intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người khống chế nhiễm trùng ngoại khoa Những năm đầu của thế kỷ 19, phẫu

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người khống chế nhiễm trùng ngoại khoa Những năm đầu của thế kỷ 19, phẫu thuật ngoại khoa đã có mặt phổ biến ở tất cả các bệnh viện lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên, khi đó không mấy ai có ý thức đầy đủ về công việc phẫu thuật. Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ rất cao, vết thương nào cũng có mủ. Chẳng ai để tâm đến chuyện vốn từ xưa vẫn thường xảy ra ấy trừ một phẫu thuật viên lành nghề tên là Joseph Lister, khi đó đang phụ trách Khoa Ngoại lâm sàng của Bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người khống chế nhiễm trùng ngoại khoa Những năm đầu của thế kỷ 19, phẫu

  1. Người khống chế nhiễm trùng ngoại khoa Những năm đầu của thế kỷ 19, phẫu thuật ngoại khoa đã có mặt phổ biến ở tất cả các bệnh viện lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên, khi đó không mấy ai có ý thức đầy đủ về công việc phẫu thuật. Tỷ lệ nhiễm tr ùng sau mổ rất cao, vết thương nào cũng có mủ. Chẳng ai để tâm đến chuyện vốn từ xưa vẫn thường xảy ra ấy trừ một phẫu thuật vi ên lành nghề tên là Joseph Lister, khi đó đang phụ trách Khoa Ngoại lâm sàng của Bệnh viện Hoàng gia Glasgow (Anh)... Joseph Lister (1827-1912).
  2. Những viên gạch nền móng của kỹ thuật sát trùng Đầu thế kỷ 19, vai trò của phẫu thuật trong điều trị bệnh tật và thương tổn đã được khẳng định. Rất nhiều bệnh nhân đã qua cơn thập tử nhất sinh nhờ phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trong điều trị lại không thấy giảm đi là mấy. Không ít bệnh nhân tưởng đã được cứu sống nhờ phẫu thuật thì sau đó lại chết dần chết mòn vì những biến chứng do phẫu thuật. Chẳng ai hiểu nguyên nhân vì sao, càng không biết phương cách nào để phòng chống hiện trạng bi đát này. Tại Bệnh viện Hoàng gia Glasgow, những ca nhiễm trùng nặng và tử vong sau các cuộc phẫu thuật được cho là thành công luôn làm vị giáo sư trẻ Joseph Lister, năm đó mới 33 tuổi đang đảm nhiệm trọng trách Tr ưởng Khoa ngoại lâm sàng đau đầu và trăn trở. Lister để tâm chú ý và nhận thấy các vết thương gãy xương kín, mặc dù bị bầm giập nhiều nhưng sau khi điều trị vẫn dễ lành khỏi. Trái lại những vết thương hở có rách da thường dễ bị nhiễm trùng nặng, khó chữa khỏi và nguy hại cho tính mạng người bệnh. Vì sao thế nhỉ? Do vết thương có tiếp xúc với không khí ư? Có yếu tố gây nhiễm trùng luôn tồn tại trong không khí chăng? Lister suy nghĩ nhưng chưa tìm được câu trả lời. Năm 1865, trong một cuộc thảo luận về vấn đề nhiễm trùng với giáo sư hóa học Thomas Anderson, Lister được giới thiệu cuốn sách có nhan đề Nghiên cứu về hiện tượng thối rữa của nhà hóa học người Pháp Louis Pasteur, Lister thật ngạc
  3. nhiên và chú ý đến luận điểm của Pasteur cho rằng trong không khí có những mầm vi sinh vật, đây chính là nguyên nhân gây hiện tượng lên men và thối rữa. Phải chăng ở nơi phòng mổ, không khí cũng chứa đầy những mầm đó? Chúng bám vào bàn mổ, dao mổ, quần áo thầy thuốc mổ và khi lưỡi dao rạch trên da bệnh nhân cũng chính là lúc các mầm vi sinh vật xâm nhập vào các tổ chức thương tổn, phát triển và tạo thành mủ, có thật như vậy không? Lister suy nghĩ và ông quyết định phải loại bỏ các mầm vi sinh vật đó, nh ưng bằng cách nào nhỉ? Theo Pasteur, có thể dùng phương pháp đun sôi để loại bỏ vi khuẩn, nhưng tại bệnh viện thì thật khó áp dụng phương pháp này. Một buổi chiều, trong khi dạo chơi, Lister dừng lại trước một bể lớn chứa nước cống của thành phố. Nước đục đen ngòm, trên bề mặt phủ một chất nhầy đặc quánh. Lister cất công tìm hỏi nhiều người, hỏi cả vị giáo sư hóa học và được biết đó là chất acid carbolic, được dùng để thanh khiết, tẩy trùng. Đầu năm 1865, Lister quyết định thử nghiệm phương pháp tẩy trùng bằng acid carbolic cho các trường hợp gãy xương hở. Ông làm những gạc sát trùng tẩm acid carbolic (bây giờ gọi là phenol). Đối với những trường hợp gãy xương phức tạp, khó tránh khỏi nhiễm trùng và tử vong, ông còn rửa vết thương bằng acid carbolic và dùng gạc sát trùng tẩm acid carbolic băng kín lại, đồng thời thường xuyên thay gạc. Ông ngạc nhiên nhận thấy vết thương khô sạch, không có chút mủ nào và liền sẹo rất nhanh. Trong suốt 18 tháng liền, Lister đã dùng phương pháp này để điều trị thử nghiệm
