intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục bệnh nhân: Bệnh tiểu đường được điều trị tối ưu khi bệnh nhân có thông tin đầy đủ. Điều trị bệnh tiểu đường sẽ thuận lợi khi bệnh nhân làm đúng việc săn sóc hàng ngày. Giáo dục phải nhấn mạnh tới khía cạnh thực hành và việc điều trị bao gồm: - Chế độ ăn. - Kỹ thuật theo dõi đường và cetone. - Hoạt động thể lực và thái độ tâm thần trong cuộc sống. - Dùng thuốc. Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình hoặc các người ở cùng phòng. 3- Thay đổi chế độ ăn: * Quan trọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 5)

  1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 5) 2- Giáo dục bệnh nhân: Bệnh tiểu đường được điều trị tối ưu khi bệnh nhân có thông tin đầy đủ. Điều trị bệnh tiểu đường sẽ thuận lợi khi bệnh nhân làm đúng việc săn sóc hàng ngày. Giáo dục phải nhấn mạnh tới khía cạnh thực hành và việc điều trị bao gồm: - Chế độ ăn. - Kỹ thuật theo dõi đường và cetone. - Hoạt động thể lực và thái độ tâm thần trong cuộc sống. - Dùng thuốc. Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình hoặc các người ở cùng phòng.
  2. 3- Thay đổi chế độ ăn: * Quan trọng với tất cả mọi loại tiểu đường, kể cả với bệnh nhân kém dung nạp đường. * Các mục tiêu của điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào: - Type tiểu đường. - Tình trạng béo phì. - Lượng mỡ bất thường trong máu. - Có các biến chứng của tiểu đường. - Đang được điều trị nội khoa. - Và cả theo sở thích, khả năng tài chính và yêu cầu của bệnh nhân. * Các mục tiêu của calorie đặt ra cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng. Giảm calorie chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo. * Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân dùng một chế độ Insuline hoặc thuốc Sulfamide hạ đường huyết cố định.
  3. * Thành phần món ăn, thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người tiểu đường không cố định. Sự quan tâm không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác. - Hydrate carbon: 55 - 60%, là chất chủ yếu cung cấp calorie ăn vào. Thức ăn có lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn phải có để cân bằng bữa ăn. - Protein: 10 - 20%, đủ cung cấp bilan nitrogen và tăng trưởng. Đối với các bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn lượng Protein. - Mỡ: 25 - 30%, phải hết sức hạn chế. Lượng Cholesterol ăn vào phải dưới 300 mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa. - Thức ăn có sợi 25 g/1000 kcal có thể làm chậm sự hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám, có thể làm giảm đường đồng thời hạ Cholesterol toàn bộ và Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
  4. - Các chất ngọt nhân tạo có thể dùng thay đường trong nước uống và một số thức ăn. Aspartame và Saccharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. * Cần hạn chế rượu: - Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng Insuline hoặc thuốc hạ đường huyết. - Rượu làm tăng Triglyceride cấp và mạn và rối loạn chuyển hóa chất Sulfamide. - Rượu có chứa đường cũng có thể gây tăng đường huyết. - Rượu làm thương tổn hệ thần kinh nặng hơn.
  5. Y học cổ truyền cũng rất chú ý đến vấn đề tiết chế trong điều trị bệnh Tiêu khát. Nhìn chung không có gì khác biệt so với y học hiện đại. * Hạn chế các chất cao lương mỹ vị, giảm ăn các chất cay, béo, ngọt. Nên ăn nhiều chất hoa quả, rau xanh, giá đậu, bí, ngô, nên uống nước trà xanh hàng ngày. * Giảm mỡ để tránh nê trệ hại Tỳ vị, không có lợi cho người bệnh. * Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc lá, vì rượu tính ôn vị cay phát tán vào cơ thể làm cho hao tân dịch, làm tăng bệnh và dễ gây biến chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2