intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH XƠ HÓA TOÀN THÂN DO THẬN/BỆNH DA XƠ HÓA DO THẬN

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ tháng 6/2006, FDA đã thông báo về một lọai bệnh mới xuất hiện, gọi là Xơ hóa toàn thân do Thận/ bệnh Da xơ hóa do thận (Nephrogenic Systemic Fibrosis / Nephrogenic Fibrosing Dermopathy (NSF/NFD). Bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân được dùng thuốc cản quang để chụp hình cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging scan (MRI) hoặc chụp mạch máu cộng hưởng từ (magnetic resonance angiography (MRA).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH XƠ HÓA TOÀN THÂN DO THẬN/BỆNH DA XƠ HÓA DO THẬN

  1. BỆNH XƠ HÓA TOÀN THÂN DO THẬN/ BỆNH DA XƠ HÓA DO THẬN Từ tháng 6/2006, FDA đã thông báo về một lọai bệnh mới xuất hiện, gọi là Xơ hóa toàn thân do Thận/ bệnh Da xơ hóa do thận (Nephrogenic Systemic Fibrosis / Nephrogenic Fibrosing Dermopathy (NSF/NFD). Bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân được dùng thuốc cản quang để chụp hình cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging scan (MRI) hoặc chụp mạch máu cộng hưởng từ (magnetic resonance angiography (MRA). Từ ngày 21 tháng 12/2006, 90 bệnh nhân đã được FDA thông báo mắc bệnh này: tất cả đều có suy chức năng thận từ trung bình (GFR
  2. - Da: cảm giác nóng rát hoặc ngứa, có nhiều mảng đỏ da hoặc da sậm màu, và/ hoặc phù nề vùng da này, kèm cứng da đôi khi lầm với xơ cứng bì. Vùng da hay bị tổn thương ở thân và 2 chi dưới. Da có khuynh hướng dày lên dần làm giới hạn cử động khép và gập khớp. - Mắt: có những đốm vàng nổi cộm lên nền của củng mạc. - Cơ xương khớp: cứng khớp, giới hạn cử động khớp ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân, cảm giác đau sâu trong x ương chậu, hoặc xương sườn, và/hoặc yếu cơ. Bệnh được chẩn đóan dựa vào sinh thiết da phát hiện có hiện t ượng xơ hóa da và mô liên kết lan tỏa toàn thân. Sau đó bệnh nhân có thể bị xơ hóa lan tỏa đến nhiều cơ quan, và có thể gây tử vong. Khuyến cáo chung dành cho nhân viên y tế - Trước mọi bệnh nhân có chức năng thận suy ở mức trung bình cho đến suy nặng ở giai đoạn cuối: Cần thận trọng và cân nhắc về lợi ích lẫn nguy cơ gây bệnh NSF/NFD của thuốc cản quang chứa Gadolinium. Nếu có chỉ định chụp th ì nên hoặc chọn phương pháp chẩn đóan hình ảnh khác và/hoặc chất cản quang khác nếu được. Giải thích cho bệnh nhân về nguy cơ gây bệnh trước chụp MRI và MRA.
  3. - Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào về hiệu quả của lọc thận nhân tạo để ph òng ngừa hoặc điều trị bệnh NSF/NFD, cần cân nhắc chỉ định lọc thận trên nhóm bn suy thận trung bình và nặng ngay sau khi chụp MRI hoặc MRA có dùng thuốc cản quang chứa Gadolinium nhằm lọai bỏ Gadolinium ra khỏi tuần hòan. Tốc độ thải lọai Gadolium là 78%, 96%, và 99% sau 1, 2 và 3 lần lọc thận nhân tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2