  4. cho 12 bệnh nhân gãy xương hở, kết quả: 8 người khỏi hoàn toàn, 1 người bị hoại thư rồi cũng khỏi, 1 người phải cắt chi, chỉ có 2 người chết. Tháng 3/1867, trên tờ Lancet, nội san của giới khoa học Anh, Lister thông báo: "Một phương pháp mới để điều trị gãy xương có biến chứng" với 10/12 trường hợp đều khỏi (trừ 2 bị chết ngay) trong đó có 7 bị rách da nặng. V ài tháng sau ông cho xuất bản chuyên đề Về nguyên tắc sát trùng trong phẫu thuật để xác nhận những điểm cơ bản của phương pháp mới là hủy diệt các mầm bệnh không cho xâm nhập vào các vết thương hở bằng cách sát trùng. Ông đề ra cách băng bó vết thương với nhiều lớp gạc có tẩm acid phenic, các dụng cụ phẫu thuật đều đ ược ngâm trong dung dịch sát trùng, thậm chí ông còn sáng chế một máy bơm phun những hạt nước dịch acid carbolic 2% thành một màn sương mù trong phòng mổ để tiêu diệt các mầm bệnh có trong không khí.
  5. Bơm thuốc sát khuẩn trước khi làm phẫu thuật. Nhọc nhằn để được thừa nhận Sáng kiến của Lister ngay từ buổi đầu không đ ược các phẫu thuật viên người Anh chấp nhận dễ dàng. Trong nhiều năm (có đến 25 năm), từ khi Lister công bố công trình của mình, ở nhiều khoa lâm sàng, kỹ thuật sát trùng của ông không được áp dụng... Lúc này, chính bản thân Lister cũng chưa hiểu rõ quá trình nhiễm trùng, chưa hiểu acid carbolic chỉ có tác dụng bảo vệ những vết thương sớm nhưng kém hiệu quả đối với vết thương muộn. Thời đó người ta cũng chưa biết rằng ngoài những vi trùng ái khí (cần có không khí để phát triển) thường hiện diện
  6. tại vết thương hở, lại có những vi trùng yếm khí (không cần không khí) vẫn hoạt động nảy sinh trong vết thương kín. Vì vậy, sự phổ biến phương pháp sát trùng có nhiều khó khăn. Tại nước Anh, chỉ có 2 bệnh viện Liverpool và Manchester có những kết quả tốt nhờ cách sát trùng: trước kia thời gian lành vết thương là 6 tháng nay giảm còn 6 tuần lễ, tỷ lệ tử vong cũng hạ thấp: chỉ 10% các trường hợp cắt đoạn chi bị chết do nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số nước, đặc biệt là ở Đức, phương pháp của Lister được áp dụng rộng rãi. Từ năm 1875, Nussbaum đã áp dụng phương pháp này và trong một thời gian ngắn ông khống chế được chứng hoại thư và nhiễm khuẩn huyết. Nussbaum viết một cuốn sách mỏng trình bày kinh nghiệm của mình, góp phần phổ biến phương pháp của Lister sang các nước châu Âu. Dần dần phương pháp này được phổ biến và áp dụng tại Mỹ. Cuối cùng, các nhà khoa học trên quê hương Lister phải thừa nhận ông. Năm 1880, Lister nhận văn bằng danh dự của Trường đại học Oxford và Cambridge. 3 năm sau ông được phong huân tước. Mãi đến năm 1890, ông mới được tạp chí Lancet, một tạp chí thông thường chỉ chấp nhận các quan điểm y học trường phái Anh ca ngợi. Lúc đó đại đa số đồng nghiệp của Lister mới thay đổi quan điểm. Như vậy, khởi đầu từ kỹ thuật sát trùng của Lister, đến găng tay của Halsted, rồi khẩu trang của Mikulicz, kỹ thuật vô trùng ngày càng hoàn thiện.
  7. Ngày nay, acid carbolic trở thành di vật của một thời đã qua, nhưng Lister trở thành một nhà y học vĩ đại trong lịch sử, xứng đáng xếp ngang hàng với Virchow và Paster. Cho đến thời của Joseph Lister, vai trò của chất sát trùng trong khống chế bệnh lây nhiễm mới được nhận thức đầy đủ. Đây là mốc lịch sử quan trọng của ngoại khoa và cũng là một trong những nỗ lực sớm nhất để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa. Cuộc đời của Lister là những đóng góp to lớn cho y học. Sự thật lịch sử đó không thế lực nào phủ nhận được. Duy Anh (Theo The faces of Medicine)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2