Bệnh tự kỷ: đâu chỉ ở trẻ em
lượt xem 2
download
Tự kỷ là một rối loạn phát triển xuất hiện từ lúc mới sinh hoặc trong những tháng đầu đời của trẻ. Ở nước ta, việc phát hiện những cháu bé có tình trạng tự kỷ đang ngày một nhiều và sớm hơn. Vì tự kỷ là một tập hợp các triệu chứng thần kinh,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh tự kỷ: đâu chỉ ở trẻ em
- Bệnh tự kỷ: đâu chỉ ở trẻ em Tự kỷ là một rối loạn phát triển xuất hiện từ lúc mới sinh hoặc trong những tháng đầu đời của trẻ. Ở nước ta, việc phát hiện những cháu bé có tình trạng tự kỷ đang ngày một nhiều và sớm hơn. Chưa rõ nguyên nhân Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện ở nước ta ngày càng nhiều: từ 23 bệnh nhân năm 2004 lên đến 425 bệnh nhân năm 2008, nhưng chắc chắn con số thực tế còn cao hơn. Bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp, trưởng khoa khám trẻ em bệnh viện tâm thần cho biết ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng quan về tự kỷ, mỗi bệnh viện tự nghiên cứu và có số liệu khám chữa bệnh riêng của mình. Vì tự kỷ là một tập hợp các triệu chứng thần kinh, tâm sinh lý, nên không thể cứ thấy có vài triệu chứng giông giống là vội vàng kết luận tự kỷ. Những kết luận thiếu kỹ lưỡng có thể biến những em chậm phát triển về tâm thần, những trường hợp tăng động, giảm chú ý, những trường hợp động kinh gây ra mất ngôn ngữ, thậm chí những em bị điếc câm, cũng có người nhầm lẫn là tự kỷ. Những biểu hiện rõ rệt
- nhất của tự kỷ là trẻ không có ngôn ngữ (trẻ ở độ tuổi lên ba, lên bốn mà chưa nói), hoặc thoái hoá ngôn ngữ (lúc hơn một tuổi có nói bập bẹ nhưng lên đến hai tuổi thì không biết nói), trẻ không giao tiếp, không thiết lập được quan hệ giao tiếp (không biết người ta đang nói chuyện với mình, kêu gọi không nghe, chơi một mình, không thích hôn hít bồng ẵm), có những hành vi rập khuôn (ngồi lắc lư không ngừng, chơi với hai bàn tay của mình cả ngày, đi trên các đầu ngón chân, vặn vẹo bàn tay, xoay vòng vòng quanh thân mình…), có trẻ tự làm đau mình, có trẻ đánh cấu những người chăm sóc hay lại gần mình. Tuy nhiên, vì tự kỷ là một tập hợp nhiều biểu hiện tâm thần, nên cần hết sức thận trọng khi kết luận bệnh. Có nhiều trường hợp chỉ bị rối loạn hành vi nhưng được chẩn đoán tự kỷ, gây ra áp lực quá sức cho phụ huynh, vợ chồng trách móc lẫn nhau thậm chí ly dị chỉ vì không thống nhất được cách nuôi và chữa bệnh cho con. Tự kỷ không thể chữa khỏi bằng thuốc Tiến sĩ – bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch hội đồng quản trị trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí cho biết, có những yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng trên sự phát triển não của trẻ tự kỷ. Những yếu tố môi trường bao gồm thói quen ăn uống, hệ thống miễn dịch, stress trước sinh, các thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thuốc và một số bệnh lý khác (không có mối quan hệ giữa tự kỷ và các thuốc tiêm chủng). Bác sĩ Diệp khẳng định thêm tự kỷ là bệnh thần kinh mãn tính, không thể chữa hết hoàn toàn, do đó vấn đề trị liệu bệnh tự kỷ gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là dùng phương pháp can thiệp tâm lý, giáo dục. Trong quá trình chẩn đoán và điều trị, tuỳ từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cho uống thuốc bổ trợ. Chẳng hạn như bệnh nhi bị tự kỷ kèm theo rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp cải thiện giấc ngủ, hoặc bệnh nhi tự kỷ kèm theo rối loạn hành vi như cào cấu, tự làm đau mình, bác sĩ kê thuốc giúp cải thiện về cảm xúc, hành vi. Những loại thuốc bổ não như omega 3, thuốc giúp tăng tuần hoàn não cũng chỉ là liệu pháp bổ trợ, không bao giờ chữa khỏi tự kỷ. Tự kỷ có cả ở người lớn Bác sĩ Mẫm cho biết, chứng tự kỷ cần được phát hiện sớm để trẻ được điều trị và giáo dục trước năm tuổi là thời gian não phát triển tối đa. Nhờ đó, trẻ có thể tiến bộ đáng kể về
