BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần V - B
lượt xem 7
download
Thuốc Hủy Tiểu Huyết Cầu và Kháng Đông Những loại thuốc hủy tiểu huyết cầu mà có tác dụng ngăn chặn hoặc phá vỡ những cục máu nghẽn được sử dụng ở từng giai đoạn của bệnh tim. Chúng thường được phân loại là thuốc hủy tiểu cầu hay thuốc kháng đông. Tất cả các liệu pháp kháng nghẽn đều mang theo nguy cơ xuất huyết, mà có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm, bao gồm đột quỵ ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần V - B
- BỆNH TIM MẠCH VÀNH Phần V - B NGĂN NGỪA Thuốc Hủy Tiểu Huyết Cầu và Kháng Đông Những loại thuốc hủy tiểu huyết cầu mà có tác dụng ngăn chặn hoặc phá vỡ những cục máu nghẽn được sử dụng ở từng giai đoạn của bệnh tim. Chúng thường được phân loại là thuốc hủy tiểu cầu hay thuốc kháng đông. Tất cả các liệu pháp kháng nghẽn đều mang theo nguy cơ xuất huyết, mà có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm, bao gồm đột quỵ
- Embolism: clot that travels from site where it was formed: Cục máu nghẽn: cục máu di chuyển từ nơi nó được hình thành Thrombus: blood clot that forms in a vessel: cục máu nghẽn hình thành trong mạch máu. Một cục máu đông là một cục máu hình thành trong mạch máu và cư trú ở đó. Một cục máu nghẽn là một cục máu di chuyển từ n ơi nó hình thành đến một vị trí khác trong cơ thể. Máu đông và máu nghẽn có thể cư trú trong mạch máu và ngăn cản sự lưu thông máu ở vị trí đó làm cho các mô bị mất đi nguồn cung cấp máu và
- oxy. Việc này có thể dẫn đến tổn thương, hủy hoại, và thậm chí hoại tử các mô tế bào ở khu vực đó. Aspirin Thuốc Aspirin được biết đến là một loại thuốc kháng viêm không có chất steroid (NSAID). Nó ngăn chặn tiểu huyết cầu kết dính với nhau để hình thành những cục máu đông (tiểu huyết cầu là nguyên nhân chính gây tắt nghẽn). Một liều nhẹ thuốc aspirin uống hàng ngày (75 – 162 mg) thường là chọn lựa đầu tiên để ngăn chặn bệnh tim ở những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh này. Aspirin có thể ngăn chặn khoảng 25 – 50% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong ở những người đang mắc bệnh tim và có tiền sử về nhồi máu cơ tim. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ bị đột quỵ. Theo một báo cáo đánh giá năm 2006, aspirin có tác dụng đối với đàn ông và phụ nữ khá giống nhau. Aspirin được khuyến khích dùng cho việc ngăn ngừa bệnh tim đối với những nhóm người sau: • Người trưởng thành hiện tại không mắc bệnh động mạch vành mà được xem là có nguy cơ mắc bệnh • Tất cả bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch ngoại biên) Tác dụng phụ từ việc dùng thuốc aspirin dài hạn có thể bao gồm loét bao tử và xuất huyết. (Cũng có một nguy cơ tương đối cao bị đột quỵ do xuất huyết, mặc dù
- không phổ biến lắm. Ngoài ra, nguy cơ này có thể không quan trọng bằng việc bảo vệ chống lại loại đột quỵ phổ biến hơn, loại này gây ra bởi tắt nghẽn động mạch.) Stomach: Bao tử Peptic ulcers may lead to bleeding, perforation, or other emergencies: Loét bao tử có thể dẫn đến xuất huyết, lủng lỗ, hoặc các tình trạng nguy cấp khác. Loét bao tử có thể dẫn đến những tình trạng nguy kịch. Đau bụng dữ dội cộng với xuất huyết hoặc không có xuất huyết có thể cho thấy lỗ thủng của phần loét trong
- bao tử hoặc tá tràng. Trường hợp nôn mửa ra một chất giống như bột cà phê, hoặc phân có màu đen như hắc ín, có thể cho thấy bị xuất huyết nghiêm trọng. Clopidogrel. Clopidogrel (Plavix) là một loại thuốc hủy tiểu cầu thuộc nhóm thienopyridine. Đối với đa số bệnh nhân, dùng Clopidogrel cùng với aspirin để ngăn ngừa bệnh tim là không được khuyến khích, vì nó không mang lại lợi ích quan trọng nào, quá tốn kém, và làm gia tăng nguy cơ bị xuất huyết. Nó có thể dùng thay thế cho aspirin đối với những bệnh nhân bị dị ứng với aspirin hoặc c ơ thể bài kháng aspirin. Khi uống chung với aspirin, clopidogrel đ ược khuyến khích cho những bệnh nhân mắc phải hội chứng mạch vành cấp tính (đau thắt ngực không ổn định hoặc có những dấu hiệu ban đầu của nhồi máu c ơ tim) hoặc những bệnh nhân có gắn stent dẫn thuốc. Theo một báo cáo năm 2007 của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ, những bệnh nhân có gắn stent dẫn thuốc phải sử dụng cả aspirin và thienopyridine (là nhóm thuốc hủy tiểu cầu ức chế ADP receptor/P2Y12, và clopidogrel thuốc nhóm thuốc này) trong ít nhất một năm sau khi gắn stent.
