intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

162
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu So sánh sự khác nhau về hình ảnh lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu kết hợp với bệnh lý đái tháo đường và nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Qua 20 tháng (1/2005-9/2006) tại khoa TMH BV Chợ Rẫy, chúng tôi đã nhận điều trị 108 trường hợp “nhiễm trùng cổ sâu”, Trong đó có 19 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu kết hợp bệnh lý đái tháo đường và 89 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: SO SÁNH HÌNH ẢNH LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỚI BỆNH NHÂN KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỪ 1/ 2005 ĐẾN 9/ 2006 BS. Trần Anh Bích, BS. Trần Minh Trường TÓM TẮT Mục tiêu So sánh sự khác nhau về hình ảnh lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu kết hợp với bệnh lý đái tháo đường và nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Qua 20 tháng (1/2005-9/2006) tại khoa TMH BV Chợ Rẫy, chúng tôi đ ã nhận điều trị 108 trường hợp “nhiễm trùng cổ sâu”, Trong đó có 19 tr ường hợp nhiễm trùng cổ sâu kết hợp bệnh lý đái tháo đường và 89 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần.Chúng tôi nhận thấy có những đặc điểm khác biệt giữa hai nhóm về: nguyên nhân, biến chứng, vi trùng học, thời gian điều trị Kết quả
  2. Nhiễm trùng cổ sâu do răng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đ ường (31.6%) và không đái tháo đường(24.7%).Nhiễm trùng khoang cạnh họng thường gặp ở cả hai nhóm đái tháo đường(47.63%) và không đái tháo đường(43.8%).Klebsiella sp thường gặp ở nhóm đái tháo đường (50%),streptococcus sp thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần (54.76%).Nhóm đái tháo đường có thời gian nằm viện kéo dài (16 ngày-10,2 ngày),biến chứng nhiều hơn. Kết luận Bệnh nhân đái tháo đ ường thường nhạy cảm với nhiễm trùng cổ sâu. Đường huyết khó kiểm soát là yếu tố tiên lượng nặng.Vi trùng thường gặp là klebsiella.Thời gian điều trị kéo dài,biến chứng nặng. ĐẶT VẤN ĐỀ “Nhiễm trùng cổ sâu” là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các khoang và mạc vùng cổ với biểu hiện viêm mô tế bào hoặc apxe. Ngày nay mặc dù có nhiều lọai kháng sinh diệt khuẩn hiệu quả cao nhưng “nhiễm trùng cổ sâu” vẫn còn là bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng nặng như: nhiễm trùng lan rộng đến trung thất, huyết tắc mạch cảnh, vở mạch cảnh, suy hô hấp , choáng nhiễm trùng…. Những diễn biến của nhiễm trùng cổ sâu trở nên phức tạp, khó tiên lượng khi bệnh nhân có kết hợp bệnh lý nội khoa nặng.
  3. Đái tháo đường là một bệnh có tính hệ thống, ảnh hưởng toàn thân cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và hệ thống mạch máu. Qua 20 tháng chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ khá cao bệnh nhân “nhiễm trùng cổ sâu” kết hợp bệnh lý đái tháo đường. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng những bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu kèm theo bệnh lý đái tháo đường có đặc điểm lâm sàng khác biệt gì so với những bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần. Điều này thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu được chẩn đoán và điều trị tại khoa TMH bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2005 – 9/2006 Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu mô tả Các bước tiến hành Thu thập số liệu qua hồ sơ bệnh án bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu được chẩn đoán và điều trị tại khoa TMH bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2005 – 9/2006
  4. KẾT QUẢ Số trường hợp nghiên cứu Tổng số bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu trong nhóm nghiên cứu là 108 bệnh nhân.66 nam,42 nữ. Trong đó 19(17.59%) bệnh nhân có đái tháo đ ường và 89(82.4%) bệnh nhân không đái tháo đ ường.Tuổi từ 16 _83,trong đó bệnh nhân có đái tháo đường 59,5 tuổi,bệnh nhân không đái tháo đường 49,5 tuổi Nguyên nhân Đái tháo đường Không đái Nguyên nhân tháo đường Sâu răng 6(31.6%) 22(24.7%) Áp-xe quanh 0 2(2.2%) Amiđan 0 13(14.6%) Dị vật thực quản 2(10.4%) 2(2.2%) Viêm tuyến mang 0 4(4.4%) tai 0 2(2.2%) Viêm tuyến dưới
  5. hàm 11(57.9%) 37(41.5%) Viêm tuyến giáp Không rõ nguyên nhân Sâu răng là nguyên nhân thường gặp nhất trong nhiễm trùng cổ sâu chiếm 28 bệnh nhân, trong đó 22 (24.7%) bệnh nhân thuộc nhóm nhiễm t rùng cổ sâu đơn thuần, 6(31.6%)bệnh nhân trong nhóm có đái tháo đ ường.Dị vật thực quản là nguyên nhân thường gặp thứ 2 chiếm 14.6% trong nhóm không đái tháo đường Vị trí nhiễm trùng: Khoang cạnh họng thường gặp trong nhiễm trùng cổ sâu ở cả hai nhóm đái tháo đường (47.63%) và không đái tháo đường (43.8%) Vị trí Đái tháo đường Không đái tháo đường Khoang cạnh họng 9(47.63%) 39(43.8%) Khoang dưới hàm 4(21.05%) 24(26.96%) Khoang tuyến mang 2(10.5%) 5(5.6%)
  6. tai 0 14(15.7%) Khoang sau họng 0 3(3.4%) Khoang trước khí 4(21.05%) 4(4.54%) quản rộng các Lan khoang Vi trùng học: Những trường hợp nhiễm trùng cổ sâu được mổ dẫn lưu mủ,cấy mủ làm kháng sinh đồ. Vi trùng thường gặp trong nhiễm trùng cổ sâu có đái tháo đường là klebsiella sp (50%), trong nhóm không đái tháo đường là streptococcus sp (54.76%) Đái tháo Không đái Tổng Vi trùng đường(12) tháo đường(42) số(54) Klebsiella Sp 6(50%) 6(14.28%) 12 Streptococcus 4(33.3%) 23(54.76%) 27 Sp 0 4(9.52%) 4 Staphylococus
  7. aureus 1(8.33%) 5(11.90%) 6 Enterococcus Sp 0 1(2.38%) 1 Bacteroides 0 1(2.38%) 1 fragilis 0 1(2.38%) 1 Alcaligenes Sp 1(8.33%) 0 1 Lactococcus Sp 0 1(2.38%) 1 Edwardsiella Tasda Pseudomonas aeruginosa Biến chứng Biến chứng Đái tháo đường Không đái tháo đường Tắc nghẽn hô hấp 2 5 trên
  8. Lan trung thất 3 4 nhiễm Choáng 1 0 trùng Thời gian điều trị Thời gian nằm viện ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu: Có đái tháo đường là 16 ± 1.5 ngày. Không đái tháo đường 10.02 ± 2.6 ngày BÀN LUẬN Đái tháo đường là bệnh thường gặp với tỷ lệ khoảng 5% dân số . Bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện tổn thương các vi mạch, giảm miễn dịch thể dịch lẫn miễn dịch tế bào do đó có nguy cơ nhiễm trùng cao và khi đã xảy ra nhiễm trùng thì thường lan rộng và điều trị khó khăn. . Nhóm 108 tr ường hợp nhiễm trùng cổ sâu trong nghiên cứu của chúng tôi có 19 (17.59% )trường hợp có bệnh đái tháo đường . Tỷ lệ này vượt quá tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong dân số (5%). Kết quả này cho thấy đái tháo đường nhạy cảm với nhiễm trùng cổ sâu hay nói cách khác đái tháo đường là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng cổ sâu.
  9. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm có bệnh đái tháo đường tỷ lệ nhiễm trùng cổ sâu lan rộng(nhiễm trùng > 2 khoang vùng cổ) 21.05% nhiều hơn nhóm nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần 4.54%. Kết quả này là do suy yếu hệ vi mao mạch, suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Mẫu số chung của nhiễm trùng cổ sâu là nhiễm trùng lan rộng đến khoang cạnh họng và sau đó khi nhiễm trùng không được kiểm soát sẽ lan rộng đến trung thất. Nhóm bệnh nhân có đái tháo đường tỷ lệ lan đến khoang cạnh họng và trung thất cao có ý nghĩa so với nhóm không đái tháo đường. Về vi trùng trong nhiễm trùng cổ sâu thường là tạp khuẩn. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả vi trùng học qua cấy mủ từ ổ apxe cũng nhận thấy tạp khuẩn. Nhưng có một số điểm đáng lưu ý ở hai nhóm bệnh nhân này: nhiễm trùng cổ sâu nỗi bật 2 dòng vi khuẩn là klebsiella sp và streptococcus sp; đặc biệt nhóm đái tháo đường ưu thê' là klebsialla sp( 50%) ,còn trong nhóm không đái tháo đường ưu thê là streptococcus sp (54.76% ). Phát đồ điều trị nhiễm trùng cổ sâu là kiểm soát đường thở,rạch rộng dẩn lưu mủ,sử dung kháng sinh,chăm sóc vết mổ hằng ngày, nhưng có một đặc điểm đáng quan tâm là kiểm soát tốt đường huyết trong nhóm đái tháo đường là một trong những yếu tố quyết định kết quả điều trị. Một đặc điểm th ường thấy nhóm đái tháo đường báo hiệu nặng đường huyết vẫn không kiểm soát được mặc dù điều
  10. trị đái tháo đường tích cực …Như vậy nhiễm trùng lan rộng ảnh hưởng đến điều chỉnh đường huyết Thời gian điều trị nhóm bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu có đái tháo đ ường là 16 ± 1.5 ngày kéo dài hơn rõ rệt so với nhóm nhiễm trùng cổ sâu đơn thuần 10.02 ± 2.6 ngày, điều này cũng hợp lý với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu có đái tháo đường: nhiễm trùng thường lan rộng (dẫn đến thời gian dẫn lưu, cắt lọc kéo dài, sử dụng kháng sinh kéo dài), thời gian lành vết thương chậm(tưới máu ngoại vi kém dẫn đến kém dinh dưỡng cho vùng tổn thương, giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến phản ứng viêm kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường Tiêu chuẩn xuất viện thông thường đối với bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu khi bệnh nhân hết sốt, bạch cầu trong giới hạn bình thường, hố mổ sạch, lên mô hạt viêm, kháng sinh chích 7-10 ngày. Nhưng đối với bệnh nhân đái tháo đ ường phải kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhiểm trùng cổ sâu có kèm đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường thường nhạy cảm với nhiểm trùng  cổ sâu
  11. Bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu có đái tháo đường thường  nhiễm trùng lan rộng,biến chứng nặng Đường huyết dao động khó kiểm soát là yếu tố tiên lượng  nặng Vi trùng thường gặp Klebsiella sp  Thời gian điều trị kéo dài  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ĐẶNG CHI MAI –Vi khuẩn kỵ khí. Bộ Môn Vi Sinh-TĐHYD TpHCM. Vi khuẩn học. 2002. 22. 144-151 2. MAI THẾ TRẠCH –Điều trị đái tháo đường chưa có biến chứng. Bộ Môn Nội TĐHYD Tp HCM –NXB-Đà Nẵng 1997, 119 3. NGUYỄN HỮU KHÔI –Viêm tấy vùng cổ lan tỏa và nhiễm HIV . Nội san TMH -1997 4. NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG –Một số nhận xét về đặt điểm lâm sàng của nhiểm trùng cổ sâu. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú .2003. 24 -34 5. VÕ TẤN –Tai Mũi Họng Thực Hành –Tập I .NXB Y Học, xuất bản lần IV 1994
  12. 6. A.Parhiscar and G.Har-EL,Deep neck abscess a retrospective review of 210 ca ses,Ann Otol Rhinol Laryngol 110 (2001),PP.1051 -1054 7 . Bruce A. Scott, Charles M. Stiernberg, and Brian P. Driscoll. Deep Neck Space Infection s . In: Byron J. Bailey , MD, Head and Neck Surgery- Otolaryngology, Volume 1, 2 nd ed. Lippincott-Raven, Philadelphia, New York, 1998, 58: 819 – 35 8. C.S.Bryan,K.L.Reynolds and W.T. Metzger, Bacteremia in diabetic patients comparison of incidence and mortality with nondiabetic patients,Diabetes Care 8 (1985),pp.244-249 9. H.J.BECK, J.R. Salassa and T.V. McCaffrey et al. ,Life_threatening soft tissue infections of the neck, Laryngoscope 94(1984),pp.354 -362. 10. P.I.Will and R.P. Vernon Jr, complications of space infections of the head and neck,Laryngoscope 91 (1981),pp.1129-1136.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2