intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí mật năng lượng bóng tối

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nó chiếm đến 3/4 những gì có trong vũ trụ. Nó kéo giãn không gian thời gian giống như một mẩu cao su bình thường. Và nó khiến các nhà nghiên cứu phát điện phải quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí mật năng lượng bóng tối

  1. Bí mật năng lượng bóng tối Nó chiếm đến 3/4 những gì có trong vũ trụ. Nó kéo giãn không gian - thời gian giống như một mẩu cao su bình thường. Và nó khiến các nhà nghiên cứu phát điện phải quan tâm. Đó là năng lượng bóng tối, bí ẩn lớn nhất của vật chất. Năng lượng bóng tối bao trùm khắp nơi trong vũ trụ. Nó có thể khiến toàn bộ các thiên hà chuyển động, nhưng không thể nhìn thấy nó! Đầu năm 1998, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vũ trụ đang nở ra quá nhanh. Một kết quả không được mong đợi. Chắc chắn là cách đây khoảng 15 tỉ năm, vào thời điểm của vụ nổ big bang, vũ trụ cũng đã một lần đột ngột mở rộng: kích thước của nó tăng đến 1050 lần chỉ trong một tích tắc! Nhưng sự nới rộng kinh khủng này dần giảm đi theo dòng thời gian, dưới tác dụng của lực hấp dẫn vũ trụ (kéo các hành tinh, ngôi sao lại gần nhau). “Chúng tôi cũng đã có bằng chứng về sự giãn nở ngày càng nhanh này nhờ vào một số ngôi sao cực sáng - ông Jean-Philippe Uzan, nhà vũ trụ học thuộc Viện Vật lý thiên văn Paris giải thích - Đó là những ngôi sao đang ở thời điểm cuối cuộc đời tỏa ra một thứ ánh sáng phi thường, chiếu sáng cả vũ trụ như một ngọn đèn pha. Điều lợi là cường độ ánh sáng của các ngôi sao này luôn ổn định. Vì thế chúng tôi có thể
  2. sử dụng nó như một phương tiện hữu hiệu để đo khoảng cách giữa chúng ta với ngôi sao sắp chết. Càng ở gần chúng ta, nó càng sáng hơn”. Các nhà thiên văn học đã ghi vào danh mục một số lượng lớn các ngôi sao cực sáng này, sau đó họ tính toán khoảng cách giữa chúng và trái đất. “Nhìn chung, các ngôi sao cực sáng thường kém sáng hơn trước đây. Điều đó có nghĩa là chúng ta ngày càng ở xa chúng hơn là dự đoán. Nói một cách khác, vũ trụ đã giãn nở nhanh hơn, khiến cho khoảng cách giữa trái đất và các ngôi sao cực sáng ngày càng tăng”. Sự giãn nở của vũ trụ này trở thành bằng chứng đầu tiên cho sự tồn tại của một năng lượng bóng tối. Các nhà nghiên cứu không còn có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phát minh ra khái niệm “năng lượng bóng tối”, một dạng vật chất “đẩy” (bởi vì nó đẩy các thiên hà cách xa lẫn nhau), để giải thích sự tăng tốc mà họ quan sát được. Nhưng không thể tưởng tượng được các hạt mang nguồn năng lượng này như thế nào. Thậm chí ngay cả khi viện đến các phương trình phức tạp nhất, các nhà vật lý học cũng không thể trả lời câu hỏi này. Năng lượng bóng tối hoàn toàn là một vấn đề mới và bí ẩn! Một bằng chứng khác vừa được phát hiện vào tháng 10/2003. Lần này là từ các foton quang tử, các hạt mang ánh sáng. Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã quan tâm đến các foton quang tử có hành trình dài, đi qua các đám thiên hà với hàng trăm triệu năm ánh sáng đường kính trước khi đến được trái đất. Thông thường, năng lượng của một foton quang tử không bị ảnh hưởng bởi chặng đường nó đi qua. Đó là lý thuyết trên giấy... Thực tế, các foton quang tử được bổ sung thêm một chút xíu năng lượng từ bên ngoài! Một điều bất bình thường chỉ có thể giải thích bằng tác động của năng lượng bóng tối. Nó góp phần giúp các foton quang tử thoát khỏi lực hấp dẫn. Những suy đoán giúp các nhà khoa học ngày càng tiến gần đến năng lượng bóng tối. Nhưng vẫn thực sự chưa chứng minh được nó. Trong khi nguồn năng lượng
  3. này chiếm phần lớn trong tổng số năng lượng của vũ trụ. Để giải thích cuộc trốn chạy cuống cuồng của các thiên hà, cần phải chấp nhận rằng năng lượng bóng tối chiếm đến 70% năng lượng hiện có trong thế giới của chúng ta! Thế nhưng, chưa một chiếc máy thăm dò nào có thể túm bắt được nó, thậm chí ngay cả trong mơ. Để giải quyết bài toán hóc búa này, các nhà vũ trụ học đã thử xác định nguồn gốc của năng lượng này. Và một trong số các giả thuyết chính lại là... chân không! Để hiểu được loại chân không... đầy tràn năng lượng này, bạn hãy tưởng tượng khoảng không giống như bề mặt đại dương. Quan sát từ bầu trời, nó bằng phẳng. Nhưng nếu nhìn gần hơn, người ta thấy rằng bề mặt này bao gồm những chỗ trũng và chỗ phồng. Thực tế là bề mặt phẳng chỉ là mức bình quân và những chỗ trũng tạo nên chỗ phồng. Tương tự như vậy với năng lượng chân không: một khối lượng chân không nói chung không có chứa một phân tử nào. Nhưng nếu nhìn gần hơn, chân không được tạo thành bởi một đại dương sôi sục các hạt xuất hiện rồi tự phá hủy lẫn nhau khi chúng gặp nhau. Các hạt đặc biệt này - mà người ta chưa biết rõ bản chất - có thể mang lại năng lượng bóng tối Giả thuyết thật hấp dẫn. Nhất là khi năng lượng bóng tối có mặt khắp nơi trong vũ trụ, cái tạo ra nó vì thế cũng phải có mặt khắp nơi. Đó là trường hợp của chân không. Chỉ các nhà vật lý học đã tính toán toàn bộ năng lượng của chân không trong vũ trụ, để xem nó có đủ để giải thích sự giãn nở của vũ trụ hay không. Và họ phải thú nhận rằng đã gặp rắc rối. Kết quả tính toán cao hơn đến 10120 lần giá trị tính toán của các nhà thiên văn học. Kết luận rất khó thuyết phục: vật lý học dường như đang đứng ở ngõ cụt, ít nhất là trong thời điểm này
  4. Sao Hải Vương – “Cục băng” khổng lồ xa tít tắp Đây cũng là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời được phát hiện thông qua các phương trình toán học. Sẽ chẳng đơn giản nếu bạn muốn tận mắt ngắm nhìn sao Hải Vương. Thiên thể này nằm cách Trái Đất khoảng 4,41 tỉ km và rất mờ, do đó không thể nhìn bằng mắt thường. Phải trang bị một ống nhòm, chọn một đêm tối trời và không có mây, những người yêu thiên văn mới có thể nhìn thấy một đốm sáng nhỏ. Nếu muốn nhìn sắc xanh của hành tinh này, bạn sẽ phải có một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ.
  5. Sao Hải Vương là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất Đường kính tại trong Thái Dương hệ. Tên·nước ngoài·của nó là xích đạo: 49.528 km hay Neptune, vị thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, 3,883 lần Trái Đất vị thần này tương đương với thần Poseidon trong thần Đường kính qua hai cực: thoại Hy Lạp. Cái tên Sao Hải Vương xuất xứ từ tiếng 48.681 km hay 3,829 lần Trung Quốc và cũng có nghĩa là Ngôi sao của vị vua biển Trái Đất cả. Khối lượng: 102,43 X 1024 hay 17,147 lần Sao Hải Vương có cấu tạo chính là các chất khí ở thể Trái Đất Nhiệt độ bề mặt: -218 độ lỏng, đây cũng là đặc điểm chung của các hành tinh cỡ lớn trong Thái Dương hệ. Hành tinh này cũng có một C lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Các nhà thiên văn học vì thế có lúc gọi Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”. Sao Hải Vương có tất cả 13 vệ tinh và một hệ thống các vành đai mờ nhạt. Vì ở cách rất xa Mặt Trời (gấp khoảng 30 lần quãng đường Trái Đất – Mặt Trời) nên Sao Hải Vương cực kỳ lạnh giá. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó là -218 độ C. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn đang tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ và người ta cho rằng đó là nguyên nhân của những trận gió cực mạnh với vận tốc lên tới 2.000km/h. Trên bề mặt Sao Hải Vương cũng có một cơn lốc khổng lồ xảy ra thường xuyên được biết tới với tên gọi Đốm đen lớn. Người ta dự đoán rằng ở Sao Hải Vương cũng có bốn mùa và mỗi mùa kéo dài khoảng 40 năm.
  6. Cấu tạo Sao Hải Vương. 1 - Lớp mây trên tầng cao khí quyển 2 - Khí quyển bao gồm Hidro, Heli và các khí gas 3 – Lớp vỏ cứng tạo thành từ băng của nước và các chất khác 4 – Lõi đá và băng cứng. Các nhà khoa học cho rằng Sao Hải Vương vẫn có thể tỏa nhiệt vì trong quá khứ nó đã từng nuốt chửng cả một hành tinh. Họ đặt giả thuyết rằng trước khi Sao Hải Vương và cả Sao Thiên Vương đều ở gần Mặt Trời hơn nhưng chúng đã dần di chuyển ra xa. Trên quãng đường đó, Sao Hải Vương đã hút một hành tinh lớn gấp Trái Đất khoảng 2 lần và nhiệt lượng hiện tại chính là tàn dư của vụ va chạm đó. Vệ tinh Triton (tên chiếc đinh ba của thần biển cả) cũng bị “bắt cóc” và đổi chủ. So sánh kích thước các hành tinh. Sao Hải Vương ở bên phải hàng trên, Trái Đất ở bên trái hàng dưới. Sao Hải Vương được phát hiện theo cách rất thú vị. Nhà thiên văn nổi tiếng Galilei từng nhìn thấy nó từ thế kỷ 17 trong khi quan sát bầu trời ở khu vực của Sao Mộc. Tuy nhiên ông lại lầm tưởng đây là một ngôi sao và do đó không được công nhận là người tìm ra Sao Hải Vương. Tới đầu thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học nhận ra rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương có một sự sai lệch so với lý thuyết và dự đoán rằng phải có một hành tinh ở phía ngoài ngôi sao này để gây ra sự ảnh hưởng tới con đường di chuyển đó. Tới giữa thế kỷ 19, người ta đã tính toán ra quỹ đạo của hành tinh giả định này và các quan sát thực tế đã tìm thấy Sao Thiên Vương ở đúng vị trí đã định trước trên bầu trời. Tàu vũ trụ duy nhất của con người từng bay qua Sao Hải Vương là tàu Voyager 2.
  7. Nó đã ghi nhận được các luồng gió cực mạnh trên hành tinh này cũng như các mạch nước nóng trên vệ tinh Triton.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2