intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết để rút ngắn thời gian tìm việc

Chia sẻ: Nguyenvan Lam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

111
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần lớn sinh viên mới ra trường đều phải trải qua một thời gian dài tìm việc. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn thời gian này bằng cách nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết để rút ngắn thời gian tìm việc

  1. 1. Bí quyết rút ngắn thời gian tìm việc Phần lớn sinh viên mới ra trường đều phải trải qua m ột th ời gian dài tìm vi ệc. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn thời gian này bằng cách nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dưới đây là 5 điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một ứng viên tiềm năng: 1. Kinh nghiệm thích hợp 23% nhà tuyển dụng nói rằng kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nh ất quyết đ ịnh kh ả năng tìm việc thành công của sinh viên mới ra trường, như kinh nghiệm làm thêm, kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường đại học... Ngoài ra, 63% nhà tuyển dụng cho biết họ coi hoạt động tình nguyện cũng là kinh nghiệm nghề nghiệp. 2. Phù hợp văn hóa công ty Có một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo không có nghĩa là b ạn chắc chắn đạt được công việc. 21% nhà tuyển dụng nói rằng điều họ cần có nhất ở một ứng viên là kh ả năng hòa hợp với đồng nghiệp cũng như công ty. Do đó, hãy thận trọng với câu hỏi "Bạn làm thế nào để có thể hòa nhập với công ty?" trong cuộc phỏng vấn. Hãy nhớ rằng dù trả lời ra sao bạn cũng nên b ộc l ộ b ản ch ất thật của mình. Một cái nhìn trống rỗng, n ụ c ười trừ hay tr ả l ời m ột cách phi th ực t ế sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn. 3. Nền tảng giáo dục 19% nhà tuyển dụng cho biết họ đặt nền tảng giáo dục lên hàng đầu, bao gồm: trường đại học (cao đẳng), chuyên ngành, ngành học phụ và các bằng c ấp khác đạt đ ược. Do đó khi xin việc, bạn cần lưu ý đính kèm cả các khóa học thêm và những khóa h ọc bạn đã hoàn thành nếu chúng có liên quan tới công việc ở công ty. 4. Sự nhiệt tình Cảm xúc trong công việc là yếu tố hàng đầu được 19% nhà tuyển dụng tìm ki ếm ở một ứng viên. Nhân viên tha thiết, nhiệt tình với công việc thường là những người làm Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 1
  2. việc hiệu quả và năng suất. Vì vậy khi được hỏi "Tại sao bạn lại mu ốn làm vi ệc ở công ty này?", câu trả lời nên tập trung vào điểm m ạnh c ủa công ty và nh ững thách thức công việc đem lại thay vì chỉ xoáy vào lương bổng. Ngoài ra, hãy chú ý tới quan điểm của bạn. Thái độ thờ ơ "được thì đ ược, không đ ược thì thôi" cũng khiến nhà tuyển dụng thất vọng. Họ luôn muốn nhận th ấy ở các ứng việc sự hăng hái, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng để cống hiến cho công ty. 5. Sự chuẩn bị 8% nhà tuyển dụng nói rằng những ý tưởng và câu h ỏi b ạn nêu trong cu ộc ph ỏng v ấn có ý nghĩa quan trọng nhất. Do đó, hãy chuẩn bị thật k ỹ lưỡng đ ể thuyết ph ục nhà tuyển dụng rằng bạn thích hợp với vị trí họ đang tuyển, và có thể đóng góp cho sự thành công của công ty ra sao. VŨ HUYỀN (Theo MSN) Theo Tuổi Trẻ 2.Tìm việc có chiến lược 04/11/2009 12:11:00 CH GMT+7 Tìm việc chưa bao giờ là công việc dễ dàng và đơn giản, bởi thế lượng người th ất nghiệp mới đông đến vậy. Để thành công trên chặng đường xin việc, b ạn nên l ập cho mình một chiến lược khoa học và tỉnh táo Trước hết, phát hiện những cơ hội từ các công ty bạn nhắm đến, tìm hiểu k ỹ càng về vị trí tuyển dụng khả thi cũng như nắm được những thông tin c ơ b ản v ề công ty đó. Sau khi đã xác định mục tiêu, hãy chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ với sơ yếu lý lịch, giấy tờ hành chính, văn bằng chứng chỉ có liên quan,… Sao ra càng nhi ều b ản càng t ốt. Hãy xem lại bộ hồ sơ thật kỹ trước khi nộp cho nhà tuyển dụng. Hãy gửi đ ến h ọ hình ảnh đẹp nhất của bạn. Chăm chút đến lá đơn xin việc (hiện nay rất nhi ều nhà tuyển d ụng yêu cầu viết bằng tiếng Anh). Nó chính là thứ làm nên sự khác bi ệt c ủa b ạn v ới những người khác. Hãy dùng những từ chuyên môn trong phần mô t ả công vi ệc. Đ ừng Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 2
  3. bỏ sót những yếu tố không thể thiếu như mục đích nghề nghiệp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm mà công việc đòi hỏi, sự nhiệt thành và cam kết lâu dài Khi đến công ty nộp hồ sơ, nhớ chăm sóc kỹ cho vẻ ngoài của mình: trang phục, đầu tóc, quần áo, tư thế. Nên khôn khéo chọn thời điểm thuận lợi để n ộp h ồ sơ (gần cu ối giờ chiều chẳng hạn, khi đó bộ phận nhận hồ sơ rỗi rãi, và bạn có th ể moi đ ược đôi chút thông tin từ họ thì sao). Nên nhớ, lúc nào cũng n ở m ột n ụ c ười thân thi ện trên môi. Sau khi đã “rải” hồ sơ, bạn nên có m ột danh sách ghi rõ tên công ty, v ị trí tuy ển dụng, ngày tháng nộp hồ sơ, để có kế hoạch “chiến đấu” phù hợp. Vài ngày sau khi nộp hồ sơ, hãy gọi điện đến công ty để tiếp tục nhấn mạnh rằng bạn thật sự rất hứng thú với vị trí mà họ đang tuyển dụng. Những việc khác mà bạn nên làm khi tìm vi ệc Đăng hồ sơ tìm việc lên mạng Internet Khi gửi hồ sơ đi, hãy chắc chắn rằng bạn đã không “nhét” nh ững bi ểu t ượng cảm xúc (mặt cười, mặt mếu,…) vào trong đơn xin việc; không viết tắt; không để câu quá dài;… Hãy tỏ ra thật chuyên nghiệp. Đừng gửi bằng m ột địa ch ỉ mail quá tr ẻ con hoặc dễ gây cười như anh_yeu_em@... hay cobelangthang@... Lưu ý đến các trung tâm môi giới việc làm đáng tin cậy Thu thập thông tin từ nhiều nguồn Chu ẩn b ị cho giai đoạn phỏng vấn Theo Dân Trí 3.Đẩy nhanh quá trình được tuyển dụng Quá trình tuyển dụng trung bình diễn ra trong kho ảng 3 - 8 tuần, tuỳ theo chính sách của từng công ty. Đây quả là thời gian dài đối với những người đang sốt ru ột đ ược đi làm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rút ngắn nó chỉ bằng một vài mẹo nhỏ. 1. Cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ - Hãy cung cấp tất cả những thông tin được yêu cầu. - Nhanh nhạy trong quá trình phỏng vấn, tìm hi ểu nh ững câu h ỏi khó và chu ẩn b ị trước. - Có 3 - 5 người giới thiệu chuyên nghiệp luôn sẵn sàng đ ể chứng th ực n ền t ảng và kinh nghiệm của bạn. - Bất cứ khi nào có thể, hãy thông báo cho sếp, đồng nghiệp hay c ấp d ưới hi ện t ại v ề khả năng làm việc cho công ty mới của bạn. 2. Nhớ rằng thái độ của bạn nói lên tất cả - Luôn luôn thể hiện một thái độ lạc quan, tràn đầy năng lượng trong m ỗi cu ộc ph ỏng vấn. Hãy nhận thức rằng chỉ biểu hiện một chút tiêu c ực hay chán n ản s ẽ khi ến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn. Và tất nhiên, không công ty nào mu ốn tuyển một nhân viên thiếu sức sống và bi quan. Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 3
  4. - Ngay cả khi kết thúc cuộc phỏng vấn, bạn cũng nên th ể hi ện rõ s ự l ạc quan và nhi ệt tình. Đồng thời mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng về những bước tiếp theo: "Tôi rất hứng thú được học hỏi thêm về cơ hội tuyệt vời này. Vậy, tiếp theo tôi sẽ phải làm nh ững gì?". 3. Nghiên cứu kĩ về công ty và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình xin việc vì vi ệc thành công hay thất b ại phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn. Do đó, hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng và nhớ một số điều sau: - Nắm rõ những thông tin và số liệu của công ty. Không có gì ấn t ượng h ơn v ới nhà tuyển dụng là chứng tỏ mình biết về công việc, sản phẩm, mục tiêu, con người, tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu… bên trong tổ chức. - Phân biệt kĩ năng trả lời phỏng vấn và khả năng hoàn thành công vi ệc là hai vấn đ ề hoàn toàn khác nhau và bạn cần có cả hai để nhận được lời đề nghị công việc. - Tập luyện thật nhuần nhuyễn phản ứng của bạn trước những câu hỏi và tình hu ống thường gặp trong cuộc phỏng vấn. - Xem xét toàn diện Website của công ty và tìm đọc những bài báo vi ết về thành công, thất bại hay về nhà lãnh đạo của công ty. - Viết ra các thắc mắc bạn muốn hỏi nhà tuyển dụng. 4. Tiếp tục một "cú bồi" sau cuộc phỏng vấn - Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự quan tâm t ới công vi ệc cũng nh ư công ty. Ngay khi có thể, hãy gửi một bức thư tay hoặc email cá nhân đ ể cám ơn những người đã phỏng vấn bạn. - Tránh viết thư hoặc email một cách hời hợt, qua loa. Hãy dùng nh ững t ừ ng ữ đ ơn giản, súc tích để nói lên sự biết ơn chân thành của bạn. - Cố gắng “cá nhân hoá” bản thân trong cả thư cám ơn, giúp bạn phân biệt và n ổi bật hơn những ứng viên khác. Theo Dân Trí 4.Những điều cần biết khi đi xin việc Bước 1: Xác định được cơ hội việc làm. Bạn có thể tìm địa ch ỉ tuyển trên báo chí, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngày hội vi ệc làm hay trong quan h ệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập Bước 2: Phân tích công việc xem có phù hợp với mình không. Đ ọc k ỹ m ọi chi ti ết v ề vị trí công việc hoặc hỏi người có kinh nghiệm. Cần phải tìm hi ểu về cơ quan tuyển dụng trên niên giám điện thoại hoặc tổng đài 1080, nhưng tốt nhất là catalô của chính họ. Bước 3: Phân tích bản thân mình xem có phù hợp với công việc không. Tìm hi ểu xem kiến thức, sở thích, tính cách, các điểm mạnh yếu, có đáp ứng được công vi ệc không. Phải hết sức khách quan ở khâu này Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 4
  5. Bước 4: Làm hồ sơ xin việc Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các c ơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn b ằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu) Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, n ội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm vi ệc; tình tr ạng hi ện t ại c ủa b ản thân; s ự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi v ới công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ. Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đ ến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho h ọ. Bước 5: Gửi hồ sơ xin việc Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác đ ịa ch ỉ c ủa mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới ch ưa. Ki ểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hộ . Bước 6: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các b ước chuẩn b ị sau : - Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận - Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ) - Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau kh ỏi ph ải tìm. - Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở). - Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước v ới các bạn. - Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nh ẹn. Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời nh ững nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 5
  6. Bước 7: Tham dự phỏng vấn Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được m ời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không tr ả l ời h ấp t ấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thu ẫn. Khi có c ả nhóm ng ười phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình đ ộ, trung th ực, t ự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc Bước 8: Sau phỏng vấn Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hi ện nhi ệt tình và nhắc lại tên mình Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có th ể làm đ ược". (Theo SVVN) 5.Những câu hỏi phỏng vấn mẫu Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả l ời phù h ợp có thể giúp ích cho bạn 1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống c ủa bạn: nh ững năm đ ầu đ ời, h ọc v ấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn. 2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi đi ều gì mà các ứng viên khác không có? Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 6
  7. Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng v ấn, b ạn có th ể ph ản h ồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm l ợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công vi ệc. Tránh các câu tr ả l ời dựa trên các giả định chủ quan của bạn Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô t ả v ề v ị trí ph ỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy! 3. Điểm mạnh của Anh/Chị? Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu c ầu c ủa nhà tuy ển d ụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty. 4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa? Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy c ố gắng ch ọn l ựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc 5. Giới hạn của Anh/Chị? Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì th ế th ỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang c ố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến m ột khoá huấn luyện b ổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn h ảo, tuy nhiên cũng đ ừng nên đề cập một cách quá cụ thể. 6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị? Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin c ụ th ể v ề công việc và mức lương mà công ty trả cho các v ị trí t ương t ư. N ếu tình th ế quá b ắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có l ẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận tr ước khi trả lời câu hỏi này". 7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai? Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào m ột tương lai đầy hứa hẹn của bạn! Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không th ực t ế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 7
  8. 8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty? Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các ngu ồn thông tin nh ư báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn đ ược bi ết nhi ều h ơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đ ổi thông tin sinh động!! 9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này? Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hi ểu về công ty, tôi nh ận th ấy đây s ẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và k ỹ năng đã có đ ược trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát đ ược làm vi ệc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn. 10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt đ ược thành công t ại đây? Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin v ề v ị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà b ạn tin r ằng s ẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến n ội dung và th ời l ượng đ ể chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả 11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị? Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù h ợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có th ể tr ả l ời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể" 12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình? Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển d ụng đang c ố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác đ ịnh chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp. 13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty? Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được đi ều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan tr ọng. B ạn đã bi ết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết ph ục không? (n ếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!) 14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu c ầu c ủa v ị trí này sao? Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công vi ệc vì tình th ế Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 8
  9. bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu tr ả l ời c ủa b ạn ph ải gi ải to ả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ vi ệc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển d ụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần." 15. Phong cách quản lý của Anh/Chị? Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cu ốn m ọi ng ười cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy đ ộng l ực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh ho ạt khi tình hu ống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty đ ể có câu tr ả l ời phù h ợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống 16. Mô tả một tình huống khi Anh/Ch ị gặp khó khăn trong v ấn đ ề qu ản lý và cách giải quyết Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các k ỹ năng gi ải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên 17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm đi ều gì khi tuy ển d ụng nhân viên? "Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù h ợp v ới công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết đ ịnh đi ều b ạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ 18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã t ừng ph ải sa th ải m ột nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết? Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đ ề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân th ủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải" Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược l ại, n ếu b ạn ch ưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là b ạn s ẽ s ử d ụng các nguyên t ắc k ỷ lu ật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty 19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì? Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi th ực hi ện công vi ệc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và qu ản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn m ạnh các yếu t ố quan tr ọng (d ựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty) Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 9
  10. 20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Ch ị ph ải chịu đ ựng áp l ực công vi ệc và hoàn thành đúng thời hạn? Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình hu ống ch ứng t ỏ kh ả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn 21. Hãy trình bày về một tình huống trong công vi ệc khi ến Anh/Ch ị t ức t ối? Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã đ ược s ử d ụng đ ể quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình hu ống công vi ệc gi ống nh ư công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn m ạnh khả năng gi ữ bình tĩnh tr ước áp lực của chính mình. 22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công vi ệc vừa qua mà Anh/Ch ị đã thất bại và nguyên nhân tại sao? Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong m ột số m ục tiêu. Tuy nhiên, n ếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra đi ều này. Ngược lại, n ếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này v ượt quá t ầm ki ểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà b ạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó. 23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc? Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã ti ến hành khắc ph ục hay l ập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người ph ỏng vấn mu ốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi. 24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình? Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi m ột cách thành công t ừ m ột sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghi ệm hữu ích. Hãy nh ấn m ạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi. 25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này? Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đ ấy chính là c ơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, n ền kinh t ế, th ị tr ường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi. 26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại? Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong mu ốn có m ột b ước ti ến xa h ơn Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 10
  11. trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn v ới đ ồng nghiệp hay người chủ cũ. 27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng? Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào m ột số giá trị và kinh nghi ệm riêng c ủa bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế. 28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Ch ị về người ch ủ trước? Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là m ột công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!! 30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao? Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số l ượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực ti ếp ch ỉ huy. 31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong th ời gian g ần đây? Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân ch ịu s ự ảnh h ưởng c ủa bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công vi ệc hay phương th ức qu ản lý c ủa t ổ ch ức. 32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo? Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các k ỹ năng lãnh đạo. 33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình? Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng t ốt. Hãy liên h ệ đ ến các đi ểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành th ật. Nhà tuy ển d ụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!! 34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Ch ị thích nh ất và ghét nh ất? Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những đi ều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích c ực h ơn là k ể l ễ v ề các tiêu cực. 35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua. Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã l ựa ch ọn s ẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi ti ết. N ếu có th ể, c ố Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 11
  12. gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang ph ải đ ối m ặt. 36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công vi ệc mới sau nhi ều tháng? Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó d ưới t ư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm m ột công vi ệc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại c ần nhiều thời gian và suy nghĩ th ận trọng". 37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây? Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đ ề này. Đây th ực ra ch ỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có nh ững người c ấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra đi ều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những đi ểm tích c ực đ ể trình bày. 38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Ch ị, ông ta hay bà ta s ẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị? Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói v ề b ạn. B ạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích c ực. Người ch ủ cũ có l ẽ cũng mu ốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết m ột vài đi ều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta 39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Ch ị s ẽ quy ết đ ịnh n ơi làm vi ệc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn. 40. Theo nhận định riêng của Anh/Ch ị, mức lương thích h ợp c ủa v ị trí này là bao nhiêu? Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được h ỏi m ức l ương c ơ b ản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân viên gi ỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho v ị trí này". N ếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải d ự đoán tr ước về đi ều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn mu ốn đ ược bi ết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương. 41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty s ự thay đ ổi gì? Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không th ể có câu tr ả l ời c ụ th ể n ếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và n ền văn hoá. Thậm chí, Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 12
  13. nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các v ấn đ ề mà b ạn c ảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm v ề công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào. 42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài ki ểm tra tâm lý? "Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng t ỏ b ạn là m ột ứng viên r ất "đáng gờm"). 43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Ch ị đang cân nh ắc đ ến trong th ời gian này? Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công vi ệc c ụ th ể mà bạn đang phỏng vấn. 44. Anh/Chị thường đọc gì? Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến m ột số sách, báo b ạn th ường đ ọc đ ể cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có v ấn đ ề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là m ột hình thức để gi ải trí và th ư giãn tinh th ần. 45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất? Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi v ượt qua các thách th ức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu c ủa công ty. 46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị? Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và v ị trí đang ph ỏng v ấn nếu có thể 47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị? Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Tr ước tiên, nói v ề công vi ệc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 13
  14. 48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và c ấp d ưới? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ đ ể tr ả l ời th ật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đ ề c ập đ ến các nguyên t ắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hi ểu các kỳ v ọng c ủa h ọ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nh ấn m ạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. 49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào? Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cu ộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và ho ạt đ ộng gi ải trí hoàn toàn có th ể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn. 6.CÁC CÂU HỎI KHÔNG THÍCH HỢP VÀ CÁCH TRẢ LỜI 1. Tên gọi ở nhà của Anh/Chị là gì? Đây thực sự là một câu hỏi quá riêng tư. Giải pháp tốt nhất là không trả l ời. B ạn hãy nói với người phỏng vấn là "Tôi cho rằng tên gọi ở nhà không h ề liên quan đ ến kh ả năng làm việc của tôi". 2. Chị có dự định lập gia đình không? Câu hỏi này thể hiện sự phân biệt giới tính, vì thế bạn có thể từ chối không tr ả lời hay nói rằng "Tôi không có kế hoạch nào cả". 3. Anh/Chị tốt nghiệp đại học năm nào? Câu hỏi này vẻ ngoài rất bình thường, nhưng thực chất người ph ỏng vấn dùng nó đ ể tính toán tuổi tác của bạn, vì hầu hết mọi người đ ều h ọc lên đ ại h ọc sau khi t ốt nghiệp cấp III. Hay, nếu trong resume không đề cập đến bằng c ấp, h ọ đang dò xét thông tin này!! Bạn có thể tránh câu trả lời trực tiếp bằng cách tập trung vào thực tế liên quan như Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 14
  15. "Tôi học tiếp lên đại học sau khi tốt nghiệp trung học" hay, nếu bạn không có b ằng cấp "Tôi rất thích khoá học về cơ khí sau khi tốt nghiệp trung học". Sau đó m ỉm c ười và im lặng. Người phỏng vấn lúc này sẽ tự hiểu là bạn không muốn nói thêm đi ều gì nữa. 4. Công ty chúng tôi có rất nhiều hoạt động xã h ội? Anh có muốn cùng bà xã tham gia không? Câu hỏi này chính là con dao 2 lưỡi! Họ đang muốn xác nhận tình tr ạng hôn nhân c ủa bạn - Bạn đã lập gia đình chưa hay thậm chí đã ly dị? N ếu b ạn đã có gia đình, hãy t ỏ ra thoải mái và nói "Vâng, vợ chồng tôi rất thích". Nếu không, hãy trả lời "Th ật thú vị!! Tôi không biết công ty chúng ta có những ho ạt đ ộng nào vậy?". Ng ười ph ỏng v ấn sẽ phải tập trung vào chủ đề mới này, còn bạn vẫn giữ được các thông tin cá nhân. (Thái Hằng - HR Vietnam) 7. 10 điều nên biết khi đi phỏng vấn (Zing) - Bạn băn khoăn không biết chuẩn bị gì cho cuộc ph ỏng v ấn xin vi ệc s ắp tới. Bạn lo lắng không biết nên ăn mặc, ứng xử thế nào cho phù h ợp. Nh ững mách nhỏ sau chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn. 1. Trang phục: Dù rất nhiều công ty không cầu kỳ về trang phục nhưng khi tham d ự phỏng vấn, bạn vẫn cần chú ý đến điều này. Hãy ch ọn những b ộ đ ồ sang tr ọng, l ịch sự trong buổi ra mắt nhà tuyển dụng. Với nam gi ới, đừng bao gi ờ quên đeo cà v ạt, còn chị em phụ nữ thì nên mặc quần bó, áo blu để tạo sự nhã nhặn, lịch sự. 2. Trang sức: Đồ trang sức luôn giúp bạn trông tự tin, ấn tượng hơn. Vì thế, khi đi phỏng vấn, nên chịu khó trang điểm một chút và chọn cho mình trang s ức phù h ợp nh ư nhẫn, vòng tay, vòng cổ... Nếu bạn có hình xăm thì đừng phô ra nhé vì r ất ít nhà tuy ển dụng có ấn tượng tốt với những ứng viên xăm mình. Nếu không xóa bỏ hẳn thì ít nh ất bạn cũng nên tìm mọi cách dấu nó đi, để nhà tuyển dụng không thấy được chúng 3. Tìm hiểu về công ty: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì vi ệc tìm kiếm thông tin về công ty bạn đang apply càng trở nên dễ dàng. Vì th ế, hãy dành th ời gian tìm hiểu chi tiết một chút bởi bất kỳ nhà tuyển d ụng nào cũng mu ốn b ạn có những hiểu biết nhất định về công ty trước khi về đầu quân cho họ. Bỏ qua đi ều này nghĩa là bạn đang để cơ hội tuột khỏi tầm tay và giúp các ứng viên khác ti ến thêm m ột bước trong hành trình đi tìm việc. 4. Nói năng lưu loát: Tốt nhất là bạn nên thực hành với bạn bè hoặc người thân ở nhà trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự của nhà tuyển dụng. Hãy chọn lọc thông tin và trả lời thật lưu loát, ngắn gọn súc tích. Không nên nói quá nhi ều, dài dòng b ởi nó dễ khiến bạn gặp rắc rối vì vô tình để lộ ra những nh ược đi ểm c ủa mình. H ơn n ữa, Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 15
  16. trong lúc trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn tuyệt đối không nên chen ngang ho ặc ngắt lời họ một các thiếu lịch sự, thay vào đó hãy ghi nhớ và trả lời đ ầy đ ủ các câu h ỏi nhà tuyển dụng đặt ra. 5. Chuẩn bị sẵn câu trả lời: Điều này nghe có vẻ vô lý vì ai biết nhà tuyển dụng hỏi những gì để mà chuẩn bị nhưng thực tế, các bạn c ần biết rằng, đa số các nhà tuy ển dụng đều dựa vào những câu hỏi mang tính chuẩn m ực, có sẵn và t ừ đó phát tri ển thành một list các câu hỏi cho riêng mình. Đó là những câu hỏi dạng như “mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì”, “khi còn là m ột đứa tr ẻ b ạn đã mong mu ốn đi ều gì” ho ặc "điều gì khiến bạn nghĩ mình là ứng viên sáng giá cho v ị trí chúng tôi đang tuy ển dụng". Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi ki ểu này. Cũng có m ột s ố nhà tuyển dụng thường chọn câu hỏi mang tính chất tìm hi ểu về bản thân ứng viên, lúc đó hãy trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ về quá trình học tập và kinh nghi ệm làm vi ệc c ủa mình. 6. Giải pháp trì hoãn: Khi có cơ hội thực hành trước với người khác, nên nhờ họ hỏi những câu mang tính trao đổi. Hãy chịu khó thực hành để tr ả l ời th ật l ưu loát các câu hỏi, nó sẽ giúp bạn tránh vấp váp khi vào phỏng vấn. Trong trường h ợp b ạn bí quá, chưa nghĩ ra câu trả lời cho phù hợp, hãy bình tĩnh bằng cách th ở sâu và trì hoãn bằng cách mỉm cười xin phép nhà tuyển dụng một chút thời gian để suy nghĩ tr ước khi đ ưa ra câu trả lời. 7. Thể hiện năng lực bản thân: Hãy điền đầy đủ vào hồ sơ xin việc nhưng khi phỏng vấn, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng mức lương nên để hai bên thương lượng. Bạn nên nói một cách rõ ràng và rành mạch để thể hiện g bạn thực sự là m ột ứng viên hoàn hảo từ ngoại hình đến năng lực. 8. Những điều cần tránh: Đừng bao giờ đưa những thông tin về lương lậu vào CV hay đơn xin việc bạn gửi cho nhà tuyển dụng. Khi vào phỏng vấn, tuyệt đ ối không nhai kẹo ca su hay ăn bất kỳ thứ gì. Nếu thực sự cảm thấy bất an, bạn có th ể nhấp một ngụm nước lễ tân đã mang cho bạn. Ngoài ra, bạn không đ ược chen ngang, ngắt lời khi nhà tuyển dụng đang nói, đừng chọn những chiếc váy quá sắc sỡ, đ ồng bóng hoặc quá hở hang, không nên dùng nước hoa và phải tránh những hành đ ộng khi ếm nhã trong suốt quá trình phỏng vấn. 9. Gửi thư cảm ơn: Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy gửi thư cảm ơn những người có mặt trong cuộc phỏng vấn hôm nay đã giúp cho cuộc ph ỏng vấn di ễn ra t ốt đẹp. 10. Kết quả phỏng vấn: Nếu nhà tuyển dụng feedback lại là bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn, là ứng viên mà công ty lựa chọn thì đó th ực s ự là m ột tin t ốt lành. Tuy nhiên, trong trường hợp thông tin không tốt hay nói cách khác b ạn đã b ị lo ại, dù đang buồn nhưng hãy lắng nghe những gì nhà tuyển dụng phản h ồi đ ể hi ểu t ại sao nh ững ứng viên khác được lựa chọn. Nếu bạn rút ra đ ược nh ững bài h ọc cho mình t ừ l ần phỏng vấn này, chắc chắn bạn sẽ sớm thành công với một công việc như ý. Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 16
  17. Hải Như 8.Vững kỹ năng mềm, không lo thất nghiệp (Zing) - Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các 'k ỹ năng m ềm' nh ư giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế ho ạch... là m ột h ạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu. Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên tr ẻ quá yếu k ỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc dù có b ằng c ấp r ất t ốt. H ọ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng m ềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhi ều sinh viên cũng ch ưa ý th ức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm. Mất cơ hội vì thiếu kỹ năng mềm Giám đốc một công ty tuyển dụng nhân sự cho bi ết: “Tỉ lệ sinh viên ra tr ường khó xin việc làm rất cao vì không có kinh nghiệm làm việc lại thi ếu các k ỹ năng c ần thi ết. Con số này chiếm khoảng hơn 80%. Do đó, cơ hội tìm đựơc công việc thích h ợp, lương cao, môi trườnng làm việc tốt ở các công ty lớn, t ập đoàn n ước ngoài l ại càng xa vời. Ở các công ty, tập đoàn có bề dày hoạt động lâu năm và t ổ ch ức hoàn ch ỉnh, việc một nhân viên thiếu các kỹ năng làm việc như kỹ năng giao ti ếp, làm vi ệc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lập kế ho ạch, k ỹ năng làm chủ bản thân... là một hạn chế khó có thể hòa đổng và tồn tại lâu”. Intel đã từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng chỉ có 40 người có đủ trình độ kiến thức cứng lẫn k ỹ năng m ềm. “Song, đ ể tuyển đựơc 40 sinh viên này cũng không phải dễ vì các em h ầu như không nh ận th ức Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 17
  18. được thế mạnh bản thân, hoặc biết thì không thể hiện được khả năng n ổi tr ội c ủa mình và thường bối rối khi nói về bản thân”, đại diện phòng nhân sự Intel cho bi ết. Chính vì vậy, việc học và đào tạo kỹ năng mềm đang đựơc xem là vấn đ ề c ần đ ựơc đặc biệt chú trọng. Nắm vững kỹ năng mềm, tự tin tiến bước Nhận thấy nhu cầu thật sự cần thiết của kỹ năng xây dựng th ương hi ệu cá nhân, m ột trong những kỹ năng mềm quan trọng, Cộng đồng phát tri ển nghề nghi ệp Motibee.com tiên phong tổ chức chương trình đào tạo kỹ năng m ềm dành cho các thành viên của cộng đồng. Khóa học với những bài trắc nghiệm cùng các chiêu th ức khám phá tâm lý (thảo luận nhóm, trò chơi, thuyết giảng ngắn, đóng vai…) s ẽ giúp bạn định hướng phát triển bản thân một cách đúng đắn, có thói quen suy nghĩ và hành động tích cực, tạo được phong cách riêng cho từng suy nghĩ và hành động của mình. Chủ đề đầu tiên: “Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân” Thời gian: 8h30-16h, chủ nhật 13/12/2009 Địa điểm: Khách sạn Sài Gòn, số 41-47, đường Đông Du, quận 1, TP. HCM Giảng viên: Bùi Quang Vĩnh - Giảng viên khoa Quản tr ị Kinh doanh - ĐH Hutech, Vietnam Marcom, VMI, Viện quản trị doanh nghiệp, Viện Nghiên Cứu Kinh T ế TP. HCM, Cựu CEO của Tập Đoàn Bhatia Brothers, Cố Vấn Chiến Lược PR, Marketing cho Mỹ Phẩm Wella. Phí tham gia: - Đối với thành viên có thẻ Motibee có tiền gửi tài khoản 1 triệu đ ồng tr ở lên đ ược tham gia miễn phí - Đối với thành viên có thẻ Motibee nhưng chưa có tiền gửi trong tài kho ản s ẽ đ ược giảm 70% học phí - chỉ đóng 270.000 đồng/người/ngày. - Đối với thành viên chưa có thẻ Motibee: phí tham gia khóa học 900.000 đồng/người/ngày Các bạn trẻ quan tâm có thể xem thông tin chi tiết tại www.motibee.com PV 9.Tân cử nhân đi tìm việc lương thấp Thay vì săn những công việc lương cao, nhiều tân cử nhân s ẵn sàng t ừ ch ối những vị trí công việc với điều kiện đãi ngộ t ốt đ ể l ựa ch ọn công vi ệc có m ức Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 18
  19. lương thấp hơn, nhưng khối lượng và áp lực công việc ít hơn để dành th ời gian cho những đam mê của bản thân. Đâm đầu vào việc lương thấp Đạt là một nhiếp ảnh gia tự do khá có tiếng ở Hà Nội. Cách đây vài năm, anh t ừng phụ trách mỹ thuật cho một công ty Cổ phần Viễn thông lớn với m ức lương hơn 1000 đôla/tháng. Thế nhưng, khi công việc đang rất thuận lợi và có cơ hội thăng ti ến thì anh đột ngột xin nghỉ việc để… "phượt". Một vài người quen biết anh xầm xì: "Nó hẳn phải để dành được một khoản kha khá thì mới dám "liều" thế". Thùy Minh mới tốt nghiệp Khoa Kinh tế đối ngoại (Trường ĐH Ngo ại th ương HN). Tuy nhiên, nhờ thành tích học tập xuất sắc, ngay từ khi còn đang h ọc năm cu ối, Minh đã nhận được không ít lời mời về làm việc cho những công ty tiếng tăm như: Unilever, Hòa Phát… với mức lương khởi điểm 400 đôla/tháng, và cứ 3 tháng m ột lại đ ược xét lên lương. Thế nhưng, Minh lại rất dửng dưng. Đến khi tốt nghiệp, Minh đầu quân cho Samsung, với mức lương thấp hơn hẳn. Lý do là: " Mình thích đi du lịch, nhưng với lịch làm việc căng như ở mấy công ty kia thì dù có tiền mình cũng chẳng có th ời gian mà đi. Làm ở đây tuy lương có thấp hơn, nhưng bù lại mình có thời gian cho sở thích du l ịch ấy". Thế là thay vì hằng tuần phải mang thêm việc về nhà làm vào ngày cu ối tu ần vì deadline sát sao như bạn bè mình, Minh dành thời gian 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật để "dịch chuyển". Thùy Hương (khoa tiếng Trung, Trường ĐH Hà Nội) cũng là m ột người theo quan điểm "sống chậm lại và tận hưởng nhiều hơn". Tuy mới tốt nghi ệp, nh ưng nh ờ những kinh nghiệm part-time và thành tích làm việc từ khi còn là sinh viên, Hương cũng nhận được khá nhiều lời mời làm phiên dịch viên cho các công ty Trung Qu ốc và Đài Loan. Họ sẵn sàng trả cho Hương lương "cứng" vài trăm đôla/tháng, chưa kể ti ền thưởng. Thậm chí, nếu làm tốt còn được thưởng bằng những chuyến du l ịch sang những nước có đặt trụ sở của công ty để học hỏi thêm. Nh ưng bù l ại, công vi ệc r ất căng, hầu như không có ngày nghỉ, sẵn sàng làm vi ệc b ất c ứ khi nào có yêu c ầu. Hương từ chối hết. Hương bảo: "Hồi học đại học, mình rất muốn đi học belly dance, n ấu ăn… nh ưng vì lịch học và làm thêm kín mít nên chẳng có lúc nào đi được. Bây gi ờ mình mu ốn ngh ỉ ngơi một thời gian, đi học, đi làm những điều mình thích. Ki ếm nhi ều ti ền nh ưng lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi, đến nỗi về đến nhà chẳng còn s ức đi ch ơi thì cũng chán". Giải mã xu hướng "lạ" Cách đây vài năm, sinh viên ra trường đa phần quan niệm rằng "kinh nghi ệm phải được tích lũy qua quá trình làm việc". Vì thế nhiều người chỉ quan tâm tới các kỹ năng, Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 19
  20. kinh nghiệm trong môi trường công sở mà bỏ qua vi ệc tích lũy "kinh nghi ệm s ống". Giờ đây, cách nhìn nhận đã thay đổi. Tiến Thành, tân cử nhân trường ĐH Thương mại cho rằng: "Khi m ới đi làm, chấp nhận lương thấp một tí nhưng bù lại có nhiều thời gian đ ể tr ải nghi ệm, đi nhi ều n ơi và nhìn cuộc sống thật gần chứ không phải chỉ là qua sách vở, thì sau này sẽ hỗ trợ cho công việc rất nhiều và đương nhiên, cơ hội thăng tiến cũng sẽ cao hơn". Thành bảo đó là "chấp nhận lùi một bước để tiến vài ba bước". Vậy nên công việc của Thành hiện nay là "làm kế toán cho một công ty Nhà n ước, lương không quá cao nhưng bù lại khoảng thời gian cuối tuần được "free" hoàn toàn". Thời gian rỗi rãi, Thành tranh thủ đi hết các địa danh trong n ước và dành th ời gian ôn thi kiếm học bổng thạc sĩ ở nước ngoài để lại tiếp tục được đi và khám phá. Nhiều bạn đang làm những công việc có khối lượng công vi ệc và áp l ực cao nh ư k ế toán, kiểm toán… cũng từ chối nhận thêm việc về nhà làm hay làm vào ngày ngh ỉ dù mức lương được trả sẽ cao hơn hẳn bình thường. Louis, một anh bạn người Anh của tôi chia sẻ: "Ở phương Tây, quan niệm thời gian là đường thẳng, đã qua thì không bao giờ có thể lấy lại nên chúng tôi luôn c ố gắng sống trọn vẹn với những gì mình muốn, mình thích. Còn người ph ương Đông, quan ni ệm thời gian là đường tròn, nên không thực hiện những vi ệc mình mu ốn, mình thích lúc này thì có thể "để dành" vào thời điểm khác. Có thể, các bạn trẻ ở Vi ệt Nam bây gi ờ cũng bắt đầu quan niệm về thời gian theo cách của chúng tôi, nên h ọ c ố gắng đ ể t ận hưởng cuộc sống của họ nhiều hơn". Louis cũng cho biết, vài người bạn Việt Nam c ủa c ậu ở tr ường Qu ốc t ế cũng theo quan điểm này. "Họ từ chối làm thêm việc cuối tuần với mức lương cao gấp đôi đ ể dành thời gian ấy cho những sở thích cá nhân". Ở Mỹ có hẳn "văn hóa gap-year". Tức là sau khi học hết phổ thông, thay vì học đại học luôn thì những bạn này lại đi làm, tham gia các ho ạt động ngo ại khóa, du l ịch… t ừ 1 - 2 năm rồi sau đó mới trở về học đại học. Đây là kho ảng thời gian để họ "khám phá bản thân" - tìm hiểu xem thế mạnh của mình là gì, n ếu học ti ếp thì sẽ hợp v ới ngành gì… Còn ở Việt Nam, cứ tốt nghiệp PTTH là sẽ thi luôn vào đại học, và ti ếp t ục h ọc cho đến khi ra trường, đi làm. Còn có một điều thú vị là dường như số lượng các bạn n ữ ủng hộ xu h ướng này nhiều hơn các bạn nam. Thu Quỳnh đã tốt nghiệp Học viện Ngo ại giao giải thích: "Phụ nữ dù năng động đến mấy thì khi đã kết hôn cũng ph ải dành th ời gian cho vi ệc nội trợ và chăm sóc gia đình. Khi đó, chắc chắn sẽ không còn nhi ều th ời gian dành cho bản thân như khi còn trẻ. Do đó, có thể các bạn nữ có tâm lý tranh th ủ khi còn t ự do và rảnh rang thì dành nhiều thời gian cho những đam mê của bản thân". Theo điều tra của phóng viên, thì những bạn trẻ theo xu hướng này có m ột đ ặc đi ểm chung là "rất năng động, có nhiều kinh nghiệm part-time từ khi còn là sinh viên". Do Văn Lam_Cẩm nang tốt nghiệp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2