intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí đái

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

192
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần phân biệt bí đái với vô niệu. Bí đái là không thể đái được khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, còn vô niệu là do thận không bài tiết nước tiểu, bàng quang vẫn rỗng. Bí đái cấp tính có thể do bị tê tuỷ sống, hoặc sau khi sinh đẻ gây nên. Bệnh có thể gặp ở những bệnh nhân nam giới cao tuổi bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, hoặc ở bệnh nhân thanh niên hay trung niên bị thắt hẹp niệu đạo (di chứng của bệnh lậu, hoặc bị chấn thương) hoặc do sỏi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí đái

  1. Bí đái - Cần phân biệt bí đái với vô niệu. Bí đái là không thể đái được khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, còn vô niệu là do thận không bài tiết nước tiểu, bàng quang vẫn rỗng. - Bí đái cấp tính có thể do bị tê tuỷ sống, hoặc sau khi sinh đẻ gây nên. Bệnh có thể gặp ở những bệnh nhân nam giới cao tuổi bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, hoặc ở bệnh nhân thanh niên hay trung niên bị thắt hẹp niệu đạo (di chứng của bệnh lậu, hoặc bị chấn thương) hoặc do sỏi niệu đạo. Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều. - Bí đái kéo dài chủ yếu do nhiều rối loạn chức năng khác nhau gây nên. Người bệnh có thể âm thầm chịu đựng mặc dầu bàng quang bị căng tức. - Điều trị: chọn huyệt tại chỗ phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích mạnh.
  2. - Chỉ định huyệt: (a) Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao. (b) Bàng quang du, Thứ liêu, Âm lăng tuyền. - Ghi chú: - a-Thường sử dụng những huyệt thuộc nhóm (a). Khi châm huyệt uan nguyên và huyệt Trung cực, cảm giác có thể lan truyền tới lỗ niệu đạo. Liên tục vê kim 3 – 5 phút trên huyệt Tam âm giao. Nếu kết quả không rõ rệt thì có thể kích thích các huyệt thuộc nhóm (b). - b- Nếu không kết quả, kể cả châm cứu lẫn điều trị nội khoa bằng Tây y và Y học cổ truyền, và cũng không thể thông được, nên tiến hành châm bên trên xương mu hoặc phẫu thuật mở bàng quang.
  3. Bệnh suy nhược thần kinh - Là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng bệnh thường thay đổi, những triệu chứng chính thường là mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo buồn. - Các triệu chứng khác thường do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai… Nếu bệnh nhân có những triệu chứng kể trên, dù không phát hiện được một biểu hiện bệnh lý thực thể nào khi khám bệnh, vẫn có thể chẩn đoán được là suy nhược thần kinh. - Điều trị: Chọn huyệt thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc là chủ yếu, phối hợp các huyệt vị theo triệu chứng. Châm kích thích vừa phải hoặc nhẹ. Có thể gõ bằng kim hoa mai. - Chỉ định huyệt: Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Bách hội.
  4. Ghi chú: Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 – 30 phút. Nếu áp dụng gõ kim hoa mai thì gõ dọc theo hai bên cột sống, nhất là dọc theo vùng cột sống cổ và cột sống cùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0