- Location Markers: Dấu mốc vị trí Inflated Balloon with Drug Coated Stent: Bong bóng được bơm phồng trong ống Stent có bọc thuốc Stent Delivery Catheter: Ống thông dẫn truyền An example of a drug-eluting stent. (Một ví dụ về ống stent dẫn thuốc) Clopidogrel cũng được khuyến khích cho những bệnh nhân đang thực hiện phẫu thuật đặt ống thông mạch (angioplasty). Đối với những bệnh nhân chuẩn bị l àm phẫu thuật bắt cầu mạch vành (coronary bypass surgery), nên ngưng dùng thuốc ít nhất 5 đến 7 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật vì nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành kiểm tra xem việc dùng chung
- clopidogrel và aspirin có hiệu quả hơn là chỉ dùng riêng aspirin để làm giảm những nguy cơ xuất hiện sau khi thực hiện phẫu thuật bắt cầu mạch vành không.
- Balloon Angioplasty (Ph ẫu Thuật Đặt Ống Thông Bong Bóng)
- Artery: Động mạch Plaque: Mảng vữa Balloon catheter: Ống dẫn gắn bong bóng Inflated balloon: Bong bóng được bơm phồng lên Compressed plaque: Mảng vữa bị đè nén vào thành động mạch Warfarin và Thuốc Kháng Đông. Thuốc kháng đông là những loại thuốc ngăn ngừa hoặc làm trì hoãn tiến trình đông máu và hình thành các cục máu đông. Warfarin (Coumadin) là một loại thuốc kháng đông uống bằng miệng. Nó giúp ngăn ngừa các cục máu bằng cách ức chế vitamin K. Warfarin được dùng cho những bệnh nhân có gắn van tim nhân tạo và dùng để ngăn ngừa máu đông ở những bệnh nhân mắc chứng rung tâm nhĩ (atrial fibrillation). Trị liệu bằng warfarin có nguy cơ bị xuất huyết, và tiến trình đông máu phải được theo dõi thường xuyên bằng những cuộc xét nghiệm máu. Một phần ba dân số một cách di truyền có nguy cơ xuất huyết khi dùng warfarin. Vào năm 2007, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận một cuộc xét nghiệm di truyền để giúp các bác sĩ xác định xem bệnh nhân nào có thể đặc biệt nhạy cảm với loại thuốc này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh tim mạch vành
5 p | 205 | 37
-
Ngừa bệnh động mạch vành ở người cao tuổi
6 p | 102 | 11
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 21
71 p | 89 | 7
-
Nghiên cứu ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm framingham qua 500 trường hợp
7 p | 69 | 7
-
6 Dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch
5 p | 101 | 6
-
Khảo sát độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim qua thành ngực ở người bệnh động mạch vành
6 p | 12 | 5
-
Nghiên cứu áp dụng thang điểm framingham nhằm lượng định nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương
6 p | 71 | 5
-
Bệnh động mạch vành có thể phòng ngừa được
5 p | 96 | 5
-
Thực trạng quản lý huyết áp, đường máu và lipid máu ở người bệnh động mạch vành sau đặt stent tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
9 p | 6 | 4
-
Khảo sát kết quả kiểm soát mục tiêu nồng độ LDL-C huyết thanh ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn đã điều trị rosuvastatin 10mg tại Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2021-2022
5 p | 15 | 3
-
Chỉ số mạch tim - cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
7 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
7 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu nồng độ 25-hydroxy vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh động mạch vành
8 p | 9 | 3
-
Các xu hướng mới trong chẩn đoán các bệnh tim mạch
6 p | 21 | 3
-
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành
171 p | 33 | 3
-
Liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL trên điện tâm đồ với tổn thương động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định
7 p | 15 | 2
-
Bài giảng Suy tim và bệnh lý mạch vành - Ts Ngô Minh Hùng
48 p | 29 | 2
-
Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện
6 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn