Bí quyết lựa chọn nhà tư vấn tài chính tài ba
lượt xem 25
download
Tài chính luôn là một trong những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của công ty. Những ông chủ doanh nghiệp thành đạt luôn có ý thức tìm kiếm các giải pháp tài chính tốt nhất. Đến với các nhà tư vấn chuyên nghiệp là giải pháp khôn ngoan, bởi họ có thể giúp bạn vạch ra những mục tiêu tài chính và chỉ ra các bước đi cần thiết để đạt được chúng. Nhà tư vấn tài chính sẽ giúp bạn từ việc xây dựng các quy định về trợ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bí quyết lựa chọn nhà tư vấn tài chính tài ba
- Bí quyết lựa chọn nhà tư vấn tài chính
- Tài chính luôn là một trong những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của công ty. Những ông chủ doanh nghiệp thành đạt luôn có ý thức tìm kiếm các giải pháp tài chính tốt nhất. Đến với các nhà tư vấn chuyên nghiệp là giải pháp khôn ngoan, bởi họ có thể giúp bạn vạch ra những mục tiêu tài chính và chỉ ra các bước đi cần thiết để đạt được chúng. Nhà tư vấn tài chính sẽ giúp bạn từ việc xây dựng các quy định về trợ cấp, lương thưởng cho nhân viên, phát triển các chiến lược quản lý tài chính đến việc phân tích những biến động đang xảy ra trên thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của bạn. Trong quá trình làm việc với nhà tư vấn, bạn còn có cơ hội học hỏi thêm kiến thức, và nhận được nhiều lời khuyên về các loại hình đầu tư ít rủi ro mà lại hiệu quả. Nếu bạn đang có trong tay 2, 3 kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn còn phân vân không biết nên chọn kế hoạch nào, nhà tư vấn tài chính sẽ giúp bạn phân tích điểm mạnh, yếu, lợi nhuận và rủi ro của các kế hoạch này. Từ đó, căn cứ vào tình hình tài chính của bạn và những biến động trên thị trường, họ sẽ hướng dẫn bạn quyết định đầu tư duy nhất vào một loại hình, hay chia sẻ vốn vào các lĩnh vực khác nhau, hoặc đừng vội mạo hiểm…
- Tuy nhiên, có hàng trăm chuyên gia tài chính trên th ị trường - những người luôn sẵn sàng đứng ra giúp bạn quản lý tiền bạc và các khoản đầu tư. Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm đúng người tin tưởng? Khi bạn phải lên kế hoạch tài chính, đây lại chính là bước đi đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Dưới đây là 8 yếu tố quan trọng mà bạn sẽ cần phải điều tra để tìm được một nhà tư vấn tài chính thích hợp nhất cho công ty: 1. Những lời giới thiệu & tiến cử Trước hết, để tìm được nhanh chóng một nhà tư vấn đáng tin cậy, bạn hãy hỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp xem họ có đề xuất nào không - sau đó kiểm tra kỹ lưỡng những lời giới thiệu. Một nguồn khác là hỏi luật sư hay kiểm toán viên của công ty. Những chuyên gia này thường làm việc với các nhà tư vấn tài chính vì thế có thể đưa ra những lời khuyên tốt. Những lời giới thiệu và tiến cử của mọi người có thể giúp bạn hiểu được ứng viên mạnh về mặt nào, cũng như phong cách làm việc và mức độ thoả mãn khách hàng của họ. 2. Phẩm chất & năng lực Hiện nay ngành tài chính có rất nhiều loại bằng cấp và chức danh khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu điều gì đảm bảo chất lượng cho hoạt động tư
- vấn tài chính. Hơn nữa, nếu tìm được ai đó đã có ít nhất 5 năm tư vấn cho các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh với bạn là rất quan trọng. Đây có thể xem như giá trị hàng đầu đảm bảo cho công việc của họ được tiến hành một cách tốt đẹp trong tương lai. Tìm hiểu cẩn thận về kiến thức của họ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi phải trả các khoản lương hàng tháng có thể không nhỏ chút nào. 3. Kinh nghiệm & mong muốn Trong cuộc gặp mặt đầu tiên với nhà tư vấn tài chính, hãy hỏi họ đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc, số lượng cũng như loại hình các công ty và chủ doanh nghiệp mà nhà tư vấn tài chính đó đã từng cùng làm việc. Bạn cũng cần đề nghị ứng viên miêu tả vắn tắt kinh nghiệm làm việc của họ. Một nhà tư vấn tài chính tin cậy sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết. Đồng thời, bạn hãy hỏi họ thích làm việc trong lĩnh vực nào nhất và với công ty có quy mô như thế nào.Hiển nhiên, nếu công ty của bạn nằm trong lĩnh vực mà nhà tư vấn mong muốn thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Bạn nên yêu cầu nhà tư vấn đưa ra các văn bản ngắn gọn về những việc họ sẽ làm cho công ty của bạn. Trên tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn nên quản
- lý những văn bản này để đảm bảo công việc họ làm xứng đáng với đồng tiền mà bạn trả cho họ. 4/ Những dịch vụ cung cấp Thứ nhất, bạn hãy kiểm tra xem nhà tư vấn tài chính có quyền được cung cấp các dịnh vụ tư vấn tài chính hay không? Tức là họ có giấy phép hành nghề hoặc tuân thủ một quy trình đăng ký nào đó theo đúng quy định pháp luật quốc gia và địa phương hay không. Thứ hai, không phải tất cả các nhà tư vấn tài chính đều cung cấp các dịch vụ như nhau. Thông thường, các dịch vụ họ đưa ra phụ thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực thực tế. Hãy xem xét những dịch vụ mà họ cung cấp xem có phù hợp với yêu cầu của bạn hay không. 5/ Phương cách tiếp cận Một số nhà tư vấn tài chính sẽ xây dựng một kế hoạch tài chính bằng việc đánh giá tất cả các mục tiêu tài chính của bạn, trong khi một số người khác lại có xu hướng cụ thể hơn. Bạn cần cảm thấy thoải mái với phương cách tiếp cận và làm việc của nhà tư vấn tài chính mà bạn sẽ tuyển dụng. Bạn cũng phải xác định xem liệu có phải chính nhà tư vấn tài chính mà bạn
- thuê sẽ thực thi các kế hoạch tài chính mà họ đã xây dựng, hay một ai đó khác cùng làm với họ sẽ thực hiện công việc này. 6/ Các thành viên tập thể Hãy xác định liệu công ty của bạn cần duy nhất một nhà tư vấn, hay một tập thể các nhà tư vấn cùng làm việc? Nếu nhà tư vấn tài chính sẽ phải làm việc với nhiều chuyên gia có chuyên môn khác, chẳng hạn luật sư, kỹ sư,... bạn sẽ phải kiểm tra cả những kiến thức phụ về những mặt này của nhà tư vấn tài chính. 7/ Chỉ phí cho các khoản tiền thanh toán và dịch vụ Mức chi phí sẽ phụ thuộc vào những nhu cầu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, nhà tư vấn tài chính nên cung cấp cho bạn ước lượng các khoản chi phí dự kiến dựa trên số lượng công việc cần hoàn thành. Bạn hãy hỏi xem các khoản phí được xác định dựa trên giờ làm việc của nhà tư vấn, dựa trên công việc tổng thể hay tỷ lệ phần trăm họ sẽ nhận đ ược theo dự án như một khoản hoa hồng. Nhà tư vấn tài chính nên thể hiện cụ thể bằng văn bản các khoản chi phí bạn phải trả để có được dịch vụ họ cung cấp. 8/ Quản lý & Kỷ luật công
- Có một vài cơ quan của chính phủ, các tổ chức chuyên nghiệp hay hiệp hội nhà nghề, chẳng hạn hiệp hội Các nhà tư vấn tài chính quốc gia, cục Tài chính doanh nghiệp của chính phủ,... đóng vai trò là cơ quan quản lý, kiểm soát và ghi nhận hoạt động của các nhà tư vấn tài chính. Vì vậy, bạn hãy liên hệ với các cơ quan, tổ chức này và để họ giúp bạn kiểm tra về những nhà tư vấn tài chính mà bạn định tuyển dụng. Và cuối cùng, bạn đừng cắt đứt quan hệ sau khi công việc của nhà tư vấn tài chính đã hoàn tất. Hãy thường xuyên gặp gỡ và liên lạc để thông báo cho họ biết hoạt động kinh doanh của bạn đang tiến triển như thế nào. Nếu nhà tư vấn tài chính đó không sẵn lòng dành thời gian cho bạn, thì họ không phải là người bạn cần tìm đến trong tương lai. Thông thường, nhà tư vấn tài chính cần có trách nhiệm với công việc của bạn và quan hệ giữa bạn và họ là mối quan hệ đối tác. Họ cần dành thời gian lắng nghe và hiểu mục tiêu, mong ước của bạn. Sau đó, căn cứ trên tình hình tài chính và những thông tin từ bạn, họ sẽ phác thảo ra những chiến lược phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bạn chắc hẳn muốn họ trở thành một thành viên trong tập thể và quan tâm tới công ty của bạn, chứ không phải là người chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để nhận được hợp đồng tiếp theo.
- Nếu bạn “sở hữu” trong tay một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, có tâm huyết với khách hàng, tức là bạn đã có một nền tảng tốt để bắt tay vào công việc kinh doanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc (Phần 1)
5 p | 331 | 122
-
Cẩm nang khởi sự kinh doanh - Phần 5: Bảo hiểm và nhân viên
6 p | 170 | 66
-
Cẩm nang khởi sự kinh doanh - Phần 3: Các nhà tư vấn và hỗ trợ tài chính
7 p | 174 | 55
-
Thiết kế kênh Marketing
6 p | 145 | 54
-
Quản lý Doanh nghiệp: CHƯƠNG 6 QUẢN TRỊ CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP
29 p | 177 | 50
-
Các sai lầm thường mắc phải khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet
5 p | 191 | 41
-
Lên kế hoạch cho chương trình nhượng quyền
9 p | 167 | 40
-
Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào?
12 p | 177 | 39
-
Thượng đế: Khách hàng hay nhà quản lý?
4 p | 153 | 36
-
10 sai lầm lớn nhất khi lựa chọn một tên miền
5 p | 152 | 31
-
Thương hiệu mạnh - bắt đầu từ đâu?
8 p | 137 | 29
-
7 bí quyết để có được quyền kinh doanh bán lẻ
6 p | 134 | 28
-
Chọn "ngôi sao" hay "cái đuôi dài"?
7 p | 88 | 16
-
Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư
8 p | 145 | 13
-
Khởi nghiệp trong 12 tuần - tuần 6
5 p | 86 | 9
-
Bí quyết lựa chọn nhà tư vấn tài chính Tài chính
9 p | 82 | 7
-
Phát triển một chương trình nhượng quyền phù hợp
10 p | 61 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn