intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết thành công cho tạp chí ngày nay? “

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

108
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“…Chính cố Tổng bí thư Trường Chinh năm 1945 trong Hồi ký “Thép mới” nêu rằng: Nếu như năm 1917 có “Nam Phong tạp chí” thì chúng ta phải phấn đấu năm 1945 có “Cờ Giải Phóng” (sau này là tờ “Sự thật”).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết thành công cho tạp chí ngày nay? “

  1. Bí quyết thành công cho tạp chí ngày nay? “…Chính cố Tổng bí thư Trường Chinh năm 1945 trong Hồi ký “Thép mới” nêu rằng: Nếu như năm 1917 có “Nam Phong tạp chí” thì chúng ta phải phấn đấu năm 1945 có “Cờ Giải Phóng” (sau này là tờ “Sự thật”). Và Trường Chinh có hàm ý coi đó như là dấu mốc của lịch sử báo chí. Hay như Bác Hồ khi ở Quảng Châu những năm 1926-1925 cũng tâm sự với các học viên: tôi không đọc liên tục được tờ Nam Phong tạp chí đâu. Cho dù ông chủ bút (Phạm Quỳnh) về mặt tư tưởng có phức tạp, nhưng cũng phải thừa nhận họ rất giỏi và tờ báo giống như một tờ bách khoa…”
  2. Nam Phong tạp chí GS Đỗ Quang Hưng (ĐQH): Trong những tờ báo ra đời trước năm 1945, thì có lẽ “Đông Dương tạp chí” và “Nam Phong tạp chí” là hai tờ báo gây nhiều tranh luận nhất. Về cơ bản, hai tạp chí đó tuy không hẳn là cơ quan ngôn luận chính thống của chính quyền thực dân Pháp, nhưng những chủ nhiệm của tờ báo đều là người Pháp và mang tư tưởng của chính quyền Pháp. Điều đáng
  3. nói ở đây, nếu gạt bỏ những xung khắc về chính trị, thì không thể phủ nhận cái vạch nét rõ ràng của một dạng tạp chí nghiên cứu khoa học có đẳng cấp. Đúng hơn, nó được ví như bộ “bách khoa toàn thư về tri thức” đối với người Việt Nam thời bấy giờ. Ở một góc độ nào đấy, nó còn thúc đẩy niềm tự hào về văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa cổ truyền trong lòng tri thức Việt. Song cùng là những tinh hoa tri thức thế giới được rót vào Việt Nam, góp phần hình thành và bổ sung quan niệm về mỹ học, tư tưởng, học thuật chưa từng có trong tư duy á Đông. Vậy hai người chủ bút của hai tạp chí đó, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh có công hay có tội? Các ông là người theo thực dân hay yêu nước? Hãy khoan quy chụp và võ đoán. Dù sao, hai nhân vật trên cũng là một trong những nhà báo Việt Nam đầu tiên, mà tài năng của họ hàng chục năm qua không mấy người sánh được.
  4. Với một sự phân tích rạch ròi, Phạm Quỳnh, chủ bút tờ sâu sắc, với một cái nhìn Nam Phong tạp chí. - Ảnh: nhiều dự phóng tương lai, Huế Phạm Quỳnh đã là một trong những người đầu tiên cổ vũ và xây dựng nền quốc ngữ. Nam Phong dần dần chỉ còn là tạp chí quốc ngữ. Chữ quốc ngữ với sự giản tiện của nó đã làm báo chí phát triển, phổ cập hóa rất nhanh tư tưởng và tri thức. Rõ ràng đó là một công cụ hữu hiệu. Tuy nhiên, Phạm Quỳnh vẫn chủ trương phải học chữ Hán, phải tận dụng những chữ Hán trong tiếng Việt, nhất là các thuật ngữ, để làm phong phú tiếng Việt. Như vậy, tư tưởng chính của Phạm Quỳnh là muốn xây
  5. dựng một nền văn hóa Việt Nam không giống Tàu cũng không giống Tây, tuy có tiếp thu tinh hoa cả hai. Và, nếu nhìn đường dây tư tưởng của ông: quốc học -> quốc văn - > quốc ngữ, thì sẽ thấy ông không lấy quá khứ, mà tương lai làm chuẩn. Bởi vậy, nó mới chỉ là định hướng, một định hướng chiến lược, mà phải biết bao công sức nữa thì mới định hình. Phạm Quỳnh và các đồng chí của ông trong Nam Phong đã đi đầu trong việc xây đắp hình hài này. (Theo Đỗ Lai Thuý, Tia sáng) PV: Nam Phong tạp chí tạp chí và Đông Dương tạp chí của hai chủ bút là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh xưa rất đặc trưng với những bài luận (bút chiến) đáo để, sắc sảo cùng những bài luận triết học. Ở một góc độ đó, hai tờ này đã thành công trong việc phổ cập hóa và sinh động hóa triết học – những tư duy tinh
  6. túy thượng tầng đến với những người tri thức mới khao khát hiểu biết. Từ đó đến nay cũng ngót một thế kỷ rồi. Sự biến động vĩ đại của lịch sử đẩy báo chí sang một trang mới. Nhưng những gì kinh điển vẫn mãi là kinh điển. Có điều, những tờ báo khảo cứu hiện nay chưa thể vượt qua nổi dấu ấn của thế hệ tri thức xưa… ĐQH: Đúng là “Đông Dương tạp chí” của Nguyễn Văn Vĩnh và tiếp nối theo là “Nam Phong tạp chí” của Phạm Quỳnh được số đông học giả đánh giá là thành công. Thậm chí có những học giả trước năm 1975 ở miền Nam nói: báo chí ở Việt Nam đến khi có Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí mới đến tuổi trưởng thành. Cũng nên nhắc lại, chính cố Tổng bí thư Trường Chinh năm 1945 trong Hồi ký “Thép mới” nêu rằng: Nếu như năm 1917 có “Nam Phong tạp chí” thì chúng ta phải phấn đấu năm 1945 có
  7. “Cờ Giải Phóng” (sau này là tờ “Sự thật”). Và Trường Chinh có hàm ý coi đó như là dấu mốc của lịch sử báo chí. Hay như Bác Hồ khi ở Quảng Châu những năm 1926-1925 cũng tâm sự với các học viên: tôi không đọc liên tục được tờ Nam Phong tạp chí đâu. Cho dù ông chủ bút (Phạm Quỳnh) về mặt tư tưởng có phức tạp, nhưng cũng phải thừa nhận họ rất giỏi và tờ báo giống như một tờ bách khoa. Thành công của hai nhóm báo này, nhất là tờ “Nam Phong tạp chí” đúng là một dạng báo chuyên biệt. Nó vừa phổ cập, nhưng lại vừa nâng cao. Nó có thể là một cửa ngõ để cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, mà vẫn mang tính cập nhật. Tôi còn nhớ nhà triết học, nhà văn Henri - Louis Bergson khi mới nổi tiếng trên thế giới (cha đẻ của thuyết “Trực giác” có ảnh hưởng lớn tới văn học và triết học phương Tây), ông đã được giới thiệu trên “Nam Phong tạp chí”.
  8. Đấy là chưa kể những bài dịch đăng hàng kỳ về tư tưởng của Montesquieu hay Voltaire, những nhà triết gia và tư tưởng lỗi lạc của thế kỷ XVII và XVIII. PV: Một tư duy phương Đông hàng nghìn năm cùng với tư tưởng Khổng giáo khắt khe, không muốn thay đổi và khó hòa nhập với thời thế lại dễ dàng đón nhận những triết thuyết từ phương Tây xa xôi. Tại sao hai tờ báo trên lại làm được việc như vậy và ý nghĩa có nó là thế nào, thưa giáo sư? ĐQH: Theo tôi, lúc đó hai nhóm báo trên đã đánh đúng vào cái khao khát hiểu biết. Và hiểu biết bằng cách đó là thuận tiện nhất, đỡ tốn tiền nhất. Mua được tờ báo bằng tiếng Việt, ai thích đọc phụ bản bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Hán cũng có. Từ tờ báo biết được kiến thức của nhân loại, thậm chí là cập nhật. Nếu đối chiếu kinh nghiệm này, thì báo chí của Việt Nam hiện nay quả thật chưa thể có những tờ như thế. Nó có nhiều lẽ. Chắc là những
  9. người làm báo cũng không đến nỗi quay lưng với quá khứ hay không biết những kinh nghiệm quý báu đó, nhưng đúng là rất khó làm. Một là, cuộc cách mạng về thông tin tràn ngập kèm theo những phương tiện ngoài báo viết như báo nói, báo hình, báo mạng, chưa kể các loại ấn phẩm, sách vở khác cạnh tranh rất lớn. Hai là, để có được tờ báo như “Nam Phong tạp chí” và “"Đông Dương tạp chí”, đòi hỏi ban biên tập không những có tâm huyết mà phải có trình độ, sắc nét. Trong tình hình cơ chế báo chí hiện nay, những nhóm báo như thế khó tụ lại được. Tôi vẫn hy vọng, đến một lúc nào đó báo chí không phát triển thêm nữa về mặt số lượng, nhưng nó sẽ cô lại. Và ít nhất có những tờ tạp chí được khen ngợi như trong quá khứ ở miền Bắc chúng ta đã từng có. Ví dụ như tạp chí “Văn học” trước kia đã
  10. từng có vị trí thực sự trong trái tim của người đọc, hay tạp chí Văn Sử Địa, hoặc giai đoạn trước là tạp chí Triết học, Học tập, Cộng sản. Chắc sẽ đến lúc phải có những tờ như thế. Hiện nay trong Khối khoa học xã hội và nhân văn có khoảng 24, 25 tờ tạp chí nghiên cứu khoa học. Nhưng chính vì nó “choãi” ra như thế nên lực mình yếu. Những tờ đó thành ra bị chìm nổi trong lòng bạn đọc. PV: Theo tôi, có thể giải thích thế này: Có lẽ văn hóa đọc cũng như nhu cầu của đa số độc giả đương đại hời hợt, dễ dãi. Họ không muốn suy nghĩ nhiều, mà chỉ muốn giải trí bằng những sự kiện giật gân, những câu chuyện hậu trường. Họ hờ hững trước những vấn đề tư tưởng, văn hóa, hay những vấn đề kích thích sự lao động của trí não. Khó có một tờ báo dành cho những bạn đọc thực sự ham hiểu biết. Những tờ báo mà không chỉ đơn thuần là
  11. “báo”, mà còn là bệ đỡ tinh thần và đưa họ đến những câu trả lời về chính con người họ. ĐQH: Đúng là hiện nay áp lực về văn hóa đọc, trong đó có áp lực với tạp chí và báo chí là có thật, ở Việt Nam cũng như nhiều nước. Nhưng, cũng phải tin một điều: Cũng chưa ai nói văn hóa đọc sẽ chết. Thậm chí số đông còn nhìn ngược lại. Nó vẫn sống, miễn là nó chung sống thích hợp với thời đại. Quay trở lại câu chuyện tạp chí, nếu nói cạn cùng kỳ lý thì cũng có những tờ hay đấy chứ! Có những tờ ra không đều lắm nhưng rất trung thành với tư tưởng vừa phổ cập vừa nâng cao, như tờ tạp chí “Nghiên cứu Huế” của nhóm nghiên cứu trong đó. Tạp chí dày tới hơn 200 trang, bài nào ra bài nấy. Tôi rất hy vọng vào tờ tạp chí này.
  12. Hay một vài tờ khác, chưa lớn lắm nhưng bắt đầu được người đọc chú ý như tờ Hồn Việt của Mai Quốc Liên. Dù chưa cạnh tranh được với thị trường nhưng đứng về mặt nào đó, họ là những người có tâm huyết. Quả thật những dấu hiệu này chưa nhiều lắm, nhưng hy vọng trong thời gian sắp tới, những tờ chuyên biệt như trên sẽ xuất hiện nhiều hơn. “Đông Dương tạp chí” là tờ báo Nguyễn Văn Vĩnh, tiếng Việt đầu tiên xuất bản ở Hà chủ bút tờ Đông Nội. Chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh, Dương tạp chí. nhà tân học, nhà văn, nhà báo Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ban đầu, tờ “Đông Dương tạp chí” được coi như một phụ bản của báo “Lục tỉnh tân văn” xuất
  13. bản ở Sài Gòn. Nhưng về sau, mức độ nổi tiếng và ảnh hưởng của tạp chí này còn vươn xa hơn cả tờ báo chính của nó. “Đông Dương tạp chí” ra số 1 ngày 15.5.1913 ở Hà Nội. Trong hai năm đầu tiên, chủ yếu tạp chí đăng những bài bình luận chính trị phản động và những tin tức chính trị xuyên tạc sự thật. Đến năm 1915, tạp chí đã dần chuyển sang xu hướng “trung hòa”, tập trung vào học thuật, văn chương, lịch sử, phong tục, cổ văn, cổ học, dịch thuật. Nhóm trợ bút đều là những người rất giỏi. Phan Kế Bính khảo cứu văn học, văn hóa, phong tục và danh nhân đất nước. Trần Trọng Kim phụ trách mảng tân học cùng Phạm Duy Tốn; Tản Đà chiếm riêng một mục trong tân học; Nguyễn Văn Vĩnh dịch một số tác phẩm xuất sắc của Pháp như thơ ngụ ngôn Lafontaine, kịch của Molière, tiểu
  14. thuyết của Balzac. Năm 1913, lần đầu tiên bài thơ ngụ ngôn của La.J.De Lafontaine "Con Kiến và con Ve sầu" được đăng trên tạp chí, sau được đông đảo bạn đọc yêu thích. PV: Chúng ta đang xem xét trên khía cạnh tích cực của hai tờ “Nam Phong tạp chí” và “Đông Dương tạp chí”. Nhưng về mặt chính trị, sự ra đời của nó có mục đích rất cụ thể từ phía chính quyền thực dân Pháp. Năm 1915, Thống sứ Bắc kỳ Le Gallen có đệ trình lên phủ toàn quyền một bản báo cáo rất chi tiết về mục tiêu và phương pháp xuất bản báo chí trong “Tủ sách truyền bá”. Đại thể là: Phải tổ chức một cuộc tuyên truyền có phương pháp thấm sâu vào tất cả các tầng lớp xã hội An Nam, bằng cách lập một tờ tạp chí định kỳ bằng tiếng bản xứ có lãnh đạo và kiểm soát chặt chẽ.
  15. Nhưng không thể nghĩ rằng tạp chí này có thể do chính phủ trực tiếp thành lập và quản lý vì nhãn hiệu có tính chất công khai sẽ làm cho dư luận dân chúng ngờ vực. Thư viện truyền bá bao gồm các phần văn chương, khoa học và giáo dục trong các tạp chí định kỳ sẽ là chiếc xe phi thường chở tư tưởng Pháp vào xứ này. Rõ ràng, ngay cả việc bỏ tiền cho nghiên cứu văn hóa bản địa cũng mang mục đích chính trị. Nếu đưa ra trên bàn cân cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của hai tạp chí trên, giáo sư nghiêng về phía bên nào? ĐQH: Hiện nay có một số ý kiến “thoát ly lịch sử”, tức là lúc chê thì chê hết, lúc khen thì cái gì cũng khen. Thực ra để khẳng định tuyệt đối không đơn giản. Giống như nhận định chủ bút Phạm Quỳnh là người thân thực dân hay yêu nước. Cách nào cũng khó.
  16. Nói đến nội dung “Nam Phong tạp chí”, chính tôi cũng vừa khen ngợi, tạm gọi là hết lời về những thành tựu văn hóa. Còn xét về mặt tư tưởng, thì cũng nên nhớ rằng tờ báo đó “ăn tiền” của Phủ toàn quyền Đông Dương, do L.Macty chánh mật thám Đông Dương làm chủ nhiệm. Cho nên việc nó phụ thuộc vào chính trị thuộc địa là có thực. Nhiều người nhận xét “Nam Phong tạp chí” là tờ báo tư nhân đầu tiên chống cộng sản khi chủ nghĩa Mác – Lenin còn chưa xâm nhập vào Việt Nam. Nam Phong có bài đả kích Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản… vào năm 1917-1918. PV: Có lẽ chúng ta cũng nên thử đặt vào vị trí của Phạm Quỳnh. ông chỉ là người chủ bút ăn lương của thực dân Pháp. Cho dù là người yêu nước vẫn không thể thoát khỏi những luật lệ và tư tưởng từ trên áp xuống.
  17. ĐQH: Đúng vậy. Chính vì thế nên chúng ta nên có cái nhìn biện chứng. Và nếu ai đó nói ông Phạm Quỳnh không có tình tự dân tộc thì tôi cũng không tin. Chủ thuyết của Phạm Quỳnh về tính hiện đại của dân tộc Việt Nam có thể không phù hợp với chủ thuyết của Cách mạng. Cách đi “Từ đồng đẳng mới tiến đến bình đẳng” của Phạm Quỳnh cũng chưa hẳn là sai với Việt Nam. Quay trở lại, cũng không vì thế mà phủ nhận tình cảm văn hóa cũng như tài năng của người chủ bút này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2