intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 9)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

88
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị bằng châm cứu: a. Thể châm: Có thể chọn các huyệt sau: - Khát nhiều: Phế du, Thiếu thương. - Ăn nhiều: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý. - Tiểu nhiều: Thận du, Quan nguyên, Phục lưu, Thủy tuyền. b. Nhĩ châm: - Uống nhiều: Nội tiết, Phế, Vị. - Ăn nhiều: Nội tiết, Vị. - Tiểu nhiều: Nội tiết, Thận, Bàng quang. c. Mai hoa châm: Gõ dọc Bàng quang kinh hai bên cột sống từ Phế du đến Bàng quang du, kích thích vừa, mỗi lần 5 - 10 phút. Gõ cách nhật hoặc hàng ngày. 6/ Kinh nghiệm dân gian...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 9)

  1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 9) 5/ Điều trị bằng châm cứu: a. Thể châm: Có thể chọn các huyệt sau: - Khát nhiều: Phế du, Thiếu thương. - Ăn nhiều: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý. - Tiểu nhiều: Thận du, Quan nguyên, Phục lưu, Thủy tuyền. b. Nhĩ châm: - Uống nhiều: Nội tiết, Phế, Vị. - Ăn nhiều: Nội tiết, Vị. - Tiểu nhiều: Nội tiết, Thận, Bàng quang. c. Mai hoa châm:
  2. Gõ dọc Bàng quang kinh hai bên cột sống từ Phế du đến Bàng quang du, kích thích vừa, mỗi lần 5 - 10 phút. Gõ cách nhật hoặc hàng ngày. 6/ Kinh nghiệm dân gian đơn giản trị tiểu đường: - Bài thuốc kinh nghiệm 1: Bao gồm Dây lá khổ qua 40g, Lá đa 20g. Kinh nghiệm trên được GS. Bùi Chí Hiếu nghiên cứu trên thực nghiệm ghi nhận được có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm. Trên lâm sàng có hiệu quả ổn định đường huyết đối với loại tiểu đường không lệ thuộc Insuline. - Những kinh nghiệm dân gian khác: * Bí đao: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống thường xuyên, hàng ngày. * Rau cần tây: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần. * Củ cải 5 củ, gạo tẻ 150g, củ cải nấu chín, vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn thường xuyên. * Trái Khổ qua 250g, thịt 100g. Nấu canh ăn. * Tụy heo 250g, Hoài sơn 120g, Thiên hoa phấn 120g. Tụy heo giã nát trộn với bột thuốc. * Vỏ trắng rễ dâu, gạo nếp rang phồng mỗi thứ 50g. Sắc uống hàng ngày.
  3. VII- BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: A. BIẾN CHỨNG MẠN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: Bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị rất nhiều biến chứng làm thể trạng suy sụp. Trung bình các biến chứng xảy ra khoảng đến 20 năm sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt. Tuy nhiên cũng có vài người không bao giờ bị biến chứng hoặc biến chứng xuất hiện rất sớm. Một bệnh nhân có thể có nhiều biến chứng cùng một lúc và cũng có thể có một biến chứng nổi bật hơn tất cả. 1. Biến chứng ở mạch máu lớn: - Xơ cứng động mạch thường gặp trên người bị tiểu đường, xảy ra sớm hơn và nhiều chỗ hơn so với người không bệnh. - Xơ cứng động mạch ở mạch máu ngoại biên có thể gây tình trạng đi cách hồi, hoại thư và bất lực ở đàn ông. Bệnh động mạch vành và tai biến mạch máu não cũng hay xảy ra. Nhồi máu cơ tim thể không đau có thể xảy ra trên người bị tiểu đường và ta nên nghĩ đến biến chứng này khi bệnh nhân bị tiểu đường thình lình bị suy tim (T). Vì vậy phải làm ECG định kỳ và Doppler mạch máu để phát hiện sớm sang thương. 2. Biến chứng ở mạch máu nhỏ:
  4. - Sang thương xảy ra ở những mạch máu có đường kính nhỏ, có tính lan tỏa và đặc hiệu của tiểu đường. Ảnh hưởng chủ yếu lên 3 cơ quan: bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu thận và bệnh lý thần kinh. - Cơ chế bệnh sinh của sang thương mạch máu nhỏ chưa rõ. Có sự tham gia của rối loạn huyết động học như tăng hoạt tính của tiểu cầu, tăng tổng hợp Thromboxan A2 là chất co mạch và kết dính tiểu cầu, tạo điều kiện cho sự thành lập vi huyết khối. Ngoài ra sự tăng tích tụ Sorbitol và Fructose ở các mô, sự giảm nồng độ Myonositol cũng làm cho sang thương mạch máu trầm trọng hơn. Cuối cùng tình trạng cao huyết áp cũng làm nặng thêm bệnh lý vi mạch ở võng mạc và thận. - Sang thương được mô tả của mạch máu nhỏ là sự dày lên của màng đáy mao mạch và lớp dưới nội mạc của các tiểu động mạch. Nặng hơn nữa là sự biến mất của các tế bào chu bì bao quanh và nâng đỡ mạch máu. Tổn thương này hay gặp trong bệnh lý võng mạc và thận. Các sang thương mô học đầu tiên xảy ra sớm nhưng các biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khoảng 10 đến 15 năm sau khi bệnh đã khởi phát. 3. Bệnh lý võng mạc: - Thay đổi cơ bản: Thay đổi sớm nhất ở võng mạc là các mao quản tăng tính thấm. Sau đó những mao quản bị nghẽn tắc tạo nên các mạch lựu dạng túi hay hình thoi. Sang thương mạch máu kèm theo sự tăng tế bào nội mạc mao quản và
  5. sự biến mất của các tế bào chu bì (pericytes) bao quanh và nâng đỡ mạch máu. Ngoài ra còn có hiện tượng xuất huyết và xuất tiết ở võng mô. - Sang thương tăng sinh: Chủ yếu do tân tạo mạch máu và hóa sẹo. Cơ chế kích thích sự tăng sinh mạch máu không rõ, có giả thiết cho rằng nguyên nhân đầu tiên là tình trạng thiếu oxy do mao quản bị tắc nghẽn, 2 biến chứng trầm trọng của sang thương tăng sinh là xuất huyết trong dịch thể và bóc tách võng mô gây ra mù cấp tính. Thường sau 30 năm bị tiểu đường, hơn 80% bệnh nhân sẽ có bệnh lý võng mạc, khoảng 7% sẽ bị mù. Muốn phát hiện sớm các sang thương đầu tiên của võng mạc phải dùng phương pháp chụp động mạch võng mạc có huỳnh quang thì những sang thương vi mạch lựu sẽ phát hiện kịp thời, điều trị sớm, phòng ngừa diễn tiến của bệnh lý võng mạc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0