- giao tiếp, kỹ năng xã hội và giảm bớt những hành vi rập khuôn. Tuy nhiên khi trẻ đến tuổi vị thành niên và trở thành người lớn, thì chưa có cơ sở nào tiếp nhận người tự kỷ để giúp họ có việc làm phù hợp với năng lực. Trên thực tế, việc chữa trị và chăm sóc trẻ tự kỷ ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn vì chưa được đầu tư đúng mức. Cả nước chưa có cơ sở chính thức của Nhà nước để chăm sóc và điều trị trẻ tự kỷ, và trẻ tự kỷ cũng không được hưởng bảo hiểm y tế như các chứng bệnh khác. Một số các trường chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ được thành lập gần đây đều do tư nhân (giáo viên đặc biệt và phụ huynh) xây dựng và học phí tương đối cao nên các gia đình nghèo không có khả năng gởi con đến các trường này. Tại Việt Nam, chưa có thống kê về chứng tự kỷ ở người lớn, vì các bác sĩ tâm thần xem tự kỷ là một dạng tâm thần phân liệt. Bác sĩ Diệp thông tin thêm: ở Việt Nam mới nghiên cứu, học hỏi về tự kỷ từ đầu thập niên 1990, đi sau thế giới 50 năm 8 tháng cùng con chữa bệnh tự kỷ Mẹ bỗng hoang mang lo sợ khi thấy con trai 20 tháng tuổi không biết chỉ ngón trỏ, gọi không quay lại, không phân biệt được người thân, không hiểu lời người lớn nói... Mỗi một ngày trôi đi mẹ lại thấy tiếc nên càng phải gấp gáp cho con hơn nữa. Dù trong mắt hàng xóm con vẫn bình thường, hơi “chậm nói”, nhưng chỉ có mẹ mới hiểu con thiếu hụt nhường nào so với các bạn cùng trang lứa, hay thậm chí so với các em kém con cả nửa năm. Mẹ đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ. Mẹ mải mê với bộn bề công việc để kiếm sống nên cứ mặc kệ con, cứ để con lớn lên với cái tivi, với chị giúp việc chưa đầy 20 tuổi luôn mải mê với điện thoại. Khi cho con ăn, chỉ cần chị giúp việc lườm một cái, chỉ cần chị lấy tay đập đập xuống gối là con le te hay miễn cưỡng chạy vào ăn dù có muốn hay không. Lúc đó mẹ lại cho rằng
- con mình ngoan thế, biết nghe lời chị. Mẹ chẳng làm được như vậy, mẹ đâu biết rằng con sợ chị giúp việc nên bảo gì phải ghe nấy. Con 20 tháng tuổi, vì tiết kiệm cho gia đình và vì nghĩ con đủ tuổi để đến lớp cho có bạn có bè, để con có thể phát triển tốt hơn, nên mẹ cho chị giúp việc nghỉ. Mẹ bỗng nhận ra rằng con như một tờ giấy trắng, cái gì cũng không biết. Mẹ lên mạng tìm hiểu từ "tự kỷ" thì con trai mẹ nằm trong "danh sách đỏ" rồi. Con không biết chỉ ngón trỏ, gọi không quay lại, không phân biệt được người thân, không hiểu lời người lớn nói... Mẹ hoang mang lo sợ cho con đi khám và bác sĩ kết luận là con đang có "nguy cơ tự kỷ". Chắc bác sĩ ưu ái con nên cho thêm từ "nguy cơ' đằng trước, nhưng chỉ có mẹ mới hiểu con thế nào. Sau cái kết luận ấy, mẹ chẳng thể chủ quan được nữa. Ban ngày chơi với con, ban đêm mẹ như cò vạc tìm bới thông tin, càng đọc càng hoang mang, càng tự trách mình đã thờ ơ với con quá. Đề bù đắp lại, mẹ và bố cố gắng nói chuyện về con. Bố dường như không chấp nhận sự thật, hay nói với mẹ rằng “anh đọc trên mạng lúc thì rất đúng, lúc lại không phải (con bị tự kỷ)”. Mẹ phải cố gắng thuyết phục cả bố cùng cố gắng chăm sóc con, chơi với con nhiều nhất có thể. Cứ cố gắng làm tất cả cho con để nếu con không phải tự kỷ thì là một phúc đức của nhà mình, chứ để đến khi quá muộn thì hối hận cũng chả kịp đâu. Thời gian đầu, nhà lúc nào cũng rối ren, om sòm. Bố mẹ nói chuyện với ông bà nội chuyện của con để đón anh con lên ở cùng, trong căn phòng thuê khoảng 15 mét vuông. Anh ương bướng, chả chịu nhường em, mè nheo, đêm nhất định phải nằm ngủ với mẹ. Thằng em vừa thiu thiu thì thằng anh khóc ầm lên và ngược lại, bố mẹ đến là nẫu ruột. Rồi dần dần anh con cũng cố chấp nhận ngủ với bố, vì bài học của bố “đàn ông ai lại khóc nhè, hay đọc bài thơ "Làm anh thật khó" ”… Bố giảng giải đủ điều cho anh con -
- mới chỉ 4 tuổi. Rồi mọi chuyện cũng dần dần vào quỹ đạo. “Sư phụ” của con là anh, tương tác với con nhiều chính là anh, bày trò cho con chơi chính là anh, hay làm con đau, con khóc, hay những cú ngã đau gây ra cho con cũng chính là anh. Trong môi trường “cạnh tranh” đó, mẹ cảm nhận con vui hơn, bắt chước anh nhiều hơn. Dù chưa chủ động, nhưng "sư phụ" của con làm nhiều cái mà mẹ không thể làm được. Cảm ơn chàng trai láu cá nghịch ngợm số 1 của mẹ. Sau 8 tháng “can thiệp” cho con, “ thời gian vàng” cũng sắp hết, mẹ luôn luôn cố gắng chơi với con theo bản năng nhiều nhất có thể, học được cái gì hay mẹ lại nói với bố. Từ đó, bố cũng thay đổi hẳn, đi làm về sớm, dẫn con đi chơi. Hoặc bố nấu ăn, làm những công việc nhà để 3 mẹ con ra đường xem hoa, xem xe cộ, xem những dòng người qua lại bên đường. Những cách can thiệp cho con mẹ học được trên một diễn đàn của các bà mẹ cùng có con bị tự kỷ. Cái gì bí quá, mẹ lên đó nhờ tư vấn, và nhờ cô giáo can thiệp cá nhân của con tư vấn, lên chương trình, giúp mẹ, giúp bố, giúp anh Kay chơi với con nhiều hơn. Nhiều khi đơn giản chỉ là chơi, là dành nhiều thời gian cho con, tạo cho con chủ động, hứng khởi trong mỗi trò chơi. Giờ đây, con trai mẹ chuẩn bị tròn 29 tháng tuổi, đã biết nói dù còn ngọng líu lo, đã biết thể hiện mỗi khi muốn gì đó. Mẹ cảm ơn các bác đi trước, luôn luôn chia sẻ những kinh nghiệm, những đúc kết từ thực tế, để cho các bà mẹ mới, cho các thế hệ sau phát hiện sớm hơn, can thiệp sớm hơn cho các con có nguy cơ bị tự kỷ , đúng cách hơn và chuyên nghiệp hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chứng tự kỷ ở trẻ em
2 p | 303 | 58
-
Những thắc mắc trong thời kỳ cho bé ăn dặm
3 p | 93 | 19
-
Dấu hiệu cho thấy con bạn bị tự kỷ
5 p | 128 | 14
-
Tai nạn thương tích ở trẻ em và biện pháp phòng chống dựa vào nhà trường
5 p | 126 | 11
-
Tuổi bắt đầu học chữ
5 p | 77 | 9
-
Phát hiện tự kỷ từ 6 tháng tuổi
6 p | 85 | 8
-
10 độc chất hàng đầu gây bệnh tự kỷ
5 p | 98 | 7
-
Làm sao để biết những dấu hiệu báo trẻ bị tự kỷ
4 p | 103 | 5
-
Cho bé nghe nhạc vàng – Coi chừng mắc bệnh tự kỷ
6 p | 64 | 5
-
Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
8 p | 85 | 5
-
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng trẻ em tại khoa quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương
7 p | 39 | 4
-
Phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em
5 p | 68 | 4
-
Hiện tượng đau không rõ nguyên nhân ở trẻ em
2 p | 119 | 4
-
Tại sao trẻ bị đau đầu?
3 p | 73 | 3
-
Nhà có trẻ tự kỷ
5 p | 54 | 2
-
Hồi sức kịp thời và điều trị bỏng nặng ở trẻ em
9 p | 20 | 2
-
Kết quả điều trị dị dạng lõm ngực ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
6 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn