ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch. Trong tháng 3 các tỉnh phải phát động chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng. Bộ cũng thành lập 12 đoàn đi giám sát, kiểm tra tình hình phòng chống dịch tại các địa phương, nay đã đi được 20 địa phương; truyền thông mạnh mẽ hơn, in
- các tờ rơi phát đến tận các hộ gia đình có trẻ dưới 3 tuổi, đối tượng đích, chiếm đến 81,3 %, tập trung vào trẻ em dưới 3 tuổi, còn ở nhà, còn từ 3 – 5 tuổi thì đã đi nhà trẻ, tập trung tuyên truyền vào mẫu giáo. Tất cả các hộ có con nhỏ phải đọc, phải rửa tay, cho con ăn sạch, chơi đồ chơi sạch. Y tế thôn bản, y tế xã, hội phụ nữ phải tham gia phát tờ rơi này đến các hộ gia đình, để người mẹ nắm được thông tin. - Vậy việc cần làm để ngăn ngừa bệnh lây lan là gì, thưa ông? Bệnh TCM có tác nhân là nhiều loại vi rút lưu hành. Nó xuất hiện không riêng gì ở Việt Nam mà ở nhiều nước. Bệnh lại không có thuốc, không có vắc xin. Các biện pháp phòng chống dịch cũng không đặc hiệu, có mỗi rửa tay nên dễ lây lan. Bản thân nội tại vi rút gây bệnh rất phức tạp, người lành mang trùng cao. Thực ra nói lây theo đường tiêu hóa, nói rõ bản chất là ăn phải phân. Vì vi rút đường ruột ở trong phân, vào đường ruột phát triển và thải ra theo phân liên tục trong vòng 6 tuần. Thực chất phải thay đổi thói quen chăm sóc trẻ để luôn rửa tay thật sạch, ăn chín uống sôi. Chỉ có biện pháp rửa tay và cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc trẻ thì mới hạn chế được sự lây lan bệnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh tay chân miệng - TS.BS. Đoàn Thị Ngọc Diệp
33 p | 492 | 81
-
Hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng
6 p | 462 | 78
-
Bệnh tay chân miệng do enterovirus 71
5 p | 327 | 72
-
Bài giảng Bệnh tay chân miệng - BS. Lê Thanh Toàn
13 p | 377 | 67
-
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay- chân – miệng
5 p | 476 | 39
-
Bệnh tay chân miệng ở trẻ: coi chừng các biến chứng
6 p | 200 | 33
-
Bài giảng Hướng dẫn phòng chống bệnh tay – chân – miệng
17 p | 161 | 32
-
Tại sao gọi là bệnh tay chân miệng?
5 p | 197 | 32
-
Bạn biết gì về bệnh tay chân miệng?
4 p | 135 | 18
-
Các virut gây bệnh tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm
4 p | 129 | 12
-
Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng
5 p | 163 | 10
-
Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa đúngcách
8 p | 140 | 6
-
Bệnh tay chân miệng ở trẻ
13 p | 191 | 6
-
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay, chân miệng ở trẻ nhỏ
6 p | 164 | 4
-
Cách mới nhất phòng bệnh tay-chân-miệng
6 p | 140 | 3
-
Phòng tránh bệnh tay chân miệng
8 p | 121 | 3
-
Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa
5 p | 97